Bạn nào thể hiện cảm xúc tích cực, bạn nào thể hiện cảm xúc tiêu cực?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Tranh 1: Bạn nữ trong tranh thể hiện cảm xúc vui mừng khi thấy mẹ vừa đi chợ mới về. Đây là cảm xúc tích cực
- Tranh 2: Bạn nam trong tranh thể hiện cảm xúc sợ hãi khi thấy con sâu. Đây là cảm xúc tiêu cực
- Tranh 3: Bạn nam trong tranh thể hiện cảm xúc tức giận khi bị bạn nữ đẩy. Đây là cảm xúc tiêu cực
- Tranh 4: Bạn nam trong tranh thể hiện cảm xúc ngạc nhiên khi thấy một bức tranh đẹp. Đây là cảm xúc tích cực
- Tranh 5: Bạn nữ trong tranh thể hiện cảm xúc lo lắng, sợ mình sẽ không hát được. Đây là cảm xúc tiêu cực
- Tranh 6: Bạn nam trong tranh thể hiện cảm xúc xấu hổ khi bị bạn nữ trêu trên mặt dính mực. Đây là cảm xúc tiêu cực
- Những cảm xúc mà em biết: lo lắng, sợ hãi, buồn, vui vẻ, tức giận,...
Hình 1:
Bạn nam cảm thấy buồn bã vì bị ốm, không thể ra ngoài chơi như các bạn khác.
Hình 2:
Người em thấy sợ hãi vì làm rách bài của chị, còn người chị thì thấy tức giận
Hình 3:
Cốm rất vui và hạnh phúc khi được các bạn chúc mừng sinh nhật.
Hình 4:
Tin lo sợ khi sút hụt bóng.
Hình 5:
Bạn nữ thấy vui sướng và bất ngờ vì bức tranh của bạn được giải nhất
* Cảm xúc tích cực là cảm xúc của các bạn trong hình 3, 5.
Cảm xúc tiêu cực là cảm xúc của các bạn trong hình 1, 2, 4.
Thưa thầy/cô và các bạn, em xin chia sẻ về một lần em đã có cảm xúc tiêu cực.
Hôm đó vào cuối tuần, bố mẹ hứa cho em đi công viên chơi. Nhưng do hôm đó bố mẹ có công việc đột xuất nên đã lỡ hẹn với em.
- Khi đó, em đã rất tức giận, khóc ầm lên và bỏ lên phòng.
- Nếu gặp lại tình huống như vậy, em sẽ bình tĩnh hơn, hít thở thật sâu, nắm chặt tay, uống một cốc nước lạnh để kiềm chế cảm xúc tiêu cực đó. Suy nghĩ tích cực hơn và suy nghĩ cho công việc của bố mẹ.
- Những cảm xúc tích cực như vui vẻ, sung sướng, hân hoan, bất ngờ, hạnh phúc,… sẽ khiến bản thân mình và mọi người xung quanh cũng vui vẻ theo, lan tỏa niềm vui, niềm hạnh phúc đến mọi người.
- Ngược lại, những cảm xúc tiêu cực như tức giận, buồn bã, âu sầu, lo lắng. sợ hãi, bồn chồn,… sẽ khiến bản thân mình và mọi người xung quanh cũng buồn lo theo.
- Cử chỉ: nhảy lên, tay ôm lấy ngực, hành động thể hiện sự vui mừng, ngân nga một bài hát, ...
- Nét mặt: tươi vui, hạnh phúc, bất ngờ, miệng cười tươi, ...
- Lời nói: Tuyệt!, Thật tuyệt!, rất vui, rất thích, Thật hạnh phúc!.
- Viết ra những lời chứa đầy cảm xúc hạnh phúc, yêu thương, thích thú, bất ngờ, phấn khởi
1. Học sinh thực hiện trò chơi thể hiện các cảm xúc khác nhau trên khuân mặt: Vui, buồn, ngạc nhiên, tức giận.
2. Chúng ta có thể biểu lộ được các cảm xúc khác nhau trên khuôn mặt là nhờ bộ xương và hệ cơ.
- Trong cả đoạn trích, tác giả đã bày tỏ sư mỉa mai, châm biếm đối với từng hân vật trong từng lời thoại.
- Ai cũng là có khuyết điểm, mưu tính, bày kế và có tham vọng.
Hình 1:
Bạn nữ đang thể hiện cảm xúc tích cực.
Biểu hiện: nở nụ cười tươi, nét mặt vui mừng.
Hình 2:
Bạn nam đang thể hiện cảm xúc tiêu cực.
Biểu hiện: nét mặt buồn, lời nói bộc lộ cảm xúc và nguyên nhân: “Hình như chẳng ai yêu mình cả”.
Hình 3:
Bạn nam đang thể hiện cảm xúc tiêu cực.
Biểu hiện: nét mặt thể hiện sự tức giận, cau mày, tay nắm nắm đấm cùng lời nói: “Hừ! Lại thua rồi!”.
Hình 4:
Bạn nam đang thể hiện cảm xúc tích cực.
Biểu hiện: nụ cười tươi, nét mặt vui vẻ, ngân nga lời bài hát.