Viết văn nghị luận về vấn đề Yêu thương và chia sẻ có sử dụng dụng yêu tố biểu cảm!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhân vật mà tôi cảm thấy ấn tượng và yêu thích nhất khi đọc truyện Gió lạnh đầu mùa là Sơn. Cậu được sinh ra trong một gia đình khá giả, luôn nhận được tình yêu thương của những người thân. Nét tính cách của Sơn được thể hiện qua những tình huống cụ thể trong truyện. Khi nhìn thấy người vú giá “với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay mân mê các đường chỉ”, Sơn cảm thấy “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Cậu còn xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”. Sơn luôn tỏ ra thân thiện và chơi cùng với bọn trẻ con trong xóm - Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc - những đứa trẻ em nghèo ở xóm trợ. Nhưng cảm động nhất là hành động của Sơn khi thấy Hiên - cô bé hàng xóm không có áo ấm để mặc. Khi thấy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”, Sơn chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt thoáng qua trong tâm trí Sơn - đó là đem chiếc áo bông cũ của em Duyên cho Hiên. Nghĩ vậy, cậu đã nói với chị gái của mình, nhận được sự đồng tình của chị. Chị Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Còn Sơn thì đứng yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”. Với nhân vật Sơn, nhà văn đã gửi gắm bài học giá trị về tình yêu thương con người trong cuộc sống.
Dàn bài cho bạn nhé.
Mở bài:
- Giới thiệu chủ đề: "Yêu thương và chia sẻ".
Mẫu: Cuộc sống sẽ tàn khốc, lạnh lẽo đến nhường nào nếu như không có sự yêu thương và chia sẻ?.
Thân bài:
- Giải thích:
+ "Yêu thương" là gì?
-> Tình cảm gần gũi, quan tâm, chân thành mà một người nào đó dành cho ai đó. (Ví dụ như: À, thì ra đó là tình cảm .... => Tình thái từ: à)
+ "Chia sẻ" là gì?
-> Sự chia những cái tốt đẹp, thành quả mà mình đang có cho ai đó.
- Vì sao phải có sự yêu thương và chia sẻ?
+ Bởi đó là những gì ý nghĩa nhất trong cuộc sống và là những việc làm sâu sắc vô cùng.
+ Ai cũng cần có tình yêu thương, có sự chia sẻ.
Dẫn chứng:
+ Cha mẹ yêu thương con cái.
+ Bạn bè chia sẻ nhau những miếng ăn.
+ Con người giúp đỡ cho những con vật đáng thương.
+ Nhóm bạn trẻ làm thiện nguyện chia sẻ đồ ăn, thức uống cho người nghèo.
- Lợi ích của việc yêu thương, chia sẻ:
+ Cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
+ Xã hội văn minh hơn.
- Mở rộng:
+ Ngoài ra cần có thêm sự thấu hiểu, đồng cảm.
+ Không phải với ai mình cũng yêu thương, chia sẻ.
- Đánh giá chủ đề:
+ Tình cảm là điều thiết yếu trong cuộc sống, "yêu thương" và "chia sẻ" cũng thế.
Kết đoạn:
- Liên hệ bản thân và tổng kết/ khẳng định lại suy nghĩ của bản thân về chủ đề.
Trong trường học hiện nay xuất hiện nhiều hiện tượng khiến các thầy cô phải đau đầu tìm cách giải quyết ví dụ như hút thuốc, đánh lộn, sử dụng điện thoại,.. Trong đó tình trạng học sinh nói chuyện riêng trong giờ học tuy không phải vấn đề xấu xa gì, nhưng nó lại đang có ảnh hưởng không tốt đến việc học tập của các bạn học sinh.
Việc nói chuyện riêng trong giờ dường như đã trở thành trào lưu, trong giờ học lúc nào cũng nghe thấy tiếng nói chuyện. Nguyên nhân chủ yếu là do các bạn học yếu ngồi trong lớp không yên được, mệt mỏi nên nói chuyện để giết thời gian chờ đợi lúc đánh trống hết giờ. Còn có nguyên nhân nữa là do thấy các bạn xung quanh nói chuyện rôm rả nên cũng muốn nhập cuộc cho vui. Các bạn có lẽ không biết rằng việc các bạn nói chuyện riêng trong giờ học sẽ khiến lớp bị ảnh hưởng không tốt.
Các thầy cô khó tính khi thấy các bạn nói chuyện quá nhiều trong lớp sẽ tức giận và hậu quả là lớp phải nhận giờ B, C, cũng có khi giờ D trong sổ đầu bài. Nói chuyện còn ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập của các bạn. Khi các bạn nói chuyện riêng sẽ bị sao nhãng và tất nhiên sẽ không hiểu bài. Còn có bạn thậm chí còn bị đình chỉ học vì nói chuyện quá nhiều, không có ý thức sửa chữa. Nói chuyện riêng đã trở thành thói quen lâu dài, vì vậy muốn khắc phục, loại bỏ tình trạng này cần thời gian dài.Các thầy cô có thể sử dụng nhiều phương pháp đổi mới trong cách giảng dạy khiến các bạn chú ý trong học tập. Các biện pháp cưỡng ép chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn, thường không đem lại hiệu quả cao. Các bạn học sinh thì cần có ý thức hơn, có chuyện trò gì thì để ra chơi nói.
Tóm lại ta như hiểu được rằng chính việc nói chuyện riêng trong giờ học sẽ chẳng mang lại lợi ích gì cho các bạn. Hơn nữa chúng ta cũng phải hiểu được rằng đối với những người xung quanh, việc nói chuyện riêng của chúng ta ko có gì ngoài những điều bất lợi. Thế nên, mọi người cũng hãy từ bỏ và đấu tranh với nó để loại bỏ hoàn toàn hành vi này khỏi trường học, loại bỏ ngay ra khỏi lớp học của chính mình nhé.
Chúc bạn thi tốt!
Bà em năm nay đã già, mắt bà đã mờ và đôi chân yếu đi rất nhiều. Với em, bà là người thầy lớn, dạy em những điều hay lẽ phải trong cuộc đời. Mỗi lần trở về quê hương, em hạnh phúc khi nắm bàn tay hao gầy nhưng tràn đầy hơi ấm của bà, lắng nghe những câu chuyện bà kể. Những câu chuyện của bà đều giúp em trưởng thành hơn trong cuộc sống. Bài học khiến em nhớ nhất đó là tấm lòng nhân ái và biết sẻ chia với mọi người mà bà đã dạy.
Từ thuở bé, em thích nhất khi được trở về khu vườn của bà nơi đầy ắp những trái cây ngon nhưng bà chẳng bao giờ bán mà thường để dành khi chín, chia cho những đứa trẻ quanh nhà. Em thắc mắc tại sao bà không bán lấy tiền, bà cười hiền hậu và nói: Những đứa trẻ đó nhà chúng nghèo lắm cháu ạ, nhà nghèo nên chúng chẳng được ăn những trái cây ngon bao giờ. Chia sẻ với người khác là nhân thêm niềm vui cho mình. Trong cuộc sống, ai cũng có những lúc khó khăn, hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau. Không những vậy, bà còn dạy chữ cho những đứa trẻ nghèo ven đê không được đến lớp. Ngôi nhà nhỏ của bà vì vậy lúc nào cũng rộn tiếng cười nói trẻ thơ. Em nghe theo lời bà dạy, đã xin những bộ sách cũ của những người bạn học từ thành phố về để chia cho những người bạn nơi làng quê. Các bạn rất quý em và thường rủ em đi chơi quanh làng sau những buổi chiều tan học.
Và chính từ tấm lòng nhân ái của bà mà ngôi làng như xích lại gần nhau hơn, mọi người chia sẻ cho nhau từ những điều giản dị, đôi khi là củ khoai, củ sắn trồng được hay giúp đỡ nhau mỗi khi gia đình nhà ai có chuyện khó khăn. Mọi người sống với nhau như những người họ hàng thân thiết và em thấy được giá trị của lòng nhân ái qua hành động nhỏ của bà.
Vào những đêm trăng sáng, bà còn thường kể em nghe những câu chuyện cổ tích, về sự tham lam của người anh trong truyện Cây khế đã phải giá bằng tính mạng của mình, về lão phú ông trong truyện cổ tích Cây tre trăm đốt chỉ biết làm giàu cho mình từ sức lao động của anh Khoai nên cuối cùng mới bị anh Khoai trả đũa. Lòng nhân ái, biết sẻ chia của con người sẽ khiến cuộc sống bớt đi những khổ đau, khiến mọi người gần lại với nhau hơn và chan chứa tình người.
Bài học từ thuở bé nhưng mãi là hành trang theo em bước vào đời, em luôn ghi nhớ lời dạy sâu sắc bà dạy để đối xử với mọi người quanh mình, để nhận lại được những nụ cười và hạnh phúc đầy ấm áp. Người với người sống để yêu nhau, bởi “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
Tuổi thơ của tôi phải sống xa ba mẹ, bởi ba mẹ tôi thường xuyên đi làm ăn ở một nơi xa lâu lâu mới về thăm tôi. Do đó, tôi ở với bà ngoại, nhà chỉ có hai bà cháu nên bà dành hết mọi tình yêu thương cho tôi. Tôi không thể nào quên được những trưa hè oi bức, tôi cứ trằn trọc mãi không ngủ được bà đã quạt cho tôi, ru tôi bằng những câu ca nồng nàn tình thương. Những lời ru của bà vẫn còn mãi trong ký ức tuổi thơ của tôi.
Ngày đó nhà tôi còn khó khăn lắm, cái khó khăn chung của toàn xã hội chứ chẳng riêng gì nhà tôi. Ba mẹ tôi thì đi làm xa, tôi và bà nương tựa vào nhau mà sống. Hàng ngày bà tôi thường chăm sóc cho những vườn rau trong vườn, tưới nước, nhổ cỏ, bón phân giúp cho chúng luôn xanh tốt. Nhà chỉ có hai bà cháu nên chúng tôi chẳng thể nào ăn hết được vườn rau lớn như vậy, nên tôi nói với bà hay là chúng ta hái rau mang ra chợ bán. Bà gật gù đồng ý.
Từ đó, mỗi ngày tôi và bà cùng nhau chăm sóc vườn rau, rồi cùng nhau gánh quang gánh ra chợ. Bà đi trước con tôi rách cái ghế nhỏ lon ton chạy theo sau đôi quang gánh của bà. Tôi rất thích công việc này, bởi hôm nào sau khi bán hết rau bà cũng lấy tiền mua cho tôi ít bánh đa, bánh đúc hoặc một ít bỏng ngô, kẹo lạc. Thế là tôi sướng tít .
Nhưng có một kỷ niệm mà tôi không thể nào quên được, đó là bài học đầu tiên bà đã dạy khiến cho tôi tới giờ vẫn còn nhớ mãi. Hôm đó, tôi và bà vẫn đi chợ bán rau như mọi hôm, chợ hôm đó giữa tuần nên người đi thưa thớt, bán mãi mà gánh rau của bà cháu tôi chẳng vơi đi được nhiều lắm.
Trong lúc tôi đang chán nản ngồi đuổi ruồi bên cạnh bà thì có một chị rất xinh đẹp, ăn mặc sang trọng đi tới hỏi mua hết gánh rau của bà cháu tôi, bởi nhà chị ấy chiều nay có đám cỗ. Bà tôi mừng lắm giảm giá cho chị đó chút đỉnh rồi nhận tiền, chị đó đưa một tờ tiền mệnh giá rất lớn, khiến bà tôi không có đủ tiền thừa để trả lại nên phải đi đổi. Bà tôi đi đổi rất lâu rồi mới quay lại trả tiền thừa cho chị đó. Chị đó nhận tiền rồi bê gánh rau buộc vào sau xe máy trở về nhà. Nhưng khi chị ấy vừa đi khỏi thì bà tôi chợt giật mình nhớ ra rằng mình đã trả thiếu tiền cho chị ấy. Bà tôi suy nghĩ mãi không biết nhà chị ấy ở đâu để trả lại tiền.
Bà đưa tôi đi hỏi thăm khắp mọi người trong buổi chợ xem có ai biết chị gái đó ở đâu, nhưng mọi người đều lắc đầu bảo “không biết”. Thấy bà buồn rầu nên tôi bảo “Thôi kệ bà à, trông chị ấy có vẻ giàu có nên chút tiền nhỏ như thế này chị ấy chả bận tâm đâu”. Bà quay sang nhìn tôi âu yếm bảo “Mình phải giữ chữ tín con ạ. Sau này khi con lớn muốn làm gì thành công cũng phải biết giữ chữ tín, có như thế người ta mới tin tưởng ở mình, mới gắn bó lâu dài với mình con ạ”. Tôi “vâng, dạ”, để chiều lòng bà nhưng thực chất thì lúc đó tôi cũng chưa hiểu hết ý nghĩa câu nói này.
Mãi đến xế trưa hôm đó, thật may mắn cho bà cháu tôi là có một người bán đồ khô ở chợ nói rằng có quen biết chị gái đó, vì người này ở gần nhà chị gái đó, nên đã mách đường cho bà cháu chúng tôi tới nhà chị ấy trả lại tiền thừa. Lúc nhìn thấy bà cháu tôi ở cổng nhà, chị gái ấy rất ngạc nhiên còn tưởng chị ấy trả thiếu tiền, nên bà cháu tôi tìm đến nhà để lấy. Nhưng khi biết bà tôi mang trả tiền thừa cho chị. Chị đã rất cảm động chị ấy còn tặng tôi một con búp bê nho nhỏ trông rất đáng yêu.
Tôi sống với bà suốt 10 năm từ lúc tôi 4 tuổi cho tới năm tôi 14 thì ba mẹ tôi xin chuyển công tác về gần nhà, nên tôi sống cùng bà mẹ. Còn bà tôi lại chuyển về sống cùng với bác cả. Ngày bà chuyển về nhà bác cả sống tôi buồn lắm, khóc rất nhiều, bởi tôi biết từ nay sẽ ít có dịp được ngủ cùng bà, được nghe tiếng ru à ơi, những câu ca dao về cái bống cái bang. Rồi tôi cũng không còn dịp được bà đưa đi chợ ăn những món quà quê thơm ngon, bổ rẻ nữa.
Trong 10 năm ở với bà tôi đã được bà dạy rất nhiều điều hay lẽ phải. Bà dạy tôi phải biết yêu thương chia sẻ với những người khó khăn hơn mình, phải biết “tôn sư trọng đạo” hiếu kính với thầy cô, cha mẹ. Bà còn dạy tôi nữ công gia chanh, để tôi biết làm nhiều món bánh ngon từ các loại nguyên liệu có sẵn trong nhà. Nhưng có lẽ bài học tôi suốt đời không quên đó chính là bài học về chữ tín hôm nào.
Những lời dạy của bà cho tới mãi hôm nay tôi mới có thể thấm thía hết, mới biết nó thật chân tình và chí lý biết bao. Dù bây giờ bà tôi đã qua đời do tuổi cao sức yếu, nhưng những lời dạy của bà ngày nào vẫn còn mãi bên tôi, nằm sâu trong tâm trí tôi, đánh thức tâm hồn tôi mỗi khi tôi mắc lỗi hoặc định làm gì đó không đúng.
Tham khảo
I. Mở bài
Học sinh sinh viên là thời đẹp nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta. Thế nhưng hiện nay, sự trong sáng, tươi đẹp hồn nhiên của thế hệ học sinh không còn nữa. Thay vào đó là những lời nói và hành động thô bạo, bậy bạ. Thậm chí những đứa trẻ này còn đánh nhau, chúng xé áo, đánh bạn giữa đường. tình trạng này diễn ra phổ biến, tràn lan được lan rộng trên Internet, chúng ta cùng đi tìm hiểu tình trạng này.
II. Thân bài: Nghị luận về bạo lực học đường
1. Thế nào là bạo lực học đường:
Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình.Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh.Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.Hành vi này càng ngày càng phổ biến.2. Hiện trạng của bạo lực học đường hiện nay:
Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy đối với người khác.Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè.Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô.Thầy cô xúc phạm đến học sinh.Lập các bang nhóm đánh nhau ở học sinh.3. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường:
Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa.Chưa có sự quan tâm từ gia đình.Không có sự giáo dục đúng đắn của nhà trường.Xã hội dửng dưng trước những hành động bạo lực.Sự phát triển chưa toàn diện của học sinh.4. Hậu quả của bạo lực học đường:
a. Với người bị bạo lực:
Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất.Làm cho gia đình họ bị đau thương.Làm cho xã hội bất ổn.b. Với người gây ra bạo lực:
Phát triển không toàn diện.Mọi người chê trách.Mất hết tương lai, sự nghiệp.5. Cách khắc phục nạn bạo lực học đường:
Nhà trường cần nâng cao nhận thức và dạy bảo học sinh hiệu quả nhất.Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái.Tự bản thân có trách nhiệm xa lánh tình trạng bạo lực học đường.III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về bạo lực học đường.
Đây là một hành vi không tốt.Em sẽ làm gì để ngăn chặn tình trạng nàyTham khảo
I. Mở bài
Học sinh sinh viên là thời đẹp nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta. Thế nhưng hiện nay, sự trong sáng, tươi đẹp hồn nhiên của thế hệ học sinh không còn nữa. Thay vào đó là những lời nói và hành động thô bạo, bậy bạ. Thậm chí những đứa trẻ này còn đánh nhau, chúng xé áo, đánh bạn giữa đường. tình trạng này diễn ra phổ biến, tràn lan được lan rộng trên Internet, chúng ta cùng đi tìm hiểu tình trạng này.
II. Thân bài: Nghị luận về bạo lực học đường
1. Thế nào là bạo lực học đường:
Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình.Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh.Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.Hành vi này càng ngày càng phổ biến.
2. Hiện trạng của bạo lực học đường hiện nay:
Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy đối với người khác.Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè.Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô.Thầy cô xúc phạm đến học sinh.Lập các bang nhóm đánh nhau ở học sinh.
3. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường:
Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa.Chưa có sự quan tâm từ gia đình.Không có sự giáo dục đúng đắn của nhà trường.Xã hội dửng dưng trước những hành động bạo lực.Sự phát triển chưa toàn diện của học sinh.
4. Hậu quả của bạo lực học đường:
a. Với người bị bạo lực:
Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất.Làm cho gia đình họ bị đau thương.Làm cho xã hội bất ổn.
b. Với người gây ra bạo lực:
Phát triển không toàn diện.Mọi người chê trách.Mất hết tương lai, sự nghiệp.
5. Cách khắc phục nạn bạo lực học đường:
Nhà trường cần nâng cao nhận thức và dạy bảo học sinh hiệu quả nhất.Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái.Tự bản thân có trách nhiệm xa lánh tình trạng bạo lực học đường.
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về bạo lực học đường.
Đây là một hành vi không tốt.Em sẽ làm gì để ngăn chặn tình trạng này
Tham khảo:
Bà ngoại luôn là người ân cần, trìu mến với những lời dạy bảo giản dị, sâu săc và tôi không bao giờ quên. Tôi nhớ mãi về tháng hè năm học vừa qua khi tôi được mẹ cho sang ở cùng bà một tháng. Bà tôi cần mẫn nấu từng bữa sáng cho tôi ăn bên bếp củi đỏ hồng. Mới đầu tôi không hiểu tại sao bà lại cần vất vả như vậy trong khi chỉ cần ra ngoài chợ kia thôi là tôi có đủ thức quà. Mãi về sau này tôi mới hiểu vì không có tình yêu nào lớn hơn sự yêu thương của bà nên bà luôn muốn cho tôi ăn bữa sáng ấ tình và đậm vị nhất. SỰ cần cù của bà còn cho tôi những bài học về giờ giấc, về việc rèn luyện bản thân chứ khong đơn thuần là câu chuyện bữa sáng nhỏ bé. Chứng kiến tôi cái gì cũng rụt rè, gì cũng nhút nhát, gì cũng không biết, bà thay vì cưng nựng, nâng niu đã lần đầu giúp tôi biết thế nào là trồng rau, vỡ đất. Hình ảnh bà, bác nông dân tần tảo giúp tôi của tuổi mười bốn, mười lam ấy thấy mình soa mà biếng nhác, vô dụng. Càng ngày, tôi càng thêm thấm thía bài học mà bà truyền dạy. Những lời dạy bảo của bà đâu phải là sự thủ thỉ ôm tôi, nịnh nọi hay khuyên bảo. Bà cứ âm thầm trong những việc làm thiết thực, và tôi, tôi nhận ra được tình bà thiết tha để thêm yêu thương và kính trọng bà nhiều hơn.
Cũng như bao đứa trẻ khác trên đời, tôi may mắn có được tình yêu thương của bà ngoại. Bà tôi là một người phụ nữ hiền hậu, chịu thương , chịu khó. Cả cuộc đời bà đã vất vả để chăm lo cho con cháu, đến tận bây giờ bà mới được an vui, không vướng muộn phiền. Những thời gian rảnh dỗi, bà thường kể tôi nghe về những câu chuyện cuộc đời bà ngày xưa, kể ;lại những năm tháng gian truân, vất vả nhưng ý nghĩa của mình. Tôi nghe bà nói rằng, hồi đó nhà bà tối rất nghèo, ông bà phải cùng nhau làm lụng vất vả nuôi con cái ăn học. Quãng thời gian ấy vô cùng khó khăn, nhưng chưa bao giờ bà có ý định bắt con mình thôi học. Bà tôi nói rằng :" Có học thì mới nên ngươif, mới thoát khỏi được cuộc sống cơ cực đồng ruộng để hi vọng một tương lai tốt lành ". Và như thế, bà chưa bao giờ để các con mình nhụt chí trước nghịch cảnh. Chính bà đã dạy cho họ ý chí vượt khó để vươn lên. Và giờ đây, câu chuyện ấy được bà kể lại với tôi với mục đích giáo dục cháu mình luôn luôn phải biết vươn lên trong cuộc sống." Nghịch cảnh sẽ cản bước và làm gục ngã con người nhưng nghịch cảnh không thể đẩy con người xuống bùn nhơ nếu như họ khôn muốn. " . Đó chính là bài học sâu sắc nhất từ bà mà có lẽ không bao giờ tôi có thể quên.