Nêu cảm nghĩ về chuyện kể bác hồ với học sinh
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bác Hồ có rất nhiều đức tốt đẹp để chúng ta học hỏi và noi theo,từ việc Bác kiên cường chống lại tuổi già và bệnh tật cũng vậy,..Bác luôn kiên cường trong mọi việc,và luôn tự làm những công việc mà ít khi ta có thể bắt gặp Bác nhờ những anh chiến sĩ hay cả những người phục vụ
Cuốn sách tôi muốn nói đến có tên là “ Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh” cuốn sách gồm có 9 bài học về những đức tính của Bác, sách có 40 trang, do nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành, in trên khổ 17x 24cm . Bìa sách được trang trí rất đẹp và có in hình Bác Hồ và một người nông dân đang cày ruộng.
Cuốn sách này dạy cho tôi rất nhiều bài học từ việc làm gì cũng cần có kiên nhẫn và nghiêm túc, trong đời sống ta cần có tính trung thực trong khi làm việc. Bác dạy cho ta rất nhiều việc và những bài học rất hay và vô cùng ý nghĩa .Người là một vị lãnh tụ vô cùng giản dị trog đời sống hàng ngày và quan hệ với mọi người….Bác vẫn có câu “ không có gì quý hơn độc lập tự” câu nói thể hiện trong cuộc sống của chúng ta không có gì quý hơn là đất nước được sống bình yên và không còn có chiến tranh .Bác luôn dạy cho cho chúng ta rất nhiều học bài học nhưng từ khi đọc được cuốn sách “ Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh” thì tôi lại rút ra được một số bài học vô cùng quý giá từ người : “ cần phải biết quý những gì ta làm ra,không nên lãng phí” và câu “ uống nước nhớ nguồn” . Đó là những gì tôi rút ra được sau khi đọc được cuốn sách này nó dạy tôi rất nhiều thứ và giúp cho tui có một hướng nhìn khác về thế giới rộng lớn này.
Hai đoạn văn đầu, tác giả khẳng định “sự nhất quán” trong nhân cách vĩ đại của Bác Hồ: “đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn”. Tiếp theo, ông ca ngợi Bác Hồ suốt đời “vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một người chiến sĩ cách mạng”. Người đã sống và chiến đấu vì một lí tưởng cao quý: “tất cả vì nước vì dân, vì sự nghiệp lớn”. Đạo đức của Người“trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp”. Phần đầu bài văn cho thấy một giọng văn sôi nổi lôi cuốn, trang trọng, lí lẽ đanh thép hùng hồn, ngôn từ chuẩn mực, đĩnh đạc, biểu cảm: “Điều rất quan trọng”, “đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất”, “vô cùng giản dị và khiêm tốn”, “rất lạ lùng, rất kì diệu”, “một cuộc đời sóng gió”, “vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý”, “tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp”.
Đoạn văn thứ ba, Phạm Văn Đồng đã chứng minh một cách sáng tỏ đời sống giản dị của Bác Hồ trên ba phương diện: cách ăn, cách ở, cách làm việc.
– Cách ăn của Bác rất giản dị: “Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm; ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại được sắp xếp tươm tất”. Tác giả nêu lên bốn chi tiết rất cụ thể để chứng minh cách ăn giản dị của Bác. Phạm Văn Đồng đã từng sang Quảng Châu dự lớp huấn luyện Thanh niên do Nguyễn Ái Quốc tổ chức (1925), đã từng bí mật sang Vân Nam gặp Bác (1940). Và từ những ngày ở chiến khu đến Cách mạng tháng Tám và suốt trong những năm dài kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, ông đã từng sống và làm việc bên cạnh Bác Hồ, nên mới có thể nói một cách tỉ mỉ, cụ thể về cách ăn của Bác như vậy. Đây là một câu văn bình luận rất hay, từ cách ăn, tác giả ca ngợi đạo đức của Bác: “Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ”.
– Cách ở của Bác cũng rất giản dị. Tác giả lập luận tương phản giữa tâm hồn và cách ở của Bác; tâm hồn thì “lộng gió thời đại” mà nhà ở của Bác chỉ là nhà sàn “vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng”. Nơi ở “luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn” do tự tay Bác trồng vàchăm bón. Tác giả đã bình và ca ngợi cách ở giản dị của Bác “thanh bạch và tao nhã biết bao”.
– Cách làm việc của Bác càng giản dị: “Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ…”. Phong cách làm việc ấy của Bác thể hiện một tinh thần xả thân, bền bỉ, cần mẫn, chu đáo và rất giản dị. Tác giả nêu lên bốn việc rất nhỏ Bác thường làm để ca ngợi cách làm việc giản dị, chu đáo của Bác như: “trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn”. Là Chủ tịch nước nhưng Bác rất giản dị trong sinh hoạt: “Việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp”, số người giúp việc và phục vụ Hồ Chủ tịch có thể đếm trên đầu ngón tay, mỗi người được Bác đặt cho một cái tên mới “gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!”.
Đoạn văn thứ tư, Phạm Văn Đồng bình luận về đời sống của Hồ Chủ tịch. Cách sống giản dị của Bác không phải là “sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật”. Đời sống giản dị, thanh bạch của Bác Hồ là một sự hòa hợp tuyệt đẹp, bởi vì Người đã “sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc sống đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân”. Hòa hợp giữa “đời sống vật chất giản dị’ với “đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất". Hai mặt đối lập mà thống nhất ấy, “là nơi sống thực sự văn minh”, “một gương sáng” mà Bác Hồ đã nêu lên trong thế giới ngày nay. Qua đó, ta thấy cách lập luận của tác giả rất chặt chẽ, lời bình luận rất sắc sảo.
Tham khảo!
Hồ Chí Minh không chỉ được biết đến với tư cách là vị lãnh tụ của dân tộc Việt Nam. Mà Người còn được biết đến với tư cách một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. Đặc biệt trong số các tác phẩm của Bác, tôi cảm thấy ấn tượng nhất với bài thơ “Cảnh khuya”.
Bài thơ được Bác Hồ sáng tác khi còn ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954). Cuối năm 1947, quân Pháp ồ ạt tấn công lên căn cứ Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não và lãnh đạo của quân ta. Nhưng với sự đồng lòng cùng sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, chiến dịch Việt Bắc đã làm thất bại kế hoạch của quân địch.
Đến với hai câu thơ đầu tiên, Bác đã khắc họa được hình ảnh bức tranh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”
Trong không gian núi rừng Việt Bắc tĩnh mịch, âm thanh nổi bật đó chính là tiếng suối chảy. Tiếng suối được so sánh với “tiếng hát xa” - một âm thanh trong trẻo vang vọng từ một nơi xa xôi. Cách so sánh này khiến cho âm thanh tiếng suối trở nên có âm điệu hơn và tình cảm hơn. Tiếp đến là câu thơ “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” gợi cho tôi hai cách hiểu. Cách hiểu thứ nhất là ánh trăng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng tán cây, chiếu xuống cả những bông hoa rừng. Không gian thiên nhiên ngập tràn ánh trăng. Cách hiểu thứ hai là ánh trăng sáng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng tán cây cổ thụ, khi phản chiếu xuống mặt đất tạo ra hình thù như những bông hoa. Dù hiểu theo cách nào thì cũng diễn tả được vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên núi rừng Việt Bắc. Bức tranh núi rừng Việt Bắc hiện lên dưới con mắt của một thi sĩ quả thật là vô giá.
Tiếp đến hai câu thơ tiếp, Người đã bộc lộ nỗi niềm tâm trạng của mình trong đêm khuya ở chiến khu Việt Bắc:
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Câu thơ “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ” gợi cho tôi hai cách hiểu. Đó có thể là hình ảnh “cảnh khuya như vẽ” gợi ra một bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ tựa như một bức tranh. Nhưng cũng có thể là Bác ngồi đấy say mê ngắm nhìn khung cảnh đêm khuya, thiên nhiên và con người hòa quyện tạo nên một bức tranh. Cảnh khuya đẹp hơn khi có sự xuất hiện của con người. Câu thơ cuối cùng đã lý giải nguyên nhân vì sao Bác lại chưa ngủ. Vì cảnh thiên nhiên quá đỗi đẹp đẽ làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng say đắm. Nhưng cũng là vì “lo nỗi nước nhà” lo cho sự nghiệp cách mạng của đất nước, cho cuộc sống của nhân dân. Đây mới là lý do quan trọng nhất khiến Người mất ngủ. Thế mới thấy được một tấm lòng yêu nước, thương dân sâu nặng của Bác Hồ - vị lãnh tụ suốt cả cuộc đời vì nước vì dân.
Qua hai câu thơ trên, người đọc thấy được hình ảnh người thi sĩ đa sầu đa cảm và con người chiến sĩ kiên trung trong Bác Hồ. Quả thật, đây chính là một trong những bài thơ mà tôi yêu thích nhất của Bác.
Tham khảo:
Nguồn: Cô Nguyễn Thu Hương
Qua văn bản ta thấy được và học tập được những đức tính tốt đẹp từ sự giản dị của Bác:
- Giản dị trong đời sống: lối ăn, mặc, ở
- Giản dị trong lời nói và bài viết
- Giản dị trong quan hệ, giao thiệp với mọi người
=> Trong cuộc sống, ta cũng cần học tập đức tính này để vừa khiêm tốn, vừa góp phần phát triển cuộc sống và đất nước.
tham khảo:
Hai đoạn văn đầu, tác giả khẳng định “sự nhất quán” trong nhân cách vĩ đại của Bác Hồ: “đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn”. Tiếp theo, ông ca ngợi Bác Hồ suốt đời “vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một người chiến sĩ cách mạng”. Người đã sống và chiến đấu vì một lí tưởng cao quý: “tất cả vì nước vì dân, vì sự nghiệp lớn”. Đạo đức của Người“trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp”. Phần đầu bài văn cho thấy một giọng văn sôi nổi lôi cuốn, trang trọng, lí lẽ đanh thép hùng hồn, ngôn từ chuẩn mực, đĩnh đạc, biểu cảm: “Điều rất quan trọng”, “đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất”, “vô cùng giản dị và khiêm tốn”, “rất lạ lùng, rất kì diệu”, “một cuộc đời sóng gió”, “vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý”, “tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp”.
Đoạn văn thứ ba, Phạm Văn Đồng đã chứng minh một cách sáng tỏ đời sống giản dị của Bác Hồ trên ba phương diện: cách ăn, cách ở, cách làm việc.
– Cách ăn của Bác rất giản dị: “Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm; ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại được sắp xếp tươm tất”. Tác giả nêu lên bốn chi tiết rất cụ thể để chứng minh cách ăn giản dị của Bác. Phạm Văn Đồng đã từng sang Quảng Châu dự lớp huấn luyện Thanh niên do Nguyễn Ái Quốc tổ chức (1925), đã từng bí mật sang Vân Nam gặp Bác (1940). Và từ những ngày ở chiến khu đến Cách mạng tháng Tám và suốt trong những năm dài kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, ông đã từng sống và làm việc bên cạnh Bác Hồ, nên mới có thể nói một cách tỉ mỉ, cụ thể về cách ăn của Bác như vậy. Đây là một câu văn bình luận rất hay, từ cách ăn, tác giả ca ngợi đạo đức của Bác: “Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ”.
– Cách ở của Bác cũng rất giản dị. Tác giả lập luận tương phản giữa tâm hồn và cách ở của Bác; tâm hồn thì “lộng gió thời đại” mà nhà ở của Bác chỉ là nhà sàn “vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng”. Nơi ở “luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn” do tự tay Bác trồng vàchăm bón. Tác giả đã bình và ca ngợi cách ở giản dị của Bác “thanh bạch và tao nhã biết bao”.
– Cách làm việc của Bác càng giản dị: “Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ…”. Phong cách làm việc ấy của Bác thể hiện một tinh thần xả thân, bền bỉ, cần mẫn, chu đáo và rất giản dị. Tác giả nêu lên bốn việc rất nhỏ Bác thường làm để ca ngợi cách làm việc giản dị, chu đáo của Bác như: “trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn”. Là Chủ tịch nước nhưng Bác rất giản dị trong sinh hoạt: “Việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp”, số người giúp việc và phục vụ Hồ Chủ tịch có thể đếm trên đầu ngón tay, mỗi người được Bác đặt cho một cái tên mới “gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!”.
Đoạn văn thứ tư, Phạm Văn Đồng bình luận về đời sống của Hồ Chủ tịch. Cách sống giản dị của Bác không phải là “sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật”. Đời sống giản dị, thanh bạch của Bác Hồ là một sự hòa hợp tuyệt đẹp, bởi vì Người đã “sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc sống đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân”. Hòa hợp giữa “đời sống vật chất giản dị’ với “đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất". Hai mặt đối lập mà thống nhất ấy, “là nơi sống thực sự văn minh”, “một gương sáng” mà Bác Hồ đã nêu lên trong thế giới ngày nay. Qua đó, ta thấy cách lập luận của tác giả rất chặt chẽ, lời bình luận rất sắc sảo.
Tham khảo:
Giản dị là một đặc điểm trong lối sống của người Việt Nam. Bác hồ cũng thích sống giản dị vì Bác mang tâm hồn Việt Nam. Bác hiểu phong cách và tập quán của người Việt Nam và Bác muốn hòa mình vào tập quán ấy. Đời sống đó được thề hiện ở nhiều mạt trong đời sống, trong bữa cơm, trong cách ăn mặc... Đời sống của Bác rất giản dị, bữa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản. Lúc Bác ăn không để rơi vãi một hột cơm nào, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn thì được sếp rất tươm tất. Trong cách ăn mặc cũng vậy. Bác mặc một bộ đồ kaki sẫm màu, đầu đội mũ, chân đi dép cao su. Lời nói của Bác dễ hiểu, ngắn gọn nhưng luôn ấm áp. Tuy vậy, tuy bận bịu như thế mà ngôi nhà sàn của Bác lúc nào cũng sạch sẽ. Ngoài ra Bác còn nuôi cá, làm vườn...Qua đó, chúng ta thấy Bác sống rất giản dị. Chính vỉ sự giản dị đó mà Bác luôn được mọi người yêu quý.
Ở vườn nhà Bác có một cây đa tròn đặc biệt do chính tay Bác trồng. (2) Lúc đầu nó chỉ là một nhánh rễ đa bình thường bị gió thổi bay xuống. (3) Nhưng qua đôi bàn tay sáng tạo của Bác, nó đã được cuộn tròn lại, buộc vào hai cái cọc nhỏ rồi trồng xuống đất. (4) Thế là, thay vì lớn lên thẳng đứng, vạm vỡ như mẹ, cây đa lớn lên với thân tròn như cái cổng vòm xinh xắn. (5) Nhờ hành động của Bác Hồ, cây đa đã trở thành nơi vui chơi yêu thích của các bạn thiếu nhi.
Tự do cho mỗi đời nô lệ,
Sữa để em thơ, lụa tặng già.
Như đỉnh non cao tự giấu hình,
Trong rừng xanh lá, ghét hư vinh.
Bác mong con cháu mau khôn lớn,
Tiếp bước cha anh, tiến kịp mình.
(Theo chân Bác)
Đức tính khiêm tốn, giản dị của Bác đã trở thành huyền thoại. Sau khi Bác mất, căn nhà sàn Bác ở mở rộng cửa đón đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế đến thăm. Không ai là không xúc động trước những vật dụng gắn bó với Bác gần như suốt cuộc đời: chiếc máy chữ và chiếc đồng hồ cũ kĩ trên bàn làm việc, đôi dép lốp cao su mòn gót…
Giường mây, chiếu cói đơn chăn gối.
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn…
Bác không bao giờ đòi hỏi điều kiện vật chất tối đa cho riêng mình. Ngược lại, Bác thanh thản, lạc quan trong cuộc sống cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư nhưng những gì Người để lại cho nhân dân, cho đất nước có thể sánh ngang với núi cao, biển rộng.
Nhận xét về Bác Hồ, nhà phê bình nghiên cứu văn học Quách Mạt Nhược của Trung Quốc viết: Hồ Chí Minh là một bậc đại trí, đại nhân, đại dũng. Với trí tuệ kiệt xuất, Bác đã: Hai tay xây dựng một cơ đồ. Đó là sự nghiệp cách mạng vẻ vang, ghi dấu son trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Vì yêu nước, thương dân cơ cực, lầm than trong vòng nô lệ của thực dân, phong kiến nên Bác đã rời Tổ quốc, ra đi tìm đường cứu nước.
Tình nhân ái bao la là cội nguồn tư tưởng, là sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của Bác trên con đường cách mạng:
Bác ơi tim Bác mênh mông thế,
Ôm cả non sông, mọi kiếp người
(Theo chân Bác – Tố Hữu).
Từ trong sâu thẳm tâm hồn, mỗi công dân Việt Nam đều nhận thấy rằng:
Người là Cha, là Bác, là Anh.
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ
(Tố Hữu).
Trước lúc đi xa vào cõi vĩnh hằng, Bác viết trong Di chúc: Tôi để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, cho các cháu thiếu niên và nhi đồng… Sự ra đi của Bác là một tổn thất lớn lao không gì bù đắp được. Bác đã hóa thân vào sông núi, biển trời… của đất nước Việt Nam mà Người hằng yêu dấu.
Nói đến Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân thế giới yêu mến và khâm phục, còn kẻ thù cũng phải nghiêng mình kính nể bởi Bác Hồ là hiện thân sinh động nhất của truyền thống anh hùng bất khuất chống ngoại xâm. Căm thù chiến tranh, yêu mến hòa bình, nỗ lực cống hiến cho một nền hòa bình, thịnh vượng của toàn nhân loại, những điều đó đã tạo nên sức cảm hóa, thuyết phục lớn lao của Bác. Bác Hồ đã được Hội đồng hòa bình thế giới phong cho danh hiệu cao quý là Chiến sĩ hòa bình, là Danh nhân văn hóa của nhân loại.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đem lại vinh quang cho đất nước Việt Nam dân tộc Việt Nam. Các thế hệ tiếp nối đã đi theo con đường cách mạng đúng đắn mà Bác đã dẫn đường chỉ lối, biến khát khao cháy bỏng của Người thành hiện thực: giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, xây dựng Tổ quốc ngày càng giàu mạnh để sánh vai với các cường quốc khắp năm châu.
#Nguyễn Chí Bảo
https://caybuttre.com/cam-nghi-ve-bac-ho-cua-em/
"sorry từ giờ tớ sẽ tự làm ko cop nữa"
->Rồi là tự làm dữ chưa nè :33