K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 4 2023

Đây là một lãnh thổ khu vực có vị trí trải dài trên nhiều vĩ độ từ vùng vực bắc đến các vùng xích đạo của trái đất, cho nên khu vực châu á có những đặc điểm khí hậu vô cùng đa dạng, được phân chia làm nhiều đới:

Đới khí hậu cực và cận cực: có vị trí nằm trải dài từ cùng cực bắc đến vừng cựcĐới khí hậu ôn đới: gồm kiểu khí hậu ôn đới gió mùa, ôn đới lục địa và ôn đới hải dương nằm trong khoảng 40* đến vòng cực BắcĐới khí hậu cận nhiệt: gồm kiểu khí hậu: cận nhiệt Địa Trung Hải, cận nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt lục địa, cận nhiệt núi cao trải dài từ chí tuyến Bắc đến 40*B.Đới khí hậu nhiệt đới: gồm kiểu khí hậu nhiệt đới khô và nhiệt đới gió mùa nằm trong chí tuyến Bắc đến 40*B.Đới khí hậu xích đạo

Do lãnh thổ rộng và sự xuất hiện của các dãy núi và sơn nguyên cao khiến ảnh hưởng của biển vào nội địa thay đổi nên mỗi đới khí hậu châu Á lại phân thành các kiểu khí hậu khác nhau.

2 tháng 5 2023

 Đặc điểm của châu Á:

 * Vị trí địa lí:

 - Châu Á trải dài gần cực Bắc tới quá Xích đạo, ba phía giáp biển vào đại dương.

 - Núi và cao nguyên chiếm \(\dfrac{3}{4}\) diện tích châu Á, trong đó có một số vùng núi cao và đồ sộ. Đỉnh Ê - vơ - rét cao 8848m thuộc dãy Hi - ma - lay - a cao nhất Thế giới.

 * Dân cư: 

 - Đa số là người da vàng. Họ thường sống tập trung tại các đồng bằng châu thổ màu mỡ.

* Khí hậu:

 - Châu Á có đủ các đới khí hậu từ ôn đới, hàn đới cho tới nhiệt đới.

 * Hoạt động kinh tế:

 - Nông nghiệp là ngành sản xuất chính. Họ thường trồng lúa mì, lúa gạo, bông, cao su, cà phê, cây ăn quả.

 - Chăn nuôi: Trâu, bò, lợn, gia cầm.

 - Vùng ven biển: Đánh bắt và nuôi trồng hải sản.

 - Một số nước phát triển nền công nghiệp khai thác khoáng sản, sản xuất máy móc.

 -> Chúc học tốt!

6 tháng 10 2021

1- Châu Á là một bộ phận của lục địa Á – Âu.

- Diện tích phần đất liền rộng khoảng 41,5 triệu km2, nếu tính cả diện tích các đảo phụ thuộc thì rộng tới 44,4 triệu km2.

- Tiếp giáp: 

+ Châu Á giáp với châu Âu ở phía Tây ranh giới tự nhiên là dãy Uran, giáp châu Phi ở phía Tây Nam.

+ 3 đại dương: Bắc Băng Dương ở phía Bắc, Thái Bình Dương phía Đông và phía Đông Nam, Ấn Độ Dương phía Nam.

2

Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới.Các dãy núi chạy theo hai hướng chính là Đông – Tây và gần Đông – Tây, Bắc – Nam và gần Bắc – Nam làm cho địa hình bị chia cắt rất phức tạp.Các dãy núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm. Trên các núi cao có băng hà phủ quanh năm3 ,

2. Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa

a) Các kiểu khí hậu gió mùa

 

- Khí hậu gió mùa châu Á gồm các kiểu :

+ Khí hậu gió mùa nhiệt đới phân bố ở Nam Á và Đông Nam Á.

+ Khí hậu gió mùa cận nhiệt và ôn đới phân bố ở Đông Á.

- Kiểu khí hậu gió mùa: trong năm có hai mùa rõ rệt, mùa đông gió từ nội đị thổi ra, không khí khô, lạnh và mưa không đáng kể. Mùa hạ có gió từ đại dương thổi vào lục địa, thời tiết nóng, ẩm mưa nhiều.

+ Hai khu vực Nam Á và Đông Nam Á là hai khu vực có mưa nhiều nhất thế giới.

b) Các kiểu khí hậu lục địa

 

- Kiểu khí hậu lục địa ở châu Á: ôn đới lục địa, cận nhiệt lục địa, nhiệt đới khô.

- Phân bố: các vùng nội địa, khu vực Tây Nam Á.

- Đặc điểm: mùa đông lạnh và khô, mùa hạ nóng khô, lượng mưa trung bình 200-500 mm, độ bốc hơi lớn, độ ẩm thấp, hoang mạc và bán hoang mạc phát triển.

4.- Sông ngòi ờ châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn.
- Các sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp.
ở Bác A, mạng lưới sông dày và các sông lớn đều chảy theo hướng từ nam lên bắc.
Về mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài. Mùa xuân, băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và thường gây ra lũ băng lớn.
Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á là những khu vực có mưa nhiều nên ở đây mạng lưới sông dày và có nhiều sông lớn. Do ảnh hưởng của chế độ mưa gió mùa, các sông có lượng nước lớn nhất vào cuối hạ đầu thu và thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.
Tây Nam Á và Trung Á là những khu vực thuộc khí hậu lục địa khô hạn nén sông ngòi kém phát triển. Tuy nhiên, nhờ nguồn nước do tuyết và băng tan từ các núi cao cung cấp, ở đây vẫn có một số sông lớn. Điển hình là các sông Xưa Đa-ri-a, A-mu Đa-ri-a ở Trung Á, Ti-grơ và Ơ-phrát ở Tây Nam Á. 
Lưu lượng nước sông ở các khu vực này càng về hạ lưu càng giảm. Một số sông nhỏ bị "chết" trong các hoang mạc cát.
- Các sông của Bác Á có giá trị chủ yếu vé giao thông và thủy điện, còn sông ở các khu vực khác có vai trò cung cấp nước cho sản xuất, đời sống, khai thác thủy điện, giao thông, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản

5

Tập trung đông ở Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á bởi những nơi này có khí hậu thuận lợi, giao thông thuận tiện, sông ngòi phát triển, cảnh quan tự nhiên thích hợp để sinh sống, nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào,...

6 tháng 10 2021

Lấy trên mạng thì nhớ ghi tham khảo nữa nhé!

11 tháng 10 2018

Cô nghĩ em nên đăng từng câu một thì các bạn sẽ dễ dàng giúp đỡ hơn đấy.

Chúc em học tốt!

15 tháng 11 2021

Ai giúp e với ạ gianroi

 

15 tháng 11 2021

1.

- Đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước lãnh thổ châu Á:

+ Vị trí địa lí: châu Á là một bộ phân của lục địa Á – Âu, nằm kéo dài từ vùng cực bắc đến vùng Xích đạo, tiếp giáp với châu Âu, châu Phi và các đại dương Thái bình Dương, Bắc Băng Dương, Ấn Độ Dương.

+ Kích thước lãnh thổ: là châu lục rộng lớn nhất thế giới với diện tích 44, 4 triệu km2 (kể cả các đảo)

2.

* Khí hậu châu á phân hóa thành 5đới khí hậu khác nhau theo chiều từ Bắc xuống Nam(Cụ thể là từ cực Bắc đến xích đạo) 
-Đới khí hậu cực và cận cực 
-Đới khí hậu ôn đới 
-Đới khí hậu cận nhiệt 
-Đới khí hậu nhiệt đới 
-Đới khí hậu xích đạo 
*Khí hậu châu á phân bố thành 11 kiểu khí. Những chủ yếu là khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa. 
-Khí hậu gió mùa: 
+Gió mùa nhiệt đới(Nam Á,ĐNÁ) 
+Gió mùa cận nhiệt đới và ôn đới(Đông á) 
-Khí hậu lục địa phân bố ở vùng nội địa và khu vực Tây á. 
*** Giải thích: 
-Do vị trí địa lí, địa hình lãnh thổ rộng lớn,các dãy núi và sơn nguyên cao ngăn cản sự xâm nhập của biển vào sâu trong nội địa

23 tháng 11 2021

Tham khảo!

 

Châu Á là châu lục đông dân nhất thế giới. Năm 2002, dân số châu Á là 3766 triệu người (chưa tính số dân của Liên bang Nga).

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á vẫn còn cao (1,3% năm 2002).

- Dân cư châu Á thuộc nhiều chủng tộc, nhưng chủ yếu là chủng tộc Môngôlôit và ơrôpêôít. Có sự hoà huyết giữa các chủng tộc và các dân tộc trong mỗi quốc gia.

- Châu Á là nơi ra đời của nhiều tôn giáo có số tín đồ lớn: Phật giáo, Hồi giáo, Ki Tô giáo, An Độ giáo

So sánh:

 Thành phần chủng tộc của Châu Á bao gồm: Môn – gô – lô – it, Ơ – rô – pê – ô – it và số ít Ô – xtra- lô – it.Thành phần chủng tộc của Châu Âu chủ yếu là: Ơ – rô – pê – ô – it.

=>Dân cư Châu Á có thành phần chủng tộc phong phú và đa dạng hơn so với Châu Âu.

23 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Ý 1:

Châu Á là châu lục đông dân nhất thế giới. Năm 2002, dân số châu Á là 3766 triệu người (chưa tính số dân của Liên bang Nga).

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á vẫn còn cao (1,3% năm 2002).

- Dân cư châu Á thuộc nhiều chủng tộc, nhưng chủ yếu là chủng tộc Môngôlôit và ơrôpêôít. Có sự hoà huyết giữa các chủng tộc và các dân tộc trong mỗi quốc gia.

- Châu Á là nơi ra đời của nhiều tôn giáo có số tín đồ lớn: Phật giáo, Hồi giáo, Ki Tô giáo, An Độ giáo

Ý 2:

- So với châu Âu, thành phần chủng tộc châu Á đa dạng hơn (có cả ba chủng tộc), trong khi đó châu Âu chủ yếu là thành phần chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it.

+ Châu Á chủ yếu là chủng tộc Môn-gô-lô-ít:  da vàng, mũi tẹt, mắt và tóc đen, tóc thẳng, dáng người thấp bé.

+ Châu Âu phổ biển chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít: da trắng, mũi cao thẳng, tóc vàng và xoăn, dáng người cao to.

tham khảo:

+ Các sông lớn của Bắc Á và Đông Á bắt nguồn từ khu vực nào, đổ vào biển và đại dương nào ?

+ Sông Mê Công (Cửu Long) chảy qua nước ta bắt nguồn từ sơn nguyên nào ?

- Các sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp.

- Ở Bắc Á, mạng lưới sông dày và các sông lớn.

- Hướng chảy: hướng từ Nam lên Bắc.

- Chế độ nước: 

+ Về mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài.

+ Mùa xuân, băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và thường gây ra lũ băng lớn.

+ Sông ngòi ở Đông Á và Đông Nam Á, Nam Á: 

Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều sông lớn: Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Hằng, Ấn,...

Chế độ nước: nước lớn vào cuối hạ đầu thu, thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.

tham khảo:

 Cảnh quan phân hóa đa dạng với nhiều loại

 

- Rừng lá kim ở Bắc Á (Xi- bia) nơi có khí hậu ôn đới.

 

- Rừng cận nhiệt ẩm ở Đông Á, rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á và Nam Á.

 

- Thảo nguyên, hoang mạc, cảnh quan núi cao.

 

* Nguyên nhân phân bố của một số cảnh quan: do sự phân hóa đa dạng về các đới, các kiểu khí hậu:

 

- Tương ứng kiểu khí hậu ôn đới lục địa có rừng lá kim ở Bắc Á -

 

Tương ứng kiểu khí hậu cận nhiêt gió mùa có rừng cận nhiệt ẩm ở Đông Á

 

- Tương ứng khậu nhiệt đới gió mùa có rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á và Nam Á

 

- Tương ứng kiểu khí hậu núi cao có cảnh quan núi cao

16 tháng 12 2018

??? OK

17 tháng 12 2018

Câu 1 : Vị trí địa hình Châu Á : 

* Vị trị địa lý : 

- tiếp giáp vs Châu Âu , Châu PHi , và tiếp giáp vs biển : Ấn độ dương , Bắc Băng dương , Thái Bình Dương 

- Tổng diện tích là 41,5 triệu km2 , nếu tính các đảo phụ thuộc thì rộng tới 44,4 triệu km2

- Là Châu lục rộng nhất thế giới 

- Vị trí thuận lời để gia lưu phát triển kinh tế các nước ..

* Địa hình : 

- Có các dạng địa hình chủ yếu : Đồng bằng , sơn nguyên , núi cao , thung lũng đan xen nha 

- Trong đó địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích 

- Cao nhất là dãy núi Hi - ma lay -a  và đỉnh núi e - vơ - rét cao  8848 m 

=> Địa hình Châu  Á bị chia cắt phức tạp vs 2 hương chính Đông tây  hoặc gần đông tay , bắc nam hoặc gần bắc nam 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
19 tháng 9 2023

- Đặc điểm sông, hồ châu Á:

+ Nhiều hệ thống sông lớn (Hoàng hà, Trường Giang, Mê Công, Ô-bi, Lê-na,…).

+ Các sông phân bố không đồng đều và có chế độ nước phức tạp.

+ Nhiều hồ lớn (Bai-can, Ban-khat,…). Một số hồ có kích thước rộng lớn nên còn được gọi là “biển” như: biển Ca-xpi, Biển Chết.

- Ý nghĩa của đặc điểm sông, hồ đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á:

+ Ý nghĩa quan trọng đối với kinh tế, đời sống con người và môi trường tự nhiên.

+ Cần sử dụng hợp lí nước sông, hồ để tránh tình trạng ô nhiễm và cạn kiệt.

24 tháng 10 2021

Bạn tham khảo nha:

- Châu Á có mạng lưới sông ngòi khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn.

- Các sông châu Á phân bố không đều và chế độ nước khá phức tạp.

+ Bắc Á: Nhiều sông, các sông lớn đều chảy theo hướng từ nam lên bắc, mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài. Mùa xuân băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và gây lũ băng lớn.

+ Đông Á, Đông Nam Á: Sông dày đặc, nhiều sông lớn, thời kì nước lớn vào cuối mùa hạ đầu mùa thu, thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.

+ Tây Nam Á và Trung Á: Do khí hậu lục địa khô hạn nên sông kém phát triển. Nguồn cung cấp nước là tuyết và băng tan từ các đỉnh núi cao nên vẫn có nhiều sông lớn.

- Giá trị kinh tế của sông ngòi châu Á:

giao thông, thuỷ điện, cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

- Các sông lớn: Lê-na, I-ê-nit-xây, Ô-bi, A-mua, Ấn, Hằng, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Ti-gro, Ơ-phrat

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
19 tháng 9 2023

- Đặc điểm khí hậu châu Á:

+ Có đầy đủ các đới khí hậu, mỗi đới khí hậu lại phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu.

+ Những khu vực nằm sâu trong nội địa và phía tây nam châu lục có kiểu khí hậu lục địa.

+ Rìa phía nam, đông và đông nam của châu lục có kiểu khí hậu gió mùa

- Ý nghĩa của đặc điểm khí hậu đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á:

+ Tạo điều kiện phát triển đa dạng cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

+ Chú trọng tính mùa vụ, những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và các tác động tiêu cực của khí hậu (bão, hạn hán, lũ lụt,…).