K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài bài ngọn đèn đứng gác em cảm thấy rất xúc động,khâm phục tinh thần của những chiến sĩ ngày đêm đánh giặc. Và bây giờ khi hoà bình được thiết lập những ngọn đèn ấy vẫn không mất đi mà trở thành những ngọn hải đăng, những tượng đài để nhân dân cả nước cùng hướng về với tấm lòng biết ơn và ngưỡng mộ. Để có thể được như ngày hôm nay những chiến sĩ cách mạng đã chẳng ngại gian khổ, quyết tử để bảo vệ mảnh đất quê hương.

"Trong gió trong mưa
Ngọn đèn đứng gác
Cho thắng lợi, nối theo nhau
Đang hành quân đi lên phía truớc."

Dù mưa gió có cản bước thì những ngọn đen ấy vẫn đứng gác với niềm mong mỏi thắng lợi sẽ đến, nước nhà sẽ lại được tự do. Để có ngày hôm nay những ngọn đèn của dân tộc đã phải đánh đổi quá nhiều từ sức khoẻ đến mạng sống, em cảm thấy rất tự hào khi là một người con nước Việt.

26 tháng 3 2023

cảm ơn bạn

20 tháng 2 2023

loading...  

3 tháng 4 2022

Truyện cổ tích "Nàng tiên Ốc" nói về một nàng tiên chui ra từ vỏ ốc đã sống hạnh phúc cùng với một bà lão nghèo khổ. Bà lão hàng ngày đi mò cua bắt ốc đã bắt được một con ốc vô cùng đẹp: Vỏ màu xanh ngọc bích, tỏa ra được những ánh sáng đẹp lấp lánh khi soi dưới ánh mặt trời. Bà lão tiếc con ốc đẹp nên thay vì mang bán đã mang về nhà nuôi, bà đâu ngờ rằng trong con ốc đó có một nàng tiên là một cô gái xinh đẹp, chăm chỉ, nhân lúc bà lão đi làm cô gái đã quét dọn nhà cửa, làm cỏ và nấu cơm canh cho bà lão. Ngày đầu tiên bà lão đi làm về cảm thấy vô cùng kinh ngạc, không biết ai lại tốt bụng làm giúp bà. Vì tò mò nên ngày thứ hai khi đang đi làm bà bỏ về rình xem ai đang làm ở nhà mình thì phát hiện ra cô gái chui ra từ vỏ ốc. Nhìn cô gái làm hết việc nhà cho mình, bà lão rất xúc động, bỗng nhiên bà muốn cô gái ấy sẽ mãi ở với mình, nghĩ vậy bà bèn đổ hết chum nước, đập vỡ con ốc để cô gái không chui được vào trong đó nữa, rồi bà nói với cô gái: "Con gái à! Xin con hãy ở lại với ta, đừng chui vào vỏ ốc đó nữa!", cô gái đồng ý gọi bà lão là mẹ rồi hai người sống cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc.

10 tháng 11 2021

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Bài ca dao này đã làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình. Tác giả dân gian nhắc đến “công cha”, “nghĩa mẹ”, đó là công sinh thành, dưỡng dục; đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Hình ảnh người cha thì rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như cột trụ trong gia đình. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Bởi vậy, nghĩ đến công ơn cha mẹ, bài ca dao thiết tha nhắn nhủ những người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha cho mẹ.

10 tháng 11 2021

Nhwos tick nha

Tham khảo:

Trong Chuyện cổ tích về loài người , em cảm thấy rất tâm đắc với đoạn thơ nói về sự ra đời của mẹ:

“Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng…”

Từ những dòng thơ mà tác giả viết, người đọc có thể hình dung được tình yêu thương của người mẹ dành cho đứa con của mình. Những lời ru tiếng hát đem đến cho con giấc ngủ yên bình, sự hiểu biết đầu tiên về thế giới. Tác giả đã liệt kê hình ảnh, hương vị, màu sắc mà người mẹ đem đến cho trẻ con.Ý nghĩa của việc xuất hiện của mẹ đó là vì đứa trẻ cần tình yêu thương, sự chăm sóc. Với giọng thơ tự nhiên, ngọt ngào, người đọc có thể hình dung được ý nghĩa của người mẹ đối với trẻ con một cách kỳ diệu, thiêng liêng và tràn ngập màu sắc.

~HT~

15 tháng 10 2021

“Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh là một bài thơ giàu ý nghĩa, đặc biệt là khổ thơ nói về sự thay đổi của trái đất khi trẻ con được sinh ra. Trước đó, trái đất thật là trần trụi: không một dáng cây ngọn cỏ, cũng như không có ánh sáng hay màu sắc. Thì sau khi trẻ con ra đời, trái đất đã hoàn toàn thay đổi. Đầu tiên là sự xuất hiện của mặt trời xuất hiện giúp trẻ con nhìn rõ. Màu xanh của cây cỏ, màu đỏ bông hoa giúp trẻ con nhận biết màu sắc. Và tiếng chim hót, tiếng gió thổi cho trẻ con cảm nhận âm thanh. Sông xuất hiện giúp trẻ con tắm rửa sạch sẽ. Biển lại giúp trẻ con suy nghĩ, cung cấp cá tôm và phương tiện là tàu thuyền để khám phá khắp nơi. Khi trời nắng, những đám mây đem bóng mát cho trẻ em. Và khi trẻ em bắt đầu tập đi thì con đường xuất hiện. Mọi sự việc xuất hiện đều xoay quanh trẻ em. Điều đó đã giúp người đọc hiểu hơn về tầm quan trọng của trẻ em trong cuộc sống.

 
10 tháng 12 2023

                                        **Tham khảo**

Bài thơ đánh thức tình cảm yêu thương dành cho quê hương cùng sự trân trọng kí ức tuổi thơ của mỗi chúng ta. Mỗi người đều sẽ lớn lên, trưởng thành, nhưng phần kí ức tươi đẹp gắn với quê hương, xứ sở thì sẽ còn mãi. Việc khắc ghi trong tâm trí bóng hình quê hương không gắn với những gì cao xa, lớn lao. Quê hương bình dị, mộc mạc và dù là ai thì ta cũng cần trân trọng. Chúng ta phải biết lưu giữ, nâng niu những gì tươi đẹp, mộc mạc để hiểu để nhận thức về quê hương.

TK:

Bài thơ "Nơi tuổi thơ em" đã khắc họa chân thực, giản dị, mộc mạc khung cảnh tuyệt đẹp của quê hương và thể hiện được tình cảm của tác giả dành cho quê hương của mình. Thật vậy, bức tranh quê hương tươi đẹp, giản dị hiện lên gắn liền với tuổi thơ của chính tác giả. Quê hương có dòng sông xanh, vầng trăng tròn bên khóm tre, cầu vồng bảy sắc bắc qua đồi xanh biếc, cánh đồng xanh tươi, cánh cò trắng, ngày mưa tháng nắng, hương cỏ dại. Bên cạnh những khung cảnh tuyệt vời ấy, trong tuổi thơ quê hương của tác giả còn có những giá trị hết sức quý báu đó là dòng sữa mẹ, lời ru tha thiết ngọt ngào bên nôi, hạt mưa đọng trên áo mẹ cha, khúc dân ca. Biện pháp liệt kê được sử dụng đã góp phần khắc họa được bức tranh thiên nhiên bình dị và tình cảm sâu nặng dành cho quê hương. Từ láy được sử dụng: lửng lơ, tha thiết, ngọt ngào, ấp yêu đã tạo bức tranh quê hương thêm sinh động. Từng lời thơ mềm mại, nhẹ nhàng, tha thiết và vui tươi cho thấy được sự trân trọng của tác giả đối với những giá trị và vẻ đẹp bất tận đi liền với tuổi thơ của quê hương mình. 

Bạn tham khảo nha: 

Quê hương - hai tiếng thân thương, nó đã đi vào tiềm thức của mỗi con người. Khi nhắc về quê hương chúng ta sẽ không ngừng thổn thức. Vậy nên nhiều tác giả đã được đề tài quê hương vào tác phẩm của mình. Với bài thơ " nơi tuổi thơ em" quê hương được hiện lên là dong sông xanh, là vầng trăng tròn, là khóm tre làng,... đó đều là những hình ảnh quen thuộc. Quê hương là nơi với cảnh đồng xanh tươi, với đàn cò trắng bao nhiêu ký ức tuổi thơ bỗng ùa về trong chúng ta. Ở nơi đó còn có hình ảnh người mẹ ẩn hiện trong bóng dáng của quê hương. Mẹ qua nỗi nhớ của tác giả đó là dòng sữa ngọt ngào nuôi lớn mỗi chúng ta. Tiếng ru ầu ơi đi ta vào giấc ngủ say. Hay đó là sự vất vả của cha mẹ khi những giọt nắng mưa đọng trên áo. Đó là những hình ảnh tuổi thơ luôn đẹp mãi trong lòng chúng ta.