K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 4 2024

Các trò chơi dân gian:

- Rồng rắn lên mây

- Ô ăn quan

- Mèo đuổi chuột

- Trốn tìm

- Kéo co

- Bịt mắt bắt dê

- Dung dăng dung dẻ

- Chi chi chành chành

1Em đã học những thể loại truyện dân gian nào trong chương trình Ngữ văn 6 tập 12Hãy tìm hiểu qua sách báo( hoặc hỏi cha mẹ anh chị) xem quê hương (thôn xã huyện thị tỉnh thành phố) nơi mình đang sống có thể có loại truyện dân gian đã học ở trên không Nếu có hãy ghi lại và nắm chắc nội dung của một vài chuyện để thể hiện rõ màu sắc địa phương nhất3 những truyện dân gian của quê...
Đọc tiếp

1Em đã học những thể loại truyện dân gian nào trong chương trình Ngữ văn 6 tập 1

2Hãy tìm hiểu qua sách báo( hoặc hỏi cha mẹ anh chị) xem quê hương (thôn xã huyện thị tỉnh thành phố) nơi mình đang sống có thể có loại truyện dân gian đã học ở trên không Nếu có hãy ghi lại và nắm chắc nội dung của một vài chuyện để thể hiện rõ màu sắc địa phương nhất

3 những truyện dân gian của quê hương em có gì giống và có gì khác với truyện dân gian đã học trong sách Ngữ Văn 6 tập 1

4ngoài các câu chuyện dân gian quê hương em còn có các sinh hoạt văn hóa dân gian( chọi gà ,chọi trâu, chơi đu ,đấu vật, hội thi bánh giầy ,hội quận hội hát quan họ nào độc đáo nhất)

5tập kể lại một truyện dân gian Hay giới thiệu một trò chơi dân gian địa phương mà em thích

0
27 tháng 1 2022

tk

Các ngày lễ luôn luôn được các trường học tổ chức. Và những ngày lễ luôn gắn với hoạt động vui chơi bổ ích. Và với riêng em, em không thể nào quên được lần chúng em tham gia vào trò chơi kéo co trong ngày Quân đội nhân dân Việt Nam.

Biết được trò chơi kéo co được tổ chức, chúng em ai ai cũng hào hứng. Là một thành viên trong đội kéo co, sự bồi hồi trong em lúc này lớn hơn cả. Chúng em ai nấy không thể tập trung nổi vào buổi mít tinh với các tiết mục văn nghệ mà chỉ ngóng trông trò chơi kéo co sau đó. Gương mặt ai nấy háo hức, ai nấy ồn ã với nhau bàn về chiến thuật trò chơi. Lớp 8A chúng em hôm nay đoàn kết lắm vì các đối thủ đều đáng gờm vô cùng.

Sau lời cô hiệu phó, thì chúng em ùa ra sân vận động của trường. Lớp em túm nhau đi vì sợ lạc. Khối tám là khối ra quân đầu tiên. Đối thủ của chúng em chính là lớp 8B và sau đó là sự đấu tranh gay gắt với các khối lớp khác để giành phần thắng. Em và đồng đội tham gia trận kéo co vói tinh thần thi đấu hết mình. Hai lớp cùng kéo một sợi dây với số lượng thành viên là 10 người cho một đội chơi. Vạch đích được kẻ ra và đội nào vượt qua đích sẽ là đội thua cuộc. Sẽ có ba hiệp đấu để phân thắng bại giữa hai đội. Chúng em cởi tất, cởi giày, vén áo, người khoogn biết còn tưởng chúng em tham gia chiến trường. Lớp nào lớp nấy căng thẳng. Mười đứa chúng em bước vào giữ dây. Sau ba hồi còi của trọng tài, hai lớp bắt đầu vận dụng hết công lực để chiến đấu. Chiếc dây vô cùng chăc nên đã khiến tay chúng em bị rát, bị đau. Nhưng lúc này đây, đau đớn không là gì trước sự cổ vũ hết mình của mọi người xung quanh cùng ý chí quyết tâm. Ồ, bạn lớp bên đã vượt vạch đích. Chúng em đã chiến thắng hiệp đầu.

Hiệp đấu thứ hai càng  cam go hơn vì đội lớp 8B rơi vào thế bí. Hai lớp đổi sân, và cổ động viên cũng đổi sân theo sát từng bước chân của cả hai đội. Nhưng lần này thì có chút khó khăn hơn khi đội còn lại mang theo niềm quyết tâm. Và dường như đuối sức do ván trước nên chúng em rệu rã hơn và lớp 8 B chiến thắng. 

Trận đấu cuối cùng chính alf sự quyết định căng thẳng của hai độ chơi. Và chúng em đã lấy lại tinh thần. Chúng em quyết tâm đến cùng. Và quả thực, chưa bao giờ em nghĩ thi đấu có thể căng thẳng đến như vậy. Đột nhiên, em cảm thấy dây của chúng em yếu đi. Và như một lẽ tự nhiên, tất cả chúng em bị lê về sân đối thủ. Lớp em đã thất bại trong sự thở dài tiếc nuối của cổ động viên. Nhưng điều em ấn tượng hơn cả là không ai giữ thái độ bức xúc. Thua nhưng chúng em đã cố gắng hết mình và cùng nhau làm nên chiến thắng, em vô cùng tự hào và hạnh phúc vì điều đó.

Trò chơi kéo co đòi hỏi hơn ở một kĩ thuật là tinh thần và ý chí quyết tâm. Dù là thất bại hay chiến thắng thì chúng ta cũng học được nhiều điều với vô vàn bài học ý nghĩa từ một trò chơi dân gian quen thuộc. 

9 tháng 5 2019

Các bạn ơi mau lên mình đang cần gấp mai nộp rồi. Ai làm mk cho một lik 😅😅😅😅😅😅

9 tháng 5 2019

Giải Nhất đã thuộc về lớp 3A. Xin chúc mừng các em! Mời lớp trưởng của lớp 3A đại diện lên nhận phần thưởng". Giọng nói của cô Tổng phụ trách vang lên, em tự tin đi lên sân khấu trong tiếng vỗ tay của các bạn trong toàn khối, Lớp em đã giành giải Nhất trong cuộc thi kéo co chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 vừa qua, Đó là một kỉ niệm mà em và các bạn sẽ không bao giờ quên.

Trong các hoạt động được tổ chức chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 thì kéo co là trò chơi được các bọn học sinh toàn trường đón xem nhiều nhất. Dưới sự cổ vũ nhiệt tình của các khán giả, đội thi đấu của lớp em đã lọt vào vòng chung kết, Vòng cuói, chúng em phải đọ sức với một đối thủ đáng gờm là lớp 3C - bạn nào trong đội đó cũng cao lớn và khỏe mạnh.

Trong khi các thầy cô chuẩn bị cho trận đấu thì các bọn học sinh cả hai đội đều thực hiện các động tác khởi động tay và chân để lúc vào kéo không bị trượt chân hoặc mất thăng bàng. Trước đó, cả hai đội đều được thầy, cô giáo tư vấn về chiến thuật thi đấu sao cho hiệu quả nhất.

Mỗi đội theo quy định sẽ có mười người - năm nam, năm nữ tham gia kéo. Nhà trường đỗ chuẩn bị một sợi dây thừng to, dài và chắc chắn. Ở giữa sợi dây có buộc một chiếc khăn màu đỏ để đánh dấu điểm ngăn cách. Khi sợi dây đỏ đó bị kéơ qua vạch vôi phía bên nào trước thì bên đó sẽ giành chiến thắng.

Khi cuộc chơi sắp bắt đâu, mỗi đội đứng vào hàng theo những vị trí đã được sắp xếp. Đôi chân của các bọn ghì chặt lấy mặt đất, hai tay bám chặt sợi dây thừng. Khoảng cách đứng giữa các bọn cũng cân phải xác định rõ, tránh việc đứng quá thưa hay quá dày, như thế mãi tạo được độ bền cũng như phân phối được lực một cách đều nhất.

Tiếng còi của trọng tài vang lên. Trận đấu thực sự bắt đầu! Vận động viên của hai bên giữ chột lấy sợi dây thừng, chân cứ miết chặt xuống mặt đất. Hai bên giằng co sợi dây, lúc thì chiếc khăn đỏ nghiêng về lớp 3A, nhưng chỉ khoảng năm giây sau, lớp 3C lại kéo được nó sang phía mình, tình thế căng thẳng khiến khán giở mấy phen... "đứng hình". Các bạn bên đội 3C cao to hơn bên lớp em một chút, nhưng các bạn lớp em lại rất dai sức, không chịu bỏ cuộc mặc dù chiếc khăn đỏ cứ nhích dần nhích dần từng tí một về phía lớp 3C. 

"Cố lên! Cố lên!" - tiếng cổ vũ của các khán giả bên ngoài đã tiếp thêm sức mạnh cho các bạn. Tiếng reo hò xen lân tiếng vỗ tay đã khiến cho không khí cả sân trường trở nên khí thế, sôi động và thú vị hơn. Tình thế được lật ngược khi các bạn 3A lớp em bất ngờ phản công và túm chặt sợi dây thừng hon nữa rồi ra sức kéo. Hai bên vẫn cứ giằng co nhau, gương mặt ai nấy cũng đỏ bừng, thở hổn hển. Chiếc khăn đỏ được kéo dân dân vượt qua vạch vôi quy định về phía lớp của chúng em.

Và chúng em đã chiến thắng. Các thầy cô, cổ động viên hò reo cổ vũ chúc mừng. Các thành viên trong đội thì ôm nhau hạnh phúc và xúc động vì có một màn lội ngược dòng ngoạn mục. Các bạn khác trong lớp cũng chạy vào bắt tay chúc mừng. Lớp em cũng không quên chúc mừng các bạn lớp 3C vì các bạn ấy đã thi đấu hết mình.

Đi lên sân khấu nhận thưởng mà những hình ảnh và không khí của buổi kéo co hôm ấy cứ như một cuốn phim quay chậm trong đầu em. Em sẽ nhớ mãi kỉ niệm đẹp đẽ này!

16 tháng 1 2024

Việt Nam là một vùng quê của những truyền thống lịch sử, truyền thống văn hóa. Trong suốt quá trình phát triển của một nghìn năm lịch sử, trong đời sống sinh hoạt lâu đời của người dân, không chỉ những phong tục tập quán, những bản sắc văn hóa mang dấu ấn của Việt Nam được hình thành mà những trò chơi dân gian cũng vô cùng phong phú và độc đáo, những trò chơi này cũng góp phần thể hiện được những nét đẹp về văn hóa cũng như những nét đẹp về tinh thần, tâm hồn của con người Việt Nam. Một trong những trò chơi dân gian tiêu biểu mà ta có thể kể đến, đó chính là trò chơi thả diều.

   Thả diều là một trò chơi dân gian độc đáo của con người Việt Nam, trò chơi này được hình thành trong quá trình sinh hoạt và lao động của người Việt Nam. Xuất hiện từ rất sớm và trò chơi độc đáo này vẫn được duy trì và phát triển cho đến tận ngày hôm nay. Khi xưa, cùng với nhịp độ của cuộc sống sinh hoạt thường ngày, ông cha ta không chỉ lo lao động, làm ăn sinh sống mà còn rất chú trọng đến đời sống tinh thần của mình, mà cụ thể nhất có thể kể đến, đó chính là sự sáng tạo các trò chơi dân gian, một trong số đó là thả diều. Đây là cách thức giải trí độc đáo của ông cha ta sau mỗi giờ lao động đầy mệt mỏi, là cách lấy lại sức lực sau những lo toan của cuộc sống, của áp lực cơm – áo – gạo – tiền.

   Thả diều là trò chơi mà trong đó người chơi sẽ dựa vào sức gió của tự nhiên, đưa những cánh diều bay lên cao, sự kết nối của người chơi đối với con diều là thông qua một sợi dây dù đủ dài để đưa con diều bay lên tận trời xanh. Sợi dây sẽ giúp con người điều khiển con diều của mình bay đến độ cao nào hay bay đến nơi nào mình mong muốn. Khi thu diều lại thì người chơi cũng cuộn từ từ sợi dây dù này lại, con diều sẽ gần mặt đất hơn, và cuối cùng sẽ hạ cánh để được người chơi xếp lại, mang về nhà. Nguyên lí sử dụng của các con diều này là dựa vào sức gió. Vì vậy mà hôm nào trời không có gió thì không thể chơi thả diều.

   Nhưng nếu trời có gió nhưng người chơi không có kĩ năng thả, không biết cách đưa con diều bay ngược chiều gió để lên không trung thì con diều cũng không bay được như mong muốn của chúng ta. Về cấu tạo của chiếc diều thì bao gồm phần khung diều, thường thì những phần khung diều này sẽ được làm bằng tre hoặc bằng gỗ, đây là phần chống đỡ cho con diều, giúp con diều có những hình dáng nhất định và có thể bay lên. Những chiếc tre hay gỗ dùng để làm khung diều này phải thật mảnh, dẻo dai bởi nếu quá nặng, to thì sẽ làm cho con diều trở nên nặng nề, từ đó khó có thể bay lên, hoặc bay được nhưng cũng không cao. Còn nếu như phần khung này có mềm, không có độ dẻo dai thì khi có gió lớn thì con diều sẽ bị gió thổi làm cho gãy khung.

   Bộ phận thứ hai của diều đó là phần nguyên liệu phụ để trang trí cho con diều cũng là bộ phận giúp con diều có thể đón được gió và bay lên cao. Thông thường, phần áo diều này thường được làm bằng giấy báo, vải mỏng hoặc có thể bằng ni lông. Ngày nay, sự phát triển của đời sống tinh thần đã đòi hỏi tính thẩm mĩ cao hơn, do đó mà những con diều được trang trí với những màu sắc vô cùng bắt mắt, hình dáng con thuyền cũng được chế tạo thành nhiều kiểu khác nhau, có thể là diều hình con chim, con bươm bướm, chim phượng hoàng... Bộ phận không thể thiếu đó chính là dây dù. Dây dù buộc vào con diều để những người chơi có thể điều khiển con diều, nâng lên hay hạ xuống theo ý thích của mình, dây dù có thể làm bằng những sợi dây gai mỏng nhưng có độ bền cao, độ dài của dây này cũng từ tám đến mười mét.

   Những con diều thường được mang đi thả vào những buổi chiều có gió, nhưng gió này chỉ vừa đủ để diều bay lên, không quá lớn, bởi nếu vậy con diều sẽ bị gió thổi cuốn đi mất. Thời điểm người ta đi thả diều đông nhất, đó chính là tầm chiều tà, vì lúc này thời tiết sẽ rất mát mẻ, lại có gió. Đặc biệt ở những vùng nông thôn, cứ buổi chiều đến là mọi người sẽ tụ tập nhau lại đến một khu đất trống, hút gió để cùng nhau thả diều. Hình ảnh những cậu bé chăn trâu thổi sáo, thả diều có lẽ đã quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Sự sáng tạo của con người là không có giới hạn, cùng là con diều dùng để thả nhưng người ta có thể tạo cho nó rất nhiều màu sắc, hình dáng, thậm chí những con diều này còn phát ra những âm thanh du dương, êm ái. Con diều này được người ta gọi là diều sáo, theo đó thì những chiếc sáo nhỏ được thiết kế đặc biệt sẽ gắn lên thân của mỗi con diều. Để khi diều bay lên cao, có gió thì những con diều này sẽ tự động phát ra tiếng sáo.

   Trò chơi thả diều là một trò chơi dân gian đã có từ rất lâu đời, người ta có thể chơi thả diều vào những lúc rảnh rỗi, giúp giải tỏa những căng thẳng sau những giờ làm việc mệt mỏi. Đặc biệt, ngày nay diều vẫn thu hút đông đảo sự yêu thích của rất nhiều người, hàng năm vẫn có rất nhiều các hội thi thả diều lớn được tổ chức, được rất nhiều người lựa chọn, tham gia.

a. Read Vy's blog post. What does she mostly talk about?(Đọc vài đăng blog của Vy. Cô ấy chủ yếu nói về điều gì?)1. popular activities in her hometown (các hoạt động phổ biến ở quê hương cô ấy)2. her family's favorite folk games(trò chơi dân gian yêu thích của gia đình cô ấy)Visiting Family in My HometownMar 29, 2022Vy NguyễnHi, everyone! Sorry didn't post anything last week I couldn't use my computer because wasn't at home.I visited my...
Đọc tiếp

a. Read Vy's blog post. What does she mostly talk about?(Đọc vài đăng blog của Vy. Cô ấy chủ yếu nói về điều gì?)

1. popular activities in her hometown (các hoạt động phổ biến ở quê hương cô ấy)

2. her family's favorite folk games(trò chơi dân gian yêu thích của gia đình cô ấy)

Visiting Family in My Hometown

Mar 29, 2022

Vy Nguyễn

Hi, everyone! Sorry didn't post anything last week I couldn't use my computer because wasn't at home.

I visited my family in my hometown. It's a small village in the country, about 200 kilometers from Ho Chi Minh City. My hometown is very different from the city. It's smaller, and it's much more traditional.

Here, the kids never play computer games, and they rarely watch TV. They prefer to play outdoors. They play sports and folk games. The girls love to jump rope and pick flowers. The boys love to play tug of war and soccer. I often play with the kids here, but I don't like to run around during the day because the weather is usually so sunny and hot.

I prefer to play chess because it's more relaxing than some folk games. My uncle and I sometimes sit down and play it under a tree.

What are your favorite activities?

1
15 tháng 1 2024

Visiting Family in My Hometown

Mar 29, 2022

Vy Nguyễn

Hi, everyone! Sorry didn't post anything last week I couldn't use my computer because wasn't at home.

I visited my family in my hometown. It's a small village in the country, about 200 kilometers from Ho Chi Minh City. My hometown is very different from the city. It's smaller, and it's much more traditional.

Here, the kids never play computer games, and they rarely watch TV. They prefer to play outdoors. They play sports and folk games. The girls love to jump rope and pick flowers. The boys love to play tug of war and soccer. I often play with the kids here, but I don't like to run around during the day because the weather is usually so sunny and hot.

I prefer to play chess because it's more relaxing than some folk games. My uncle and I sometimes sit down and play it under a tree.

What are your favorite activities? 

*Dịch:

Thăm Gia Đình Ở Quê Hương

Ngày 29 tháng 3 năm 2022

Vy Nguyễn

Chào mọi người! Rất tiếc vì tuần trước không đăng bất cứ điều gì, tôi không thể sử dụng máy tính vì không ở nhà.

Tôi đã thăm gia đình ở quê hương. Đó là một ngôi làng nhỏ ở nông thôn, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 200 km. Quê hương của tôi rất khác biệt so với thành phố. Nó nhỏ hơn và truyền thống hơn nhiều.

Ở đây, trẻ con không bao giờ chơi trò chơi máy tính và họ hiếm khi xem TV. Họ thích chơi ngoài trời. Chúng chơi thể thao và những trò chơi dân gian. Các cô gái thích nhảy dây và hái hoa. Các chàng trai thích chơi kéo co và bóng đá. Tôi thường xuyên chơi cùng các em nhỏ ở đây, nhưng tôi không thích chạy quanh vào ban ngày vì thời tiết thường nắng nóng.

Tôi thích chơi cờ vì nó thư giãn hơn so với một số trò chơi dân gian. Bà tôi và tôi đôi khi ngồi xuống và chơi nó dưới gốc cây.

Các hoạt động yêu thích của bạn là gì?

 

Bài 1:Hãy tìm hiểu xem quê hương mình có các thể loại truyện dân gian đã học trong chương trình ngữ văn 6 không,nếu có  thì hãy ghi chép lại  và nắm chắc nội dung của 1 vài truyện thể hiện rõ màu sắc địa phương nhấtThứ tựCác thể loạiTên truyện dân gian mà em biết1Truyền thuyết.................2Cổ tích..................3Ngụ ngôn...................4Truyện cười...................Bài 2:Những...
Đọc tiếp

Bài 1:Hãy tìm hiểu xem quê hương mình có các thể loại truyện dân gian đã học trong chương trình ngữ văn 6 không,nếu có  thì hãy ghi chép lại  và nắm chắc nội dung của 1 vài truyện thể hiện rõ màu sắc địa phương nhất

Thứ tựCác thể loạiTên truyện dân gian mà em biết
1Truyền thuyết.................
2Cổ tích..................
3Ngụ ngôn...................
4Truyện cười...................

Bài 2:Những truyện dân gian ở quê hương em có gìt ậkhác và giống với truyện trong sách ngữ văn 6 

Truyện dân gian ở quê hương emTruyện dân gian học trong sách Ngữ văn 6Khác nhauGiống nhau
............................................................................................................................................................
..................................................................................... .................
......................................................................................... .................
.......................................................................................................
 ....................................................................
....................................................................................................................................
..................................   
..................................   
..................................   

Bài 3:

Ngoài các truyện dân gian,quê hương em còn có những trò chơi giai thoại hoặc các sinh hoạt văn hóa dân gian[chọi gà,chọi trâu,đấu vạt,hội hát quan họ,........]nào độc đáo

Tên trò chơi,giai thoại hoặc các sinh hoạt văn hóa dân gian [5 trò]Ghi tóm tắt 5 giai thoại hoặc trò chơi đọc đáo nhất
...........................................................................................................................................................................................

 

2
23 tháng 12 2018

^-^ SO EASY

2 tháng 1 2019

 câu hỏi có đầu tư

27 tháng 11 2023

\(\rightarrow\) Em đồng ý với các ý kiến \(a,b,d\) vì các ý kiến trên thể hiện tình yêu quê hương, dân tộc của con người Việt Nam.

\(\rightarrow\) Em không đồng ý với ý kiến \(c\) vì ý kiến trên chưa thể hiện được tình yêu đối với trò chơi dân gian ở Việt Nam. 

9 tháng 5 2023

Em đang cầp gấp giúp em với ạ!

24 tháng 4 2018

- Tham gia quyên góp, ủng hộ khi xã (Phường) phát động phong trào “Giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong xã

- Nhiệt tình tham gia hoạt động hè do xã (Phường) phát động

- Yêu hòa bình là biết tôn trọng nền văn hóa của các dân tộc, quốc gia khác

- Việt Nam là một nước thành viên của Liên hợp quốc