II. ĐỊA LÝ
Câu 1: Quả Địa cầu là ………………… của Trái Đất, phản ánh …………. và ……….. của Trái Đất.
A. hình ảnh / hình dạng / màu sắc
B. hình ảnh thu nhỏ / hình dạng / màu sắc
C. mô hình / hình dạng / kích thước
D. mô hình thu nhỏ / hình dạng / kích thước
Câu 2: Trên quả Địa cầu có thể hiện cực ………., cực ………….. và hệ thống kinh, vĩ tuyến.
A. Bắc / Nam
B. Đông / Tây
C. Bắc / Tây
D. Đông / Nam
Câu 3: Kinh tuyến là gì?
A. Là những nửa đường tròn
B. Là những nửa đường tròn nối hai cực
C. Là những đường tròn
D. Là những đường tròn nối hai cực
Câu 4: Vĩ tuyến là gì?
A. Là những vòng tròn bao quanh quả Địa cầu, song song với nhau
B. Là những vòng tròn bao quanh quả Địa cầu, song song với các kinh tuyến
C. Là những vòng tròn bao quanh quả Địa cầu, vuông góc với nhau
D. Là những vòng tròn bao quanh quả Địa cầu, vuông góc với các kinh tuyến
Câu 5: Kinh tuyến gốc được quy ước là kinh tuyến đi qua Đài thiên văn Grin-uých ở thành phố Luân Đôn, là thủ đô của nước nào???
A. Nước Pháp
B. Nước Nga
C. Nước Anh
D. Nước Mỹ
Câu 6: Vĩ tuyến gốc là vĩ tuyến bao nhiêu độ?
A. 0o
B. 30o
C. 60o
D. 90o
Câu 7: Vĩ tuyến …………… được gọi là Chí tuyến ; vĩ tuyến …………….. được gọi là vòng cực.
A. 23o27’ / 66o32’
B. 22o27’ / 66o33’
C. 22o27’ / 66o32’
D. 23o27’ / 66o33’
Câu 8: Đâu là cách ghi đúng của toạ độ địa lí?
A. Điểm ( vĩ độ ; vĩ độ )
B. Điểm ( vĩ độ ; kinh độ )
C. Điểm ( kinh độ ; vĩ độ )
D. Điểm ( kinh độ ; kinh độ )
Câu 9: Bản đồ là hình vẽ ………………………….. hay toàn bộ bề mặt Trái đất lên mặt phẳng trên cơ sở toán học.
A. thu nhỏ toàn phần
B. thu nhỏ một nửa
C. thu nhỏ một phần
D. đúng kích thước thực tế
Câu 10: Bản đồ không có vai trò nào?
A. Để biết được tính chất của đối tượng địa lí
B. Để tác chiến trong lĩnh vực quân sự
C. Để xác định vị trí và tìm đường đi
D. Để dự báo và thể hiện các hiện tượng tự nhiên
Hình dạng của Trái Đất qua quả địa cầu: hình bầu dục.