Giới thiệu và biểu diễn:
a) Giới thiệu và biểu diễn tiết mục của em (hoặc của nhóm em)
b) Giới thiệu tác phẩm (tranh, ảnh) của em
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Gia đình em có 3 thế hệ cùng chung sống. Thế hệ thứ nhất là ông và bà. Thế hệ thứ hai là bố và mẹ. Còn thế hệ thứ ba là em và em gái.
- Những việc làm của em và người thân thể hiện sự quan tâm, yêu thương nhau:
+ Ông bà kể chuyện cho em trước khi đi ngủ.
+ Cùng chuẩn bị bữa cơm
+ Em đấm lưng, bóp vai cho ông bà…
Tham khảo
Tiết mục của nhân vật em yêu thích trong truyện là tiết mục của họa mi.
- Tên nhân vật: họa mi
- Ngoại hình, trang phục: Trong tà áo dài tha thướt, họa mi trông thật dịu dàng, uyển chuyển.
- Những hình ảnh được gợi ra: Bản nhạc “Mùa xuân” vang lên réo rắt, say đắm, rồi dần chuyển sang tiết tấu rạo rực, tưng bừng. Những giọt mưa xuân rơi trên đôi má nóng rực. Những chiếc mầm bật khỏi cành. Hoa đào rộ lên hoa mắt…
Học sinh giới thiệu nội dung các tranh, ảnh nhóm em lựa chọn và nói ý nghĩa của những hoạt động đó.
Ví dụ:
Hoạt động quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung bị thiên tai bão lũ.
Ý nghĩa: Giúp đỡ đồng bào miền Trung vượt qua khó khăn; thể hiện tinh thần đoàn kết, yêu thương, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau của con người Việt Nam.
Mẫu 1:
Sáng hôm qua, nhân dịp chào xuân mới, trước khu phố nhà em đã tổ chức múa lân. Buổi biểu diễn đã thu hút rất đông người trong khu phố và người đi đường ghé xem.
Đầu tiên là các chiếc trống lớn được xếp ở một góc sân. Chiếc trống nào cũng mập ú, được thắt nơ đỏ rất là đỏm dáng. Rồi các anh đánh trống cũng xuất hiện, với bộ áo dài nam màu đỏ tươi, tay cầm dùi đánh trống. Họ xếp thành hàng và đánh từng nhịp trống rất đều. Tạo thành nhịp nhạc dồn dập, rộn ràng. Rồi từ ngoài ngõ, đi vào hai chú lân lớn màu đỏ và màu trắng. Vừa đi vừa nhảy múa xập xình. Có lúc, chú chạy thẳng, có lúc chú chạy vòng sát vể phía khán giả, rồi lại nhảy lên bậc thềm. Linh hoạt đến mức có lúc em không thể tin được đó lại là do ba người cùng nhảy một chú lân. Bởi họ kết hợp với nhau quá nhuần nhuyễn. Sau hồi trống đơn điệu, là đến các ca khúc nhạc xuân quen thuộc. Cùng tiếng nhạc, tiếng hò reo của mọi người, chú lân thích thú chạy vòng quanh, thậm chí còn dừng lại cho các em bé nhỏ được sờ vào đầu lân nữa. Thật là tuyệt vời.
Mẫu 2:
Hôm đó là tối thứ bảy, tại khu hội xuân, đoàn ca múa nhạc thành phố Hồ Chí Minh về biểu diễn nhân kỉ niệm ngày Đồng khởi 17 – 1. Tối đó, em được anh Hai dẫn đi xem. Mở đầu chương trình là bài hát “Dáng đứng Bến Tre” do ca sĩ Thùy Trang trình bày. Sau đó là nhiều tiết mục kế tiếp nhau: tấu nhạc, thổi sáo, múa v.v… Em thích nhất là bài "Mặt trời bé con” của nhạc sĩ Trần Tiến, do chính tác giả trình bày. Bài hát thật vui nhộn kèm tiết mục Múa rất chuyên nghiệp. Nhìn nét mặt điệu bộ của tác giả, nhất cái miệng rộng của chú và nụ cười pha chút hài hước làm cho khán giả cười ầm lên hòa cùng tràng pháo tay kéo dài như làm vỡ tung cả không gian hội xuân. Một đêm ca nhạc kèm tiết mục Múa thật là thú vị.
tham khảo
Trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, Nguyên Hồng nổi lên như một hiện tượng đặc biệt với ngòi bút nhân đạo cao cả, được mệnh danh là nhà văn của phụ nữ, trẻ em và những người cùng khổ. Một trong những tác phẩm nổi tiếng đã đưa ông lên đỉnh cao của sự nghiệp văn học là tiểu thuyết Những ngày thơ ấu. Đoạn trích Trong lòng mẹ được xem là đoạn trích tiêu biểu của tác phẩm ấy viết về những năm tháng tuổi thơ đầy khổ cực, đắng cay của chính tác giả.
Nhà văn Nguyên Hồng sinh năm 1918 tại Nam Định. Ông có tuổi thơ thiếu thốn tình cảm và vật chất, sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh bất hạnh. Ông mồ côi cha từ nhỏ, phải sống với những người cô ruột cay nghiệt. Ngay từ khi còn bé, Nguyên Hồng đã phải lưu lạc, bôn ba cùng mẹ đi khắp nơi để bán hàng kiếm sống. Ông bắt đầu sự nghiệp viết văn của mình vào năm 1936 với tác phẩm "Linh hồn". Năm 1937, ông được nhiều người biết đến với tác phẩm được xem như đỉnh cao sự nghiệp là "Bỉ vỏ". Từ năm 1936 đến năm 1939, Nguyên Hồng tham gia kháng chiến và gặp rất nhiều những biến động trong cuộc sống. Cuốn tiểu thuyết cuối cùng mà ông viết là "Núi rừng Yên Thế". Nguyên Hồng mất năm 1982, đến năm 1996, ông vinh dự được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Nhiều độc giả đã từng nhận định Nguyên Hồng như một nhà văn của những người cùng khổ và hầu hết những tác phẩm ông viết đều thấm đượm tinh thần nhân văn, chất nhân đạo chan chứa trên đầu bút. Thế giới nhân vật trong những tác phẩm của Nguyên Hồng là những con người nghèo khổ, bất hạnh, cùng cực, vấp phải nhiều những biến cố trong cuộc sống. Thế nhưng, đằng sau những hoàn cảnh ấy lại là những con người với tâm hồn cao đẹp, phẩm chất cao đẹp và sống một cuộc đời cao đẹp. Nguyên Hồng khai thác chất liệu từ hiện thực xã hội và đem nó vào những trang văn của mình một cách hết sức dung dị, đời thường. Cách viết của ông cũng vô cùng chân thực, bình dị và rất đời. Những trang văn của tác giả cứ thế đi sâu vào lòng người đọc với những cảm xúc rất đỗi tự nhiên.
Văn bản Trong lòng mẹ được trích trong tập hồi kí Những ngày thơ ấu, viết về tuổi thơ nhiều cực khổ, bất hạnh của chính Nguyên Hồng. Qua dòng tâm sự của chú bé Hồng, ta thấy hiện lên một xã hội với nhiều cạm bẫy, những sự thờ ơ, vô cảm đến lạnh lùng mà người đọc cảm nhận được. Ở xã hội đó, tình máu mủ ruột thịt cũng không còn có giá trị. Đó là câu chuyện cảm động về chú bé Hồng, một chú bé yêu thương mẹ đến vô cùng. Mặc dù phải xa mẹ trong khoảng thời gian rất dài nhưng chú bé luôn giữ trong tâm trí của mình hình ảnh người mẹ kính mến và vô cùng yêu thương cậu. Cậu bảo vệ mẹ đến cùng trước sự vô cảm của người thân, sự dè bỉu của mọi người xung quanh. Để rồi cuối văn bản là sự hạnh phúc vỡ òa vui sướng khi cậu bé được gặp người mẹ của mình. Đoạn trích thể hiện rõ đặc sắc nghệ thuật trong cách viết của nhà văn Nguyên Hồng, đó là ngòi bút giàu chất trữ tình với những cảm xúc rất đỗi dung dị, ngọt ngào, tha thiết trong dòng cảm xúc của một cậu bé.
Tham khảo
- Các sản phẩm trong triển lãm: Áo bác sĩ, công an,..
Tham khảo
- Tết Nguyên đán còn được gọi là tết Âm lịch. Là lễ mừng năm mới vào ngày mồng 1 tháng 1 âm lịch ở nước ta.
- Các hoạt động diễn vào dịp tết Nguyên đán đó là: đi chợ mua sắm đồ tết, viết câu đối đỏ, tổ chức lễ hội này xuân như ném còn, múa hát mừng xuân,...
Kết luận: Tết Nguyên đán là lễ hội quan trọng nhất của người Việt Nam. Vào dịp tết, các thành viên trong gia đình sum họp bên nhau, thờ cúng tổ tiêm, cũng chúc mừng năm mới và đi chơi xuân.
Em giới thiệu tiết mục và tác phẩm của mình. Giới thiệu rõ ràng và sinh động tác phẩm.