Hãy nói thức ăn, đồ uống và đồ dùng có thể gây ngộ độc qua đường ăn uống trong các hình sau đây.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Tên một số thức ăn, đồ uống, đồ dùng,… không được cất giữ, bảo quản cẩn thận có thể gây ngộ độc: hoa quả, bánh mì, cơm,…
- Dấu hiệu để biết thức ăn, đồ uống bị hỏng là:
+ Hoa quả bị thâm, mốc
+ Thức ăn, đồ uống có mùi lạ, thiu
Một số đồ dùng, thức ăn, đồ uống trong gia đình em có thể gây ngộ độc nếu không được cất giữ, bảo quản cẩn thận: khoai tây, hành, tỏi, sữa tươi, đũa gỗ,…
Một số thức ăn, đồ uống và đồ dùng khác có thể gây ngộ độc nếu cất giữ, bảo quản không cẩn thận: khoai tây, nấm, cá, hải sản, canh,…
Ăn thịt gỏi hay thịt cá, và hải sản (sò, trai, nghêu, cua, ghẹ) tươi sống hay chưa chín kỹ; ăn các món có trứng gà chưa hoàn toàn được nấu kỹ; ăn các món gỏi; uống nước trái cây chưa được diệt khuẩn; sữa và các sản phẩm từ sữa chưa qua diệt khuẩn.
Bạn Lan: Thưa bác sĩ, vì sao chúng ta lại bị ngộ độc ạ?
Bác sĩ: Chúng ta có thể bị ngộ độc thực phẩm do kí sinh trùng. Ví dụ như các loại thức ăn mà đã bị nấm, mốc đấy cháu ạ.
Bạn Lan: Vậy còn thức ăn bị ôi thiu thì có thể gây ngộ độc khi ăn không ạ?
Bác sĩ: Có đấy cháu ạ! Thức ăn bị ôi thiu là những thức ăn đã bị biến chất và sinh ra các loại chất độc hại cho cơ thể của chúng ta.
Bạn Lan: Vậy còn những lí do nào khác có thể gây ngộ độc không ạ?
Bác sĩ: Có những thực phẩm chứa sẵn chất độc như cá nóc, con cóc, mật cá trắm, nấm độc, khoai tây mọc mầm cũng có thể khiến chúng ta bị ngộ độc. Ngoài ra, các thực phẩm bị nhiễm các chất hoá học do ô nhiễm kim loại nặng, do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, do phụ gia thực phẩm, do các chất phóng xạ cũng gây ngộ độc. Cháu cần cẩn thận và tuyệt đối không ăn các loại thực phẩm nêu trên nhé.
Bạn Lan: Dạ vâng ạ! Cháu sẽ ghi nhớ và tuyên truyền đến mọi người thông tin hữu ích này ạ.
Một số cách cất giữ, bảo quản thức ăn, đồ uống, đồ dùng để phòng tránh ngộ độc:
- Để bát đũa ở nơi khô thoáng để không bị mốc.
- Tránh để đồ ăn chung với các loại hóa chất có cùng màu sắc (dầu ăn với dầu rửa bát)
- Lau dọn, vệ sinh bếp thường xuyên.
- Thường xuyên lau dọn tủ lạnh, tủ bảo quản.
- Thường xuyên kiểm tra hạn sử dụng của các loại thực phẩm trong gia đình.
THAM KHẢO!
Gia đình em đã sắp xếp đồ dùng và bảo quản thức ăn bằng cách:
– Cất đồ ăn thừa vào tủ lạnh;
– Đồ sống và đồ chín để riêng;
– Để thực phẩm đúng nơi quy định: Phòng bếp để đồ ăn, hoa quả, gia vị,…. Phòng khách để nước uống,…Phòng tắm để dầu gội, dầu xả, sữa rửa mặt,…
– Các loại thuốc đều được ghi tên rõ ràng;
– ….
Những thay đổi để phòng tránh ngộ độc là:
– Để những loại đồ dùng nguy hiểm ( như thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu) tránh xa tầm tay trẻ em;
– Không giữ lại những thực phẩm đã quá hạn sử dụng trong nhà;
– Không ăn lại những đồ đã để quá lâu;
– …
Cần có sự thay đổi đó vì gia đình em có nhiều trẻ nhỏ nên các em dễ nghịch ngợm và sử dụng những loại thực phẩm gây ngộ độc.
Lý do gây ngộ độc qua đường ăn uống:
- Do ăn phải thức ăn bị ruồi, muỗi,… đậu vào.
- Do uống thuốc không đúng cách.
- Do ăn thức ăn quá hạn sử dụng
- Do ăn phải thức ăn chứa chất độc: mầm khoai tây, cá nóc, nấm độc,...
* Vì sao một số người bị ngộ độc?
* Bạn sẽ làm gì nếu bạn hoặc người khác bị ngộ độc?
1. Là bánh chưng
2. Là ly nước
3. Là hộp sữa
4. Là cơm
5. Là pin
6. Là dầu, xăng, bình xịt muỗi