Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox, vẽ tia Oy và Ot sao cho:
xÔy = 30°; xÔt = 70°.
a) Trong ba tia Ox, Oy, Ot tia nào nằm giữa hai tia còn lại ?
b) Tính yÔt, tia Oy có phải là phân giác của xÔt không?
c) Gọi Om là tia đối của tia Ox. Tính số đo mÔt ?
d) Gọi tia Oa là tia phân giác của mÔt, tính số đo aÔy ?
Mọi người giúp mình nha! Cảm ơn mọi người nhiều!
O x y t a m
a) Trên cùng một nửa mặt phẳng có bờ chứa tia Ox, ta có xÔy < xÔt (vì 30 độ < 70 độ)
Do đó tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Ot.
b)
* Vì tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Ot (do cm a)
Suy ra xÔy + yÔt = xÔt
Thay xÔy = 30 độ; xÔt = 70 độ
Ta được: 30 độ + yÔt = 70 độ
yÔt = 70 độ - 30 độ
= 40 độ
* Ta có:
xÔy = 30 độ
yÔt = 40 độ
Do đó xÔy khác yÔt ( vì 30 độ khác 40 độ)
Suy ra tia Oy không phải là tia phân giác của xÔt.
c)
* Om là tia đối của tia Ox nên xÔm = 180 độ
* Trên cùng một nửa mặt phẳng có bờ chứa tia Ox, ta có xÔt < xÔm (vì 70 độ < 180 độ)
Do đó tia Ot nằm giữa hai tia Ox và Om.
Suy ra xÔt + tÔm = xÔm
Thay xÔt = 70 độ; xÔm = 180 độ
Ta được: 70 độ + tÔm = 180 độ
tÔm = 180 độ - 70 độ
= 110 độ
Hay mÔt = 110 độ
d)
* Vì tia Oa là tia phân giác của mÔt nên mÔa = mÔt = mÔt / 2 = 110 độ / 2 = 55 độ
* Trên cùng một nửa mặt phẳng có bờ chứa tia Om, ta có mÔa < mÔx (vì 55 độ < 180 độ)
Do đó tia Oa nằm giữa hai tia Om và Ox.
Suy ra mÔa + aÔx = mÔx
Thay mÔa = 55 độ; mÔx = 180 độ
Ta được 55 độ + aÔx = 180 độ
aÔx = 180 độ - 55 độ
aÔx = 125 độ
Hay xÔa = 125 độ
* Trên cùng một nửa mặt phẳng có bờ chứa tia Ox, ta có xÔy < xÔa (vì 30 độ < 125 độ)
Do đó tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oa.
Suy ra xÔy + yÔa = xÔa
Thay xÔy = 30 độ; xÔa = 125 độ
Ta được: 30 độ + yÔa = 125 độ
yÔa = 125 độ - 30 độ
yÔa = 95 độ
Hat aÔy = 95 độ
Vậy a) Trong ba tia Ox, Oy, Ot tia Oy nằm giữa hai tia còn lại
b) yÔt = 40 độ; tia Oy không phải là tia phân giác của xÔt
c) mÔt = 110 độ
d) aÔy = 95 độ