nêu tiềm năng tài nguyên du lịch biển nước ta như thế nào ? lấy ví dụ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tuy chưa xếp vào biển có mức độ ô nhiễm nghiêm trọng, nhưng cũng được cảnh báo là có nguy cơ ô nhiễm cao trong tương lai, vì công nghiệp đang phát triển mạnh ở các vùng duyên hải, cộng thêm hoạt động thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí trong khu vực ngày càng gia tăng, trong khi nơi đây lại là khu vực thường xuyên xảy ra những thiên tai nguy hiểm trên biển.
Theo đánh giá của Viện Khoa học và Tài nguyên Môi trường biển-Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam: Từ năm 1989 đến nay, vùng biển Việt Nam có khoảng 100 vụ tràn dầu do tai nạn tàu, các vụ tai nạn này đều đổ ra biển từ vài chục đến hàng trăm tấn dầu. Những vụ tràn dầu thường xảy ra vào tháng 3 và tháng 4 hàng năm ở Miền Trung; từ tháng 5 đến tháng 6 ở Miền Bắc.
Thống kê cho thấy, giai đoạn từ năm 1992-2008, lượng dầu tràn trên biển Việt Nam xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể như những vụ tràn dầu với lượng từ 7-700 tấn thường tập trung chủ yếu do tàu mắc cạn. Còn các vụ tràn dầu với số lượng lớn hơn 700 tấn chủ yếu là do quá trình vận chuyển dầu và va chạm tàu trên biển.
Sự cố tràn dầu gây ô nhiễm môi trường biển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hệ sinh thái. Đặc biệt là hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ biển, vùng triều bãi cát, đầm phá và các rạn san hô. Ô nhiễm dầu làm giảm khả năng sức chống đỡ, tính linh hoạt và khả năng khôi phục của các hệ sinh thái. Hàm lượng dầu trong nước tăng cao, các màng dầu làm giảm khả năng trao đổi ôxy giữa không khí và nước, làm giảm oxy trong nước, làm cán cân điều hòa oxy trong hệ sinh thái bị đảo lộn.
Ngoài ra, dầu tràn chứa độc tố làm tổn thương hệ sinh thái, có thể gây suy vong hệ sinh thái. Bởi dầu chứa nhiều thành phần khác nhau, làm biến đổi, phá hủy cấu trúc tế bào sinh vật, có khi gây chết cả quần thể. Dầu thấm vào cát, bùn ở ven biển có thể ảnh hưởng trong một thời gian rất dài. Đã có nhiều trường hợp các loài sinh vật chết hàng loạt do tác động của sự cố tràn dầu.
Điều đáng báo động nữa là dầu lan trên biển và dạt vào bờ trong thời gian dài không được thu gom sẽ làm suy giảm lượng cá thể sinh vật, gây thiệt hại cho ngành khai thác và nuôi trồng thủy, hải sản. Dầu gây ô nhiễm môi trường nước làm cá chết hàng loạt do thiếu ôxy hòa tan. Dầu bám vào đất, kè đá, các bờ đảo làm mất mỹ quan, gây mùi khó chịu đẫn đến doanh thu của ngành du lịch cũng bị thiệt hại nặng nề. Nạn tràn dầu còn làm ảnh hưởng đến hoạt động của các cảng cá, cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu biển. Do dầu trôi nổi làm hỏng máy móc, thiết bị khai thác tài nguyên và vận chuyển đường thủy.
Qua khảo sát tại cảng cá Lạch Bạng, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, nơi thường xuyên là chỗ neo đậu của hàng nghìn tàu cá từ nhiều vùng, miền khác nhau. Tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở đây do cặn dầu của những con tàu “vô tư” xả ra đen đặc một vùng rộng lớn.
Nếu như 10 năm về trước vùng cửa biển này là nơi có hệ sinh thái rừng ngập mặn rất phong phú, thì bây giờ hầu như toàn bộ diện tích rừng ngập mặn do bị nhiễm dầu đang chết dần chết mòn, dẫn đến động, thực vật nước lợ hầu như tuyệt chủng. Nơi đây cũng liên tục xảy ra sự cố ô nhiễm dầu làm hàng trăm ha nuôi trồng thủy sản bị mất trắng, nên nhiều hộ buộc phải bỏ nghề.
Do đó, sự cố môi trường tràn dầu có thể xem là một trong những dạng sự cố gây ra tổn thất kinh tế lớn nhất, trong các loại sự cố môi trường do con người gây ra. Hiện việc xác định vị trí dầu tràn và khắc phục sự cố này ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, cả về cơ sở pháp luật và các trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật chuyên dụng để khắc phục ô nhiễm tràn dầu.
Việt Nam là một quốc gia có đường bờ biển dài, với hơn 3.260 km và hơn 3.000 đảo lớn nhỏ. Do đó, nước ta có tiềm năng tài nguyên và ngành du lịch biển đảo rất lớn.
Tài nguyên biển đảo của Việt Nam bao gồm các loại tài nguyên như cá, tôm, hải sản, dầu khí, khoáng sản, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, v.v. Ngoài ra, Việt Nam còn có nhiều địa danh du lịch biển đẹp như Hạ Long, Phú Quốc, Nha Trang, Đà Nẵng, v.v.
Ngành du lịch biển đảo của Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, đóng góp rất lớn vào nền kinh tế của đất nước. Theo thống kê, năm 2019, Việt Nam đã đón hơn 18 triệu lượt khách du lịch quốc tế, trong đó có rất nhiều khách du lịch đến từ các nước có nền kinh tế phát triển như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, v.v.
Tuy nhiên, ngành du lịch biển đảo của Việt Nam còn nhiều thách thức, như ô nhiễm môi trường, khai thác tài nguyên không bền vững, thiếu hạ tầng và dịch vụ du lịch chất lượng, v.v. Do đó, để phát triển ngành du lịch biển đảo bền vững, cần có sự đầu tư vào hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ, bảo vệ môi trường và tài nguyên biển đảo, v.v.
THAM KHẢO:
- Ví dụ 1 (Du lịch biển Nha Trang): Nha Trang được mệnh danh là điểm du lịch biển hấp dẫn nhất thế giới. Bãi biển Nha Trang có chiều dài gần 10km, khung cảnh thiên nhiên bát ngát say đắm lòng người. Đến với biển Nha Trang, bạn sẽ được khám phá những bãi tắm Nha Trang đẹp mê li, chìm đắm cùng làn nước biển trong vắt. Những rặng dừa rì rào hòa cùng tiếng sóng biển như một bản tình ca lay động bao tâm hồn du khách. Hơn hết, ở đây còn có rất nhiều hoạt động vui chơi như: lướt sóng, nhảy dù biển, bơi lội, khám phá san hô và hoạt động teambuilding vô cùng thú vị.
Tài nguyên cho phát triển các ngành kinh tế biển ở nước ta:
- Công nghiệp: thuỷ sản => phát triển công nghiệp chế biến, xuất khẩu thuỷ sản; khoáng sản biển => phát triển công nghiệp năng lượng, công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản.
- Nông nghiệp: thuỷ sản, muối,...
- Giao thông vận tải biển: đường bờ biển dài, nhiều vũng vịnh, đầm phá,... => thuận lợi xây dựng cảng biển,...
- Du lịch: nhiều bãi tắm đẹp, cảnh quan xanh tốt.
Em tìm hiểu về trữ lượng, phân bố, đặc điểm các tiềm năng được in đậm nhé.
Tiềm năng:
- Đa dạng đảo và bãi biển: Việt Nam có nhiều đảo và bãi biển đẹp, từ quần đảo Cô Tô, Cát Bà, Phú Quốc cho đến các đảo lớn như Phú Quý và Côn Đảo. Đây là điểm đến lý tưởng cho du khách yêu thích biển đảo.
- Văn hóa và lịch sử độc đáo: Ngoài cảnh đẹp thiên nhiên, nhiều đảo và bờ biển ở Việt Nam còn có di sản văn hóa và lịch sử độc đáo, như lễ hội, ngôi chùa, lâu đài cổ, và ngôi làng truyền thống.
- Thể thao mạo hiểm và hoạt động dưới nước: Du lịch biển đảo tạo cơ hội cho các hoạt động thể thao mạo hiểm như lặn biển, lướt ván buồm, chèo thuyền kayak, và nhiều hoạt động dưới nước khác.
- Động thực phẩm địa phương: Du khách có thể thưởng thức các món ăn hải sản tươi ngon và đặc sản địa phương tại các khu du lịch biển đảo.
Hiện trạng:
- Phát triển nhanh chóng: Du lịch biển đảo đã phát triển mạnh mẽ ở nhiều khu vực ở Việt Nam, như Phú Quốc, Nha Trang, Đà Nẵng, và Côn Đảo. Các dự án resort và khách sạn cao cấp đã xuất hiện để phục vụ nhu cầu du khách.
- Hệ thống vận tải và cơ sở hạ tầng: Hệ thống vận tải và cơ sở hạ tầng ở một số điểm đến biển đảo đã được cải thiện, bao gồm sân bay, cảng biển, và đường bộ.
- Sản phẩm du lịch đa dạng: Các tour du lịch biển đảo thường bao gồm các hoạt động như tham quan thiên nhiên, chèo thuyền kayak, thám hiểm đảo, và thưởng thức ẩm thực địa phương.
Khả năng phát triển thêm hoạt động du lịch biển:
- Thể thao mạo hiểm: Đầu tư và phát triển các hoạt động thể thao mạo hiểm như lướt sóng, lặn biển sâu, và thể thao trên mặt nước có thể tạo thêm sự đa dạng cho du lịch biển đảo.
- Du lịch sinh thái: Khám phá và bảo vệ các khu vực sinh thái độc đáo ở các đảo và vùng biển có thể làm cho du lịch biển đảo trở thành một lựa chọn bền vững.
- Du lịch văn hóa: Phát triển các chương trình du lịch văn hóa để du khách có cơ hội tìm hiểu về đời sống và văn hóa địa phương, thúc đẩy sự giao lưu văn hóa.
- Bảo vệ môi trường: Các biện pháp bảo vệ môi trường và quản lý bền vững phải được áp dụng để đảm bảo rằng du lịch biển đảo không gây hại cho thiên nhiên và cuộc sống của cộng đồng địa phương.
-> Trong tương lai, việc phát triển du lịch biển đảo ở Việt Nam có tiềm năng lớn để đóng góp vào nền kinh tế quốc gia và bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên và văn hóa độc đáo của đất nước.
mọi người ơi giup em vs ạ
\
mọi người giải jum em , em tặng sao cho ạ