(Câu hỏi trị giá 11GP) Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:
"Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú cháu
Gặp nhau Hàng Bè.
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca-lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng...
- “Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à
Ở đồn Mang Cá
Thích hơn ở nhà!”
Cháu cười híp mí,
Má đỏ bồ quân:
- “Thôi, chào đồng chí!”
Cháu đi xa dần...
Cháu đi đường cháu
Chú lên đường ra
Đến nay tháng sáu
Chợt nghe tin nhà.
Ra thế
Lượm ơi!
Một hôm nào đó
Như bao hôm nào
Chú đồng chí nhỏ
Bỏ thư vào bao
Vụt qua mặt trận
Đạn bay vèo vèo
Thư đề “Thượng khẩn”
Sợ chi hiểm nghèo?
Đường quê vắng vẻ
Lúa trổ đòng đòng
Ca-lô chú bé
Nhấp nhô trên đồng...
Bỗng loè chớp đỏ
Thôi rồi, Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ
Một dòng máu tươi!
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng...
Lượm ơi, còn không?
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca-lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng..."
Câu 1: Hãy nêu tên bài thơ, tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
Câu 2: Bài thơ được viết theo thể thơ gì? Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì?
Câu 3: Theo em, tác giả muốn truyền đến người đọc điều gì qua hai câu thơ "Ra thế, lượm ơi!"? Cảm xúc của tác giả trong hai câu thơ này như thế nào?
Câu 4: Hãy nêu những biện pháp tu từ được sử dụng trong sáu câu thơ sau và tác dụng của chúng:
"Chú đồng chí nhỏ
Một dòng máu tươi!
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng..."
Câu 5: Theo em, vì sao tác giả lại viết lặp lại hai đoạn thơ cuối trùng với đoạn thơ thứ 2 và 3 của bài thơ? Nêu ý nghĩa nhân đạo của hai đoạn thơ cuối.
Câu 6: Có ý kiến cho rằng: "thủ pháp đối lập đã được sử dụng trong hai đoạn thơ 2,3 và hai đoạn thơ cuối bài". Theo em, điều đó có đúng không?
Câu 7: Gợi từ hai tiếng "đồng chí" được nhà thơ sử dụng, hãy liên hệ với hai văn bản trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở nêu cao tinh thần chiến đấu và tình đồng chí của người lính Việt Nam.
Hãy phân tích từ "đồng chí" để thấy được sự thiêng liêng của từ này.
Câu 8: Gần đây, trên mạng xã hội TikTok có lan truyền một xu hướng: "lấy nhạc nền là bài hát chế dựa theo lời bài thơ này đi cùng với những nội dung mang tính giải trí lố bịch, phản cảm". Hãy viết một đoạn văn ngắn (9-10 câu) để phân tích những mặt trái của xu hướng này, và nêu lên suy nghĩ cá nhân của em.
(Câu 1: 1GP; câu 2: 1GP; câu 3: 1GP; câu 4: 1,5GP; câu 5: 1,5GP; câu 6: 1,5GP; câu 7: 1,5GP; câu 8: 2GP)
Câu 1:
- Tên bài thơ: Lượm
- Tác giả: Tố Hữu
- Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1949, thời kì chống Pháp đang diễn ra ác liệt.
Câu 2:
- Thể thơ: thơ 4 chữ
- PTBĐ chính: Tự sự
Câu 3: Đây là 1 câu thơ đặc biệt, khổ thơ và câu đặc biệt này diễn tả lòng đau xót tiếc thương như dồn nén lại, như đứt đoạn ra trước tin hy sinh đột ngột của Lượm.
Câu 7: Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu
"Đồng chí" có nghĩa là:
+ Đồng: cùng
+ chí: chí hướng, lí tưởng
"Đồng chí" là có cùng một chí hướng, lí tưởng.
(Em chỉ làm được 4 câu thôi ạ)
Vâng, tại cũng muộn rồi, nên để mai em suy nghĩ thêm và thử sức tiếp ạ.