K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 4 2023

 

Thời điểm nào về thế kỉ XX, nước Nga dùng lịch Julian và lịch Gregorian có thời gian khác nhau là 13 ngày là vào đầu thế kỷ 20,

 
19 tháng 4 2023

Nhà thờ Nga vẫn dùng lịch Julian. Trong khoảng thời gian từ 1700-1918, lịch của Nga và châu Âu khác nhau hơn 10 ngày. Vào đầu thế kỷ 20, sự khác biệt giữa lịch Julian và lịch Gregorian là 13 ngày.

16 tháng 6 2017

Bảng ghi có đơn vị thời gian là ngày, tháng, năm ; có 2 loại lịch là Âm lịch và Dương lịch.

7 tháng 3 2016

* Sự khác nhau về điều kiện lịch sử:

- Cuối thế kỉ XIX:

+ Triều đình phong kiến Việt Nam đã đầu hàng Pháp.

+ Hệ tư tưởng phong kiến đang tồn tại và chi phối phong trào yêu nước

+ Xã hội có hai giai cấp chủ yếu là: địa chủ phong kiến và nông dân. Tầng lớp văn thân và sĩ phu yêu nước đã giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp cứu nước.

- Đầu thế kỉ XX:

- Phong trào cứu nước theo ý thức hệ tư tưởng phong kiến (cuối thế kỉ XIX) đã thất bại, cần tìm một con đường cứu nước mới.

- Các trào lưu dân chủ tư sản (từ Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc) đã tràn vào nước ta, tác động đến bộ phận sĩ phu yêu nước tiến bộ.

- Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp, kinh tế và xã hội Việt nam có sự chuyển biến… giai cấp tư sản Việt Nam chưa ra đời, các trí thức phong kiến tiến bộ đã tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản từ ngoài dội vào và đã sử dụng làm vũ khí chống Pháp.

* Sự khác nhau về khuynh hướng chủ yếu trong phong trào yêu nước:

- Cuối thế kỉ XIX

+ Phong trào Cần vương (1885 – 1896): tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy, Hùng Lĩnh, Hương Khê… các sĩ phu và văn thân yêu nước lập các căn cứ khởi nghĩa chống pháp, khôi phục nền độc lập và xây dựng một Nhà nước Phong kiến, Phong trào mang ý thức hệ tư tưởng phong kiến.

+ Cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913) do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, chịu ảnh hưởng của ý thức hệ tư tưởng phong kiến.

- Đầu thế kỉ XIX

+ Xu hướng bạo động của nhóm sĩ phu Phan Bội Châu: chủ trương sử dụng phương pháp bạo động vũ trang đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục độc lập dân tộc và xây dựng nhà nước theo con đường tư bản.

+ Xu hướng cải cách của nhóm sĩ phu Phan Châu Trinh: chủ trương dựa vào Pháp để cải cách đất nước, đưa nước nhà tiến lên con đường tư bản…

* Nhận xét:

- Cuối thế kỉ XIX:

+ Là những phong trào đấu tranh vũ trang chịu sự chi phối của hệ tư tưởng phong kiến.

+ Thất bại của phong trào này khẳng định con đường cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến là không thành công. Do đó, độc lập dân tộc không thể gắn với chế độ phong kiến.

- Đầu thế kỉ XX:

+ Tuy có sự khác nhau về phương pháp và phương thức hoạt động nhưng có điểm chung là chủ nghĩa yêu nước, đều nhằm mục tiêu là cứu nước giải phóng dân tộc và được chi phối bởi tư tưởng tư sản.

+ Thất bại của phong trào này khẳng định sự bất lực của hệ tư tưởng dân chủ tư sản mà lịch sử đặt ra.

+ Như vậy đầu thế kỉ XX, phong trào yêu nước cách mạng ở Việt Nam tiếp tục rơi vào khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo. Chính trong bối cảnh đó, Nguyễn Ái Quốc đã ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.

-Sử cũ gọi giai đoạn lịch sử này là thời Bắc thuộc vì: Từ 179 đến thế kỉ X, dân tộc ta liên tiếp chịu sự thống trị, ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc.

 

 -* Bảng các tên gọi khác nhau của nước ta theo từng giai đoạn bị phương Bắc đô hộ.

Thời gian

Triều đại đô hộ

Tên gọi

Đơn vị hành chính

Năm 179 TCN

Nhà Triệu

 

Sáp nhập đất Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành hai quận: Giao Chỉ, Cửu Chân.

Năm 111 TCN

Nhà Hán

Châu Giao

Chia làm 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao.

Đầu thế kỉ III

Nhà Ngô

Giao Châu

Tách châu Giao thành Quảng Châu ( thuộc Trung Quốc) và Giao Châu (Âu Lạc cũ).

Đầu thế kỉ VI

Nhà Lương

Giao Châu

Chia nước ta thành: Châu Giao, Ái Châu, Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu và Hoàng Châu.

Năm 679 - thế kỉ X

Nhà Đường

An Nam đô hộ phủ

Gồm: Các châu Ki Mi, Phong Châu, Giao Châu, Trường Châu, Ái Châu, Diễn Châu, Hoan Châu, Phúc Lộc Châu.

 

-* Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc vô cùng tàn bạo, thâm độc, đẩy nhân dân ta vào cảnh cùng quẫn về mọi mặt:

- Bắt nhân dân ta đóng nhiều thứ thuế vô lí, bắt nhân dân cống nộp sản vật quý hiếm như: ngà voi, đồi mồi,…

- Bắt những người thợ thủ công giỏi, khéo tay về nước.

- Đưa người Hán sang sống chung với người Việt để “thuần hóa” người Việt. Bắt dân ta theo phong tục tập quán của người Hán, học chữ Hán,...

- Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta,...

⟹ Những chính sách vô cùng tàn bạo, thâm độc, đẩy nhân dân ta vào cảnh cùng quẫn về mọi mặt.

* Chính sách thâm hiểm nhất: là muốn đồng hóa dân tộc ta về mọi mặt, biến nước ta trở thành một quận, huyện của chúng.

 


 


 

Mk mất 30p để làm cái này về ôn 15p Sử lớp 6. Các bạn lớp 6 có nhu cầu thì copy về học nhé!! Đây là bài BƯỚC NGOẶT LỊCH SỬ Ở ĐẦU THẾ KỈ X(T1) Với các mốc thời gian ở CHỦ ĐỀ THỜI KÌ BẮC THUỘC VÀ ĐẤU TRANH DÀNH ĐỘC LẬP ĐÓ Ạ:>>ĐỀ ÔN LỊCH SỬ1.Cuộc đấu tranh dành quyền tự chủ của họ Khúc, họ Dương.-Khúc Thừa Dụ quê Hồng Châu (Hậu Dương) sống đc mn mến phục.-Nhà Đường  suy yếu ko...
Đọc tiếp

Mk mất 30p để làm cái này về ôn 15p Sử lớp 6. Các bạn lớp 6 có nhu cầu thì copy về học nhé!! Đây là bài BƯỚC NGOẶT LỊCH SỬ Ở ĐẦU THẾ KỈ X(T1) Với các mốc thời gian ở CHỦ ĐỀ THỜI KÌ BẮC THUỘC VÀ ĐẤU TRANH DÀNH ĐỘC LẬP ĐÓ Ạ:>>

ĐỀ ÔN LỊCH SỬ

1.Cuộc đấu tranh dành quyền tự chủ của họ Khúc, họ Dương.

-Khúc Thừa Dụ quê Hồng Châu (Hậu Dương) sống đc mn mến phục.

-Nhà Đường  suy yếu ko kiểm soát đc nước ta.

-Năm 905, Tiết độ sứ là An Nam là Độc Cổ Tổn bị Giáng Chức -) Khúc Thừa Dụ nổi dậy.

-Năm 906, vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ.

2. Dương Đình Nghệ chống quân xâm lược Nam Hán (930-931).

-Năm 917, Khúc Hạo mất, Khúc Thừa Mĩ lên thay.

-Năm 930, quân Nam Hán tấn công nước ta, Khúc Thừa Mĩ bị bắt về Quảng Châu.

-Năm 931, Dương Đình Nghệ tấn công ra Bắc bao vây chiếm đc Tống Bình sau đó đánh tan quân Nam Hán.

-Dương Đình Nghệ tự sưng là Tiết độ sứ, xây đựng nền tự chủ.

3. Các mốc thời gian:

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng: Năm 40

+Tháng 3/43: Hai bà Trưng hi sinh cuộc chiến tiếp tục đến 11/43 thì tan rã.

+Giữa TK I- giữa TK II:  Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế.

+Cuộc Khởi Nghĩa Bà Triệu: Năm 248

+Khởi nghĩa Lý Bí: Năm 542

+Lý Bí Lên Ngôi Hoàng Đế: Năm 544

+Lý Nam Đế Mất: Năm 548

+Khởi Nghĩa Triệu Quang Phục: Năm 548-571

+Nhà Đường đô hộ nước ta: Năm 618

+Khởi Nghĩa Mai Thúc Loan: Đầu thế kỉ VIII

+Khởi Nghĩa Phùng Hưng: 776-791

1
21 tháng 4 2021

Mk sẽ ôn bài này

Cảm ơn nhé.

BẠN BIẾT GÌ VỀ ÂM LỊCH ? Nếu Dương lịch được xây dựng dựa vào chuyển động nhìn thấy hàng năm của Mặt Trời thì Âm lịch được xây dựng dựa vào tuần trăng. Loài người sớm nhận ra rằng tuần trăng diễn ra theo những chu kỳ nhất định nên lấy nó làm đơn vị đo thời gian gọi là tháng. Đầu tháng là ngày không trăng còn giữa tháng là trăng tròn. Từ đó ta có thể nhìn dạng của trăng...
Đọc tiếp

BẠN BIẾT GÌ VỀ ÂM LỊCH ?

Nếu Dương lịch được xây dựng dựa vào chuyển động nhìn thấy hàng năm của Mặt Trời thì Âm lịch được xây dựng dựa vào tuần trăng. Loài người sớm nhận ra rằng tuần trăng diễn ra theo những chu kỳ nhất định nên lấy nó làm đơn vị đo thời gian gọi là tháng. Đầu tháng là ngày không trăng còn giữa tháng là trăng tròn. Từ đó ta có thể nhìn dạng của trăng mà biết được ngày trong tháng Âm lịch.

Vì độ dài của tuần trăng là 29,53 ngày nên tháng Âm lịch có tháng 29 ngày và có tháng 30 ngày (thông thường một năm có 5 tháng 29 ngày). Một năm Âm lịch cũng có 12 tháng nên độ dài của năm Âm lịch do đó dài hơn 354 ngày (29,53 x 12 = 354,36 ngày).

Do độ dài năm Âm lịch ngắn hơn độ dài thời tiết khoảng 11 ngày và như vậy cứ 3 năm sẽ sai lệch mất hơn một tháng và cứ 9 năm sẽ sai lệch mất một mùa. Nhược điểm này khiến người thời xưa phải ăn tết Nguyên đán trong đủ mọi loại thời tiết khác nhau. Nói cách khác, Âm lịch chỉ có tác dụng đếm thời gian mà không có tác dụng chỉ ra được thời tiết ứng với thời gian đó.

Để khắc phục nhược điểm trên của Âm lịch, cách đây 2.500 năm người Trung Quốc đã đưa năm nhuận vào cho khớp với thời tiết, nghĩa là phải tìm nguyên tắc để tăng thêm số ngày cho năm Âm lịch. Ở thời kì đó Trung Quốc đã xác định được độ dài thời tiết là 365 ngày. Qui luật nhuận được xác lập là thập cửu niên thất nhuận, nghĩa là cứ 19 năm thì 7 năm nhuận. Năm nhuận có 13 tháng. Đưa năm nhuận vào thì độ dài của 19 năm Âm Lịch vừa đúng bằng độ dài 19 chu kỳ thời tiết.

Năm Âm lịch có độ dài bình quân đúng bằng chu kỳ thời tiết, tức là căn cứ vào chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Rõ ràng Âm lịch khi đưa nhuận vào đã có một phần tính chất của Dương lịch. Và như vậy, loại Âm lịch mà chúng ta vẫn dùng ngày nay là Âm - Dương lịch.

0
D
datcoder
CTVVIP
30 tháng 11 2023

Sưu tầm: 

- Dinh Độc Lập - dấu ấn lịch sử tháng Tư (nguồn: http://vtr.org.vn/dinh-doc-lap-dau-an-lich-su-thang-tu.html)

- Ngoài các trình bày thông tin như văn bản Hồ Chí Minh và " Tuyên ngôn Độc lập" và tờ lịch ngày 2/9, còn có những cách trình bày theo mối quan hệ nguyên nhân - kết quả.

cho mình biết họ và tên của bạn là gì

29 tháng 4 2019

a,Từ năm 179TCN cho đến TK X, nước ta chịu sự đô hộ của phương Bắc (Trung Quốc bây giờ). Vì vậy, trong sử cũ, người ta gọi giai đoạn từ năm 179TCN đến thế kỷ X là thời kỳ Bắc thuộc.

b,-Trong suốt hơn 1000 năm đô hộ, đất nước ta bị bọn phong kiến phương Bắc chia ra, nhập vào lãnh thổ Trung Quốc với những tên gọi khác nhau : Nhà Triệu chia nước ta thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân rồi nhập vào Nam Việt. Nhà Hán chia lại thành ba quận Giao Chỉ, Cửu Chán và Nhật Nam rồi gộp với 6 quận của Trung Quốc gọi là châu Giao. Nhà Ngô chia châu Giao thành Quảng Châu và Giao Châu. Nhà Đường đổi thành An Nam đô hộ phủ.

c,-Chính sách cai trị của bọn đỏ hộ đối với nhân dân ta vô cùng tàn bạo, chia lại đơn vị hành chính, cử quan lại người Hán cai trị tới cấp huyện, tiến hành bóc lột dã man bằng các loại thuế và lao dịch nặng nề, vơ vét tài nguyên bằng cách bắt cống nộp, đẩy nhân dân ta vào cảnh khốn cùng. Thâm hiểm nhất là chính sách đồng hoá dân ta về mọi mặt hòng xoá bỏ dân tộc ta...

a.

Sử cũ gọi giai đoạn lịch sử này là thời Bắc thuộc vì: Từ 179 đến thế kỉ X, dân tộc ta liên tiếp chịu sự thống trị, ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc.

b.

Năm 179 TCN Nhà Triệu Sáp nhập đất Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành hai quận: Giao Chỉ, Cửu Chân.

Năm 111 TCN Nhà Hán Châu Giao Chia làm 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao.

Đầu thế kỉ III Nhà Ngô Giao Châu Tách châu Giao thành Quảng Châu ( thuộc Trung Quốc) và Giao Châu (Âu Lạc cũ).

Đầu thế kỉ VI Nhà Lương Giao Châu Chia nước ta thành: Châu Giao, Ái Châu, Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu và Hoàng Châu.

Năm 679 - thế kỉ X Nhà Đường An Nam đô hộ phủ Gồm: Các châu Ki Mi, Phong Châu, Giao Châu, Trường Châu, Ái Châu, Diễn Châu, Hoan Châu, Phúc Lộc Châu.

C.

- Bắt nhân dân ta đóng nhiều thứ thuế vô lí, bắt nhân dân cống nộp sản vật quý hiếm như: ngà voi, đồi mồi,…

- Bắc những người thợ thủ công giỏi, khéo tay về nước.

- Đưa người Hán sang sống chung với người Việt để “thuần hóa” người Việt.

- Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta,…

⟹ Những chính sách vô cùng tàn bạo, thâm độc, đẩy nhân dân ta vào cảnh cùng quẫn về mọi mặt.

* Chính sách thâm hiểm nhất: là muốn đồng hóa dân tộc ta về mọi mặt, biến nước ta trở thành một quận, huyện của chúng.

13 tháng 4 2017

Chọn đáp án B

Trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, khi nhận định về thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ đã viết Thắng lợi đó "mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế và có tính thời đại sâu sắc"