K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 5 2023

Ngày hội học sinh là một ngày đặc biệt tại trường em. Cả trường sôi động và tưng bừng với nhiều hoạt động thú vị.
Khi bước vào cổng trường, tôi đã được chào đón bởi những chiếc cờ đầy màu sắc và những bảng thông tin về các hoạt động trong ngày hội. Trên sân trường, hàng loạt gian hàng được bố trí với nhiều trò chơi hấp dẫn như bắn bóng, đánh cầu lông, kéo co, chạy đua... Tôi cùng bạn bè đã tham gia vào các trò chơi này và có những giây phút vui vẻ, thư giãn.
Ngoài ra, tại khu vực ẩm thực, có nhiều quầy bán đồ ăn và thức uống ngon miệng như kem, bánh mì, nước ép trái cây... Tôi đã thưởng thức một ly nước ép táo thật ngon miệng và mua một chiếc bánh mì để ăn trưa.
Điểm nhấn của ngày hội là các tiết mục biểu diễn của các bạn học sinh. Tôi đã được xem các tiết mục văn nghệ đặc sắc như múa hát, kịch nói, nhảy hiện đại... Các bạn học sinh đã trình diễn rất xuất sắc và tôi cảm thấy tự hào vì là một phần của trường mình.
Cuối cùng, khi ngày hội kết thúc, tôi cảm thấy rất vui vẻ và hạnh phúc. Ngày hội học sinh đã mang lại cho tôi nhiều kỷ niệm đẹp và là một ngày đáng nhớ trong cuộc đời học sinh của tôi.

21 tháng 12 2023

dễ mà tự làm ik

 

13 tháng 2 2019

Việt Nam nổi tiếng với những nét văn hóa độc đáo và sâu sắc. Du khách đến với Việt Nam rất mong muốn được thưởng thức những bề dày văn hóa ấy. Đặc sắc văn hóa Việt là lễ hội. Các lễ hội lúc nào cũng đông người và tấp nập. Nhắc đến lễ hội là nhắc đến thế giới tâm linh của người Việt. Mà nói đến tâm linh, không thể không nhắc đến ngày Tết cổ truyền.

Ngày Tết cổ truyền là dịp lễ quan trọng và lớn nhất của Việt Nam. Cũng giống như các nước phương tây theo đạo Thiên chúa thì lễ giáng sinh là ngày lễ thiêng liêng và quan trọng thì ngày Tết cổ truyền được coi là lễ giáng sinh của Việt Nam. Ngày Tết cổ truyền gọi là Tết nguyên đán hay Tết âm lịch. Tết cổ truyền là thời khắc quan trọng của một năm. Bắt đầu vào ngày mùng 1 tháng 1 âm lịch của năm mới. Tết nguyên đán có thể rơi vào giữa tháng hai dương lịch của một năm. Thông thường ở Việt Nam, mỗi dịp chuẩn bị đến Tết nguyên đán thì mọi người dù làm việc hay đi học đều có lịch nghỉ lễ. Thường sẽ được nghỉ lễ hơn một tuần và được nghỉ trước ngày 30 tháng chạp từ hai đến ba ngày.

Để chuẩn bị cho ngày Tết quan trọng của năm này, mọi nhà đều khá bận rộn. Điều được coi là công phu và tỉ mỉ nhất để chuẩn bị cho Tết này chính là mâm cơm thờ cúng ông bà tổ tiên. Mâm cơm ngày Tết ở mỗi địa phương lại có những nét đặc sắc riêng. Nhưng đều có một điểm chung đó là gà, xôi chè, bánh chưng và các món mặn ăn chung với cơm. Khác với mâm cơm thường ngày, mâm cơm ngày Tết thịnh soạn và nhiều chất dinh dưỡng hơn, có hàm lượng chất béo và protein, đạm cao hơn so với những bữa ăn hàng ngày. Do đó mà nhiều ngày ăn chế độ như vậy dễ dẫn đến đầy bụng, khó tiêu. Đó là mâm cơm ngày Tết được các bà các mẹ các chị chuẩn bị rất kĩ lưỡng trước ngày Tết. Gia đình Việt sẽ cúng ông bà tổ tiên vào thời khắc thiêng liên nhất của một năm đó là lúc đồng hồ điểm 00h đêm ngày 30 Tết. Sau đó sẽ cúng cả ngày mùng 1, 2, 3 Tết.

Trên bàn thờ gia tiên ngoài mâm cơm còn có mâm ngũ quả, bánh kẹo, nước ngọt, bia lon, hoa cắm lọ. Hoa cắm lọ cũng được lựa chọn rất khắt khe, thường có màu sắc rực rỡ để đem lại may mắn cho năm mới. Ngoài ra, cắm cành đào cành mai trên bàn thờ gia tiên cũng là cách mà nhiều gia đình lựa chọn. Cũng tương tự như lọ hoa cắm thờ, màu sắc của những vật khác trên bàn thờ gia tiên cũng rực rỡ, tươi sáng, được bày biện đẹp mắt. Người miền Bắc đến nhà nhau vào dịp Tết thường quan sát bàn thờ của gia chủ. Bàn thờ sẽ phản ánh sự sung túc đủ đầy của gia chủ trong năm vừa qua. Đó là về phong tục thờ cúng.

Chưa hết, ngày Tết cổ truyền còn có một phong tục là thăm hỏi gia đình người thân, bạn bè, hàng xóm vào dịp năm mới. Mỗi lần đến nhà thăm hỏi, những người chủ gia đình sẽ lì xì cho trẻ con và người lớn tuổi và dành cho nhau những lời chúc vào đầu năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý. Đây không chỉ là phong tục mà còn là nét đẹp văn hóa của người Việt, quan tâm, mong cho mọi người có một cuộc sống đủ đầy và bình an.

Nhắc đến Tết, không thể không nhắc đến những hoạt động khác được tổ chức xung quanh ngày Tết như các trò chơi dân gian, những phiên chợ Tết, phiên chợ ngắm hoa. Các trò chơi dân gian được tổ chức chủ yếu như là đập niêu, nhảy bao bố, kéo co, nhảy dây... Được tổ chức nhằm khuấy động không khí ngày Tết thêm rộn ràng hơn. Các phiên chợ Tết, chợ ngắm hoa cũng được tổ chức ra hàng năm để tăng thêm sự rộn ràng của ngày Tết. Thêm vào đó là sự đông đúc từng lớp người lên đình chùa để cầu mong một năm mới với hi vọng mới và niềm vui mới. Đây là điều thể hiện sự tâm linh của người Việt. Từ người gia đến người trẻ cùng nhau lên chùa để mong có một năm mới thuận lợi hơn. Ngày Tết có rất nhiều hoạt động bên lề được chờ đón. Những đêm văn nghệ chào mừng năm mới luôn là điều khiến không khí ngày Tết "nóng" hơn, những tiếng cười của gia đình người thân được đoàn tụ về với gia đình, gương mặt rạng rỡ của trẻ nhỏ khi nhận được phong bao lì xì đỏ thắm, cành đào cành mai khoe sắc, nồi bánh chưng bập bùng ánh lửa. Đó là những hình ảnh đẹp không thể nào quên của ngày Tết.

Tết là ngày sum vầy đoàn tụ, là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt. Những người xa quê ngày Tết không có điều kiện để trở về thèm lắm bữa cơm ngày Tết cùng gia đình. Vài ba câu đối đỏ đã trở thành hình ảnh quen thuộc của ngày Tết quê hương, Thích nhất là cảnh gói bánh chưng, trông nồi luộc bánh chưng. Tết về, các bà các mẹ lại quây quần bên nhau gói những chiếc bánh chưng thật đẹp thật vuông vắn. Mấy đứa trẻ con cũng nhao nhao đòi gói đòi buộc làm cho không khí góc bếp càng rộn ràng hơn. Rồi không khí trông nồi bánh chưng chín để chờ đến thời khắc giao thừa thiêng liêng ngắm pháo hoa và nhận lì xì từ bố mẹ. Đó là cái khoảnh khắc không thể nào quên của một đời người.

Ngày Tết cổ truyền đã là biểu tượng văn hóa, ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt. Ngoài là dịp để con cháu quây quần bên gia đình, đoàn tụ với người thân. Không khí đầm ấm của ngày Tết là điều mà không ai có thể quên được.

Mỗi khi tết đến xuân về, người Việt, dù có đi đâu, ở đâu cũng không bao giờ thiếu chiếc bánh chưng xanh trong mâm cỗ Tết cổ truyền, nhà nào cũng có dăm ba cặp bánh để cúng gia tiên. Có thể nói, bánh chưng trong tâm thức người Việt là truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, là món ăn đặc trưng dân tộc, là cảm giác háo hức thời thơ bé ngồi canh nồi bánh chưng ấm cúng, hay đơn giản chỉ là bữa cơm gia đình sum họp ấm áp trong những ngày đầu năm mới.

Đi tìm ý nghĩa của bánh chưng trong ngày Tết Việt Nam - Ảnh 1

 

Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng trái Đất, âm. Bánh dầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời, dương, thể hiện triết lý Âm Dương, Dịch, Biện chứng Đông Phương nói chung và triết lý Vuông Tròn của Việt Nam nói riêng.

ADVERTISING

Bánh chưng âm dành cho Mẹ, bánh dầy dương dành cho Cha. Bánh chưng bánh dầy là thức ăn trang trọng, cao quý nhất để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ.

Là một món ăn truyền thống của người Việt, bánh chưng được ví như linh hồn của bữa cơm ngày trọng đại, đặc biệt là ngày tết. Bánh chưng được người Việt sáng tạo ra gắn liền với sự tích bánh chưng bánh giầy. Theo truyền thuyết, bánh chưng bánh dầy có từ thời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi phá xong giặc Ân. Vua muốn truyền ngôi cho con, nhân dịp đầu xuân, mới hội các con mà bảo rằng: ”Con nào tìm được thức ngon lành để bày cỗ dâng cúng tổ tiên có ý nghĩa hay thì ta truyền ngôi cho".

Các con trai đua nhau kiếm của con vật lạ, hy vọng được làm vua. Người con trai thứ mười tám của Hùng Vương thứ 6 là Lang Liêu (tên chữ gọi là Tiết Liêu), tính tình thuần hậu, chí hiếu, song vì mẹ mất sớm, không có người mẹ chỉ vẽ cho, nên rất lo lắng không biết làm sao, bỗng nằm mơ thấy Thần Đèn bảo: ”Vật trong trời đất không có gì quí bằng gạo, là thức ăn nuôi sống người. Nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng trưng Trời Đất. Lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột để tượng hình cha mẹ sinh thành”.

Đi tìm ý nghĩa của bánh chưng trong ngày Tết Việt Nam - Ảnh 2

 

Lang Liêu tỉnh dậy, mừng rỡ làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp, đậu xanh thật tốt, thịt lợn (heo) ba rọi dày thật tươi. Đến hẹn, các lang (con vua) đều đem cỗ tới, đủ cả sơn hào hải vị. Lang Liêu chỉ có bánh Dầy bánh Chưng. Vua lấy làm lạ hỏi, ông đem thần mộng tâu lên. Vua nếm bánh, thấy ngon, lại khen có ý nghĩa hay, bèn truyền ngôi cho Lang Liêu, tức đời vua Hùng Vương thứ 7.
Từ đó, cứ đến Tết nguyên đán hay các đám cưới, thờ cúng, lễ hội... dân gian bắt chước làm bánh chưng, bánh dầy sau thành tục lệ để cúng Tổ tiên, cúng Trời Đất.

Cùng với truyền thuyết xa xưa ấy, chiếc bánh chưng gói ghém trong đó là cả một nền văn minh nông nghiệp lúa nước, và là sản phẩm của trồng trọt và chăn nuôi. Bên ngoài là chiếc lá dong gói bánh có sẵn từ thiên nhiên, bên trong được chế biến từ nguồn nguyên liệu nấu ăn cội rễ của dân tộc: gạo nếp, đỗ xanh, hành, thịt lợn…

Chính vì vậy bánh chưng Tết đã xuất hiện ở mâm cỗ thờ từ rất lâu, để thể hiện sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa để mùa màng bội thu đem lại cuộc sống ấm no cho con người. Bên cạnh đó, chiếc bánh chưng xanh còn gợi cho ta nhớ đến niềm mơ ước an cư lạc nghiệp của con người: nhân nhụy vàng, thịt mỡ chín… là màu mỡ của lúa chín đồng quê, của đời sống chăn nuôi an vui xóm làng.

Đi tìm ý nghĩa của bánh chưng trong ngày Tết Việt Nam - Ảnh 3

 

Bánh muốn ngon thì phải chuẩn bị nguyên liệu thật chu đáo, gạo ngâm đãi thật kỹ, đậu xanh đồ vừa chín tới, thịt có cả nạc, bì, mỡ, ướp đủ gia vị, gói xong phải luộc ngay bánh mới xanh. Để chiếc bánh vuông đẹp, "chín rền" thì lúc gói phải “đỗ trong gạo, gạo trong lá”, gói chặt tay, không cần ép mà bánh vẫn để được lâu. Khi vớt ra, bánh có màu sắc xanh dịu nhẹ của lá dong, có độ dẻo ngọt của nếp, vị thơm của đậu xanh, béo ngậy của thịt lợn, tất cả hòa quyện thành một món ăn vừa thơm ngon, vừa độc đáo. Khi ăn bánh chưng, người ta có thể chấm với nước mắm thật ngon, thêm củ hành muối, củ cải dầm hay dưa góp sẽ càng đậm đà, khó quên.

Bánh chưng tết cũng thể hiện được chữ hiếu của người con với cha mẹ,chính vì thế mà phong tục dùng bánh chưng làm quà biếu dâng lên cha mẹ cũng từ đây mà có. Đi cùng với bánh chưng bánh dày,trong ngày tết bày mâm ngũ quả thể hiện ngũ hành tương sinh tương khắc.

Trong ngày tết cổ truyền hình ảnh gia đình quây quần bên nồi bánh chưng thật là đẹp và ý nghĩa với tất cả chúng ta. Một cái tết sẽ không là chọn vẹn nếu thiếu màu xanh của bánh chưng, cuộc sống dù có bộn bề và nhiều lo toàn nhưng 1 chiếc bánh chưng dâng lên bàn thờ gia tiên chắc chắn phải có.

Đi tìm ý nghĩa của bánh chưng trong ngày Tết Việt Nam - Ảnh 4

 

Thông thường các gia đình Việt có thói quen gói bánh vào ngày 27 và 28 đây là khoảng thời gian kết thúc công việc sau cả 1 năm vất vả để chuẩn bị mọi thứ cho ngày tết. Đây chính là dịp để ông bà bố mẹ và con cháu xum vầy trước không khí rạo rực của mùa xuân,bánh chưng có ý nghĩa không chỉ về mặt dinh dưỡng mà nó chính là nét đẹp trong đời sống tinh thần của dân tộc ta.

Hơn nữa, bánh chưng Tết còn có ý nghĩa lớn về mặt dinh dưỡng. Với các nguyên liệu vô cùng bổ dưỡng như gạo nếp,đỗ xanh và thịt heo bánh chưng cung cấp cho chúng ta rất nhiều vi chất và vitamin bổ dưỡng cho cơ thể để chống chọi với cái lạnh mùa Đông ngày Tết. Cụ thể như đỗ xanh chứa chất thanh nhiệt giải độc giảm các hiện tương sưng tấy làm bánh chưng có vị thanh giúp cân bằng với độ béo của thịt và đồ nếp. Bên cạnh đó gạo nếp cung cấp lượng tinh bột lớn đồng thời có là một thực phẩm rất tốt cho gan.

Đi tìm ý nghĩa của bánh chưng trong ngày Tết Việt Nam - Ảnh 5

 

Ngày xưa, bánh chưng chỉ có mặt mỗi dịp tết đến xuân về. Nhưng ngày nay, bất cứ lúc nào cũng có thể nhìn thấy hình ảnh chiếc bánh chưng. Cứ đến dịp lễ hội hoặc ngày trọng đại như cưới hỏi, bánh chưng có thể được đem vào thực đơn của mâm cơm gia đình.

Bánh chưng đã trở thành một nét văn hóa, một món ăn truyền thống và lâu đời ở Việt Nam. Nét độc đáo này đã góp phần làm đẹp hình ảnh Việt trong mắt bạn bè quốc tế. Dù ai xa quê cũng mong được về nhà bên nồi bánh chưng mỗi dịp giao thừa đón năm mới

21 tháng 8 2018

em thấy chán vì phải đi học FUCK

16 tháng 7 2021

?>';jm ỳbvbjk

27 tháng 1 2018

Thế là thu đã đến mang theo bao điều kì diệu: những cơn gió heo may, những khóm cúc vàng tươi,... Nhưng có lẽ, điều kì diệu nhất khiến thu để lại dấu ấn không mờ trong lòng của lứa tuổi học trò đó là ngày tựu trường. Ngày tựu trường là ngày mà khiến người ta có cảm giác háo hức nhất, vui sướng nhất. Và với tôi, ngày khai giảng tuyệt vời nhất chính là ngày khai giảng năm nay tại trường THCS Phường 2 thân yêu.

Lễ khai giảng của trường tôi năm nào cũng được chuẩn bị vô cùng chu đáo từ các băng – rôn, khẩu hiệu đến các tiết mục văn nghệ,… Sân trường được trang hoàng bằng những lá cờ đỏ thắm, các khẩu hiệu in lớn trông vô cùng rực rỡ. Sự háo hức, bồi hồi hiện rõ lên khuôn mặt của từng học sinh và các thầy cô giáo. Trang phục của chúng tôi được thống nhất là áo trắng, quần xanh và thêm màu đỏ thắm của chiếc khăn quàng Đội. Còn các cô giáo thướt tha trong tà áo dài trắng giản dị mà vô cùng thanh lịch. Đến những thầy giáo thì trông thật lịch sự với bộ com – lê màu đen rất đẹp.Đúng bảy giờ, thầy tổng phụ trách tuyên bố buổi lễ khai trường long trọng bắt đầu. Mở màn là buổi lễ chào cờ .tất cả học sinh,thầy cô và các đại biểu đứng lên làm lễ. Không khí lúc này trở nên thật trang nghiêm. Bài hát Quốc ca, Đội ca vang lên rõ ràng mà thân thương biết mấy. Chúng tôi hát bằng cả trái tim mình, những lời ca dù không hay nhưng thật tuyệt vời.Kế tiếp chúng tôi nghe thầy giáo hiệu trưởng nhà trường đọc diễn văn khai giảng, phát động thi đua chào mừng năm học mới và đánh trống khai trường. Bài diễn văn của thầy ngắn gọn, xúc tích nhưng đầy hào khởi, đủ để khơi dậy trong mỗi thầy trò lòng quyết tâm phấn đấu dạy tốt – học tốt, thi đua lập nhiều thành tích trong năm học mới., giây phút mong chờ đã đến.thầy hiệu trưởng đã thay mặt cho các thầy cô, các đại biểu dóng lên hồi trống thân thương mà chúng tôi không được nghe trong ba tháng hè dài đằng đẵng. “Tùng! Tùng! Tùng!”Tiếp theo là chương trình văn nghệ gồm nhiều tiết mục với đủ thể loại: hát, múa,vô cùng đặc sắc. Tôi xem các màn biểu diễn mà không khỏi trầm trồ thán phục trước tài năng của các học sinh trường mình. Toàn bộ học sinh và các thầy cô cũng như các vị đại biểu đều không rời mắt khỏi sân khấu trước các tiết tiết mục rất hấp dẫn này...
Buổi lễ kết thúc, tôi vẫn lang thang quanh trường. Suy nghĩ về một năm học mới, một nền giáo dục mới…Tôi sẽ cố gắng học tập trên ngôi trường thân thiết này.

K NHA

27 tháng 1 2018

Thế là hai tháng hè dài đằng đẵng, giờ đây chúng tôi lại được trở lại ngôi trường thân yêu để bắt đầu một năm học mới. Buổi sáng hôm nay thật đặc biệt. Bầu trời trong xanh hơn từng tiếng chim hót líu lo như muốn giục giã chúng tôi nhanh nhanh chân để cùng đến dự buổi lễ quan trong-buổi lễ khai giảng năm học mới. Năm nào cũng thế những cảm xúc trong tôi trong ngày khai giảng vẫn cứ thật mới mẻ. Trên đường tới trường, từng tốp từng tốp học sinh ríu rít như bầy chim non trò chuyện với khuôn mặt háo hức rủ nhau tới trường. Ngôi trường hôm nay trông đẹp quá. Ngoài cổng trường đã mắc băng rôn cùng với những chùm hoa chùm bóng và lá cờ đỏ sao vang bay phấp phới. Từng hàng ghế đỏ đã được xếp ngay ngắn trên sân trường trông cứ như sân trường đang trải một tấm thảm đỏ thắm. Các bạn trong đội danh dự đứng hai bên cổng trường tay cầm hoa và lá cờ nhỏ xinh vẫy chào mọi người. Đúng 7h30 buổi lễ khai giảng năm học mới được diễn ra. Cô hiệu trưởng lên tiếng khai mạc buổi lễ trong tiếng vỗ tay vang dội của mọi người. Sau đó là phần chào đón các em học sinh lớp 1. Tôi luôn luôn thích phần này nhất trong buổi lễ. Trong tiếng nhạc của bài hadt "Ngày đầu tiên đi học", các em học sinh như những chú chim non nớt với khuôn mặt rụt rè, có em mắt còn ướt htrên hàng mi long lanh giọt nước mắt e dè đi theo sự hướng dẫn của thầy cô và các anh chị đội danh dự. Cảnh tượng ấy thật hân thương khiến chúng tôi ai cũng thấy xúc động. Sau khi các em lớp 1 đã ổn định chỗ ngồi, cô hiệu trưởng tiếp tục buổi lễ bằng việc giới thiệu các vị khách quý đến tham gia buổi lễ và nêu lên các mục tiêu cũng như nhiệm vụ trong năm học mới. Chúng tôi ai chăm chú nghe cô nói nên không khí buổi lễ trở nên thật trang nghiêm. Trong chương trình khai giảng, có một số tiêdt mục văn nghệ đã được tổ chức. Những tiêdt mục đó được trình diễn rất đẹp và mang đày ý nghĩa. Buổi lễ khai giảng kêdt thúc bằng hồi trống dài vạng vọng như báo hiệu một năm học mới chính thức được bắt đaàu. Chúng tôi xếp ghế và trở về phòng học của lớp mình. Cô giáo chủ nhiệm chào đơn chúng tôi và gphát cho chúng tôi những tờ khóa biểu cho năm học mới. Đối vơdi tôi, buổi lễ khai giảng vô cudng ý nghĩa. Nó khôg chỉ gợi cho tôi nhớ về những kỉ niệm về ngày đầu tiên dêdn trường mà nó còn như nhắc nhở tôi rằng một năm học mới đac bắt đầu, hhãy cố gắng để đaht được những mục tiêu tốt nhất trong năm học mới này nhé.

2 tháng 7 2018

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – tự do – hạnh phúc

TP, Hồ Chí Minh , ngày 10 tháng 3 năm 2013

ĐƠN XIN CẤP THẺ ĐỌC SÁCH

Kính gửi : Thư viện Trường tiểu học Nguyễn Thái Sơn

Em tên là : Phạn Quốc Trung

Sinh ngày : 12/1/ 2006 Nam ( nữ ) : Nam

Nơi ở : 14 Lê Văn Sĩ , phường 10 , Quận Tân Bình , TP.HCM

Học sinh lớp : 3A5 Trường Tiểu học Nguyễn Thái Sơn

Em làm đơn này đề Nghị Thư viện cấp lại thẻ thư viện cho em

Lí do : thẻ thư viện của em đã bị mất

Em xin chân thành cảm ơn

Người làm đơn

Trung

 

Phạm Quốc Trung

Đề 2:

Mỗi khi rời xa quê hương, lòng tôi lại bồi hồi, xao xuyến nhớ về làng quê với những ngày cùng bà đi gặt ngoài cánh đồng, những chiều chơi đùa cùng lũ bạn bên bờ sông thân thương, hay những đêm múa hát dưới ánh trăng,...Có thể nói, những đêm trăng sáng luôn để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc nhất khi nhắc về quê hương.

Tôi còn nhớ như in những ngày vầng trăng chiếu sáng rực rỡ trên bầu trời. Bà tôi từng bảo, vào những ngày rằm của tháng, trăng sẽ rất tròn và sáng. Khi bóng hoàng hôn tắt hẳn, bầu trời khoác vào tấm áo đen tuyền, biểu lộ cho khoảng thời gian đêm tối đã đến, đó cũng là lúc ánh trăng dần xuất hiện trên bầu trời, ngự trị trên cao. Trong cái khoảng không đen huyền bí ấy, xuất hiện một vầng trăng sáng đối lập hoàn toàn với bầu trời đêm, tựa như một nét chấm phá trong bức tranh đêm tối nơi làng quê. Trên bầu trời, những ngôi sao ẩn hiện như tô điểm thêm cho bức tranh ấy. Trăng ngày rằm thường rất đẹp, ông trăng tròn vành vạnh như quả bóng mang sắc trắng tinh khiết. Ánh trăng sáng rực rỡ, deo dắt ánh sáng xuống muôn nơi,khắp nơi đều như được soi sáng bởi ánh trăng vàng lấp lánh. Dòng sông quê hương, phẳng lặng, in bóng vầng trăng , ánh sáng khiến mặt nước lung linh, nhuộm một màu rực rỡ. Đôi khi có cơn gió nhẹ lại thoảng ra, mặt nước đang yên nình bỗng lăn tăn gợn sóng, những con sóng nhỏ xô nhau, mang theo ánh trăng, chạy đuổi nhau về đến tận bờ. Hai bên sông, những rặng tre, rặng liễu đen kịt đang soi mình dưới trăng vàng trăng bạc, như những người thiếu nữ đang làm dáng làm duyên. Những cánh đồng bao la, rộng lớn như đắm mình trong ánh trăng, những cô lúa đang trổ bông tỉnh thoảng lại rung mình, chơi đùa cùng chị gió , say sưa tắm ánh trăng vàng tinh khiết.

Cứ mỗi đêm trăng sáng, người người, nhà nhà trong làng lại rủ nhau tụ họp ngoài sân đình, đôi khi lại ngồi dưới gốc đa đầu làng để trò chuyện, lũ trẻ con nô đùa , nhảy múa quanh sân, các bà các mẹ tranh thủ giặt giũ bên ngoài bờ sông,..Tiếng cười nói vui vẻ như xua tan đi những mệt mỏi của một ngày lao động vất vả, vầng trăng sáng trên bầu trời như cũng đắm mình vào nhịp sống sinh hoạt của con người, ngắm nhìn vạn vật đang sinh sôi, phát triển. Đêm càng khuya, vạn vật lại đắm mình vào giấc ngủ say, chỉ có trăng vẫn ở đó như che chở, bảo vệ cho giấc ngủ bình yên của xóm làng. Đó là bức tranh làng quê yên bình, mộc mạc với ánh trăng sáng rực rỡ khắp muôn nơi.

Những đêm trăng đẹp quả thật luôn mang một cảm giác yên bình mà giản dị vô cùng. Nó khiến tâm hồn ta dễ chịu, thanh thản, nó gắn bó với cuộc sống con người. Và với tôi, nó gắn với những kí niệm của ngày ấu thơ tươi đẹp.

19 tháng 4 2018

2. Tả 1 đêm trăng đẹp

29 tháng 6 2018

Đề 3:

Mỗi sớm mai hồng, em tung tăng cắp sách đến trường. Em có dịp quan sát kĩ quang cảnh trường em trước giờ vào lớp. Và có lẽ quang cảnh ấy là đẹp nhất đối với em...

Tuy em đến sớm nhưng cổng trường đã được mở rộng tự lúc nào. Có lẽ bác bảo vệ còn đến sớm hơn em. Hai cánh cửa như hai bàn tay khổng lồ dang dang rộng như sẵn lòng ôm ấp chúng em. Nhìn lên đầu trụ cổng, tấm biển ghi tên trường còn mới tinh, hàng chữ trắng nổi bật trên nền màu xanh đậm. Những cảnh vật này đã làm cho cổng trường em đẹp lên.

 

Đi vào bên trong, sân trường như vừa thay áo mới. Không một tí rác, không một lá cây. Có lẽ đó là nhờ bàn tay kì diệu của bác bảo vệ và các đội trực nhật vừa làm vệ sinh sân trường. Ánh mặt trời hắt chiếu trên sân, hàng cây xanh đã thức giấc, cành lá vươn cao trong ánh mai hồng. Dọc theo các hàng hiên, những bồn hoa nhiều màu sắc rập rờn, rập rờn trong vòm lá xanh mơn mởn. Những giọt sương đêm còn nhấp nháy trên đầu ngọn lá, chúng đang tan dần theo hơi ấm mặt trời. Tất cả đã làm cho sân trường em thêm đẹp. Giữa sân là cột cờ sừng sững, lá cờ tung bay trong gió sớm. Nhìn lá cờ em nghĩ ngay đến bao chiến sĩ đã đổ máu đào đề đem lại hòa bình cho dân tộc, đem lại hạnh phúc cho trẻ thơ chúng em... Bao ý nghĩ đang tràn ngập trong lòng em vào mỗi sớm. Bao niềm vui, bao suy nghĩ đã theo em vào lớp học.

Các phòng học lúc này rất sạch đẹp. Bàn ghế thẳng tăm tắp, không có tí bụi mờ. Nơi đó đang vọng ra tiếng nói, tiếng cười, tiếng đọc bài râm ran, tiếng gọi nhau í ới. Từng cặp học sinh hào hứng truy bài lẫn nhau, từng ánh mắt thăm dò chờ đợi, tiếng nụ cười trìu mến thân quen. Những hình ảnh ấy đã làm em dâng lên một niềm vui khó tả.

Sân trường mỗi lúc một đông. Tiếng xe cộ ồn ào, náo nhiệt, tiếng trò chuyện rì rầm trên các hàng hiên, tiếng chạy nhảy thình thịch ngoài sân cùng với tiếng chim non ríu rít trên các cành cây cao ớ góc sân trường đã tạo nên một bản hòa âm sôi động. Thật thú vị bởi các trò chơi xuất hiện trên sân. Nào ví bắt, đá cầu, bắn bi, nhảy dây, bắt nẻ... Ai cũng hớn hở, vui tươi.

Đúng bảy giờ, tiếng trông quen thuộc vang lên, các trò chơi nhanh chóng khép lại. Trước các phòng học, học sinh chỉnh tề trang phục và xếp hàng ngay ngắn để vào lớp. Tất cả đang chuẩn bị tư thế để bước vào buổi học mới.

Đối với em, quang cảnh trường em trước bảy giờ vào lớp là một "thiên đường hạnh phúc". Nơi đó diễn ra bao điều kì diệu hấp dẫn tuổi thơ. Rồi đây chúng em sẽ học lên bậc trên và tiếp tục học những ngôi trường mới, nhưng ngôi trường này mãi mãi trong kí ức tuổi thơ. Em mong ngôi trường em mỗi ngày được xây dựng khang trang, tươi đẹp. Và chắc chấn rằng em rất yêu nơi ấy. Nó là điểm tựa cho em để hướng tới ngày mai.

5 tháng 10 2017

Tết Trung Thu là một ngày có ý nghĩa vô cùng đặc biệt với Thiếu Nhi Việt Nam. Đến ngày hội trăng rằm hàng năm, các bạn háo hức được rước đèn, được phá cỗ, được nghe lại truyền thuyết về Chị Hằng và Chú Cuội trên cung trăng. Đối với các bạn học sinh trường Trung học cơ sở Ngô Sĩ Liên cũng vậy, Tết Trung Thu luôn là một ngày hội tràn đầy niềm vui và những kỉ niệm đáng nhớ bên thầy cô, bạn bè và mái trường thân yêu. Tết Trung Thu đã đi qua gần một tháng nay nhưng những cảm xúc về ngày “Vui hội trăng rằm” vẫn đong đầy vẹn nguyên trong tâm trí tôi.

Trường Trung học cơ sở Ngô Sĩ Liên đã tổ chức cho các bạn học sinh toàn trường một ngày hội trăng rằm với nhiều hoạt động vui chơi hấp dẫn, bổ ích, giàu tính truyền thống. Đây là cơ hội để các bạn thêm đoàn kết, cùng nhau chia sẻ cảm xúc, để các bạn hiểu thêm về truyền thống dân tộc qua những phong tục lễ tết. Và đặc biệt hơn cả, ngày Tết Trung Thu đã thắt chặt tình cảm gắn bó, thương yêu của các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh đối với các bạn học sinh.

Dù ngày hội trăng rằm đã qua đi, các bạn quay trở lại nhịp sống quen thuộc và hoạt động học tập hàng ngày ở trường. Song mỗi khi nhắc đến ngày Tết Trung Thu, các bạn hân hoan chia sẻ những ấn tượng đẹp đẽ, khó phai của mình về ngày đặc biệt đó, và về tình cảm tri ân dành cho thầy cô, mái trường đã mang lại cho các bạn một ngày đầy ý nghĩa. Các bạn đã viết nên những dòng cảm xúc chân thành, sâu sắc về ngày Tết Trung Thu dưới mái trường Ngô Sĩ Liên yêu quý của mình.

dàn ý thoy nha