Tìm đọc thêm ở nhà:
- 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về gia đình.
- 1 bài văn miêu tả hoặc cung cấp thông tin về gia đình
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu chuyện về thiếu nhi:
CÁO VÀ CÒ
Trong 1 lần, con cáo và con cò đã có cuộc ghé thăm nhau và chúng dường như rất thân với nhau. Rồi con cáo cũng đã mời cò ăn tối và có một trò đùa nhỏ trước mặt cò là cho súp vào một cái chén cạn.
Con cáo rất dễ dàng để hớp thức ăn, nhưng con cò thì chỉ có thể chấm ướt phần đầu của cái miệng dài và cuối cùng thức ăn vẫn còn còn nguyên như lúc cò mới bắt đầu ăn.
Cáo nói "Tôi xin lỗi, món súp không phải là món bạn yêu thích ư". "Bạn nên cầu nguyện chứ đừng xin lỗi," Cò nói "Tôi hy vọng lần sau sẽ sớm tới lượt bạn ghé thăm và ăn tối với tôi nha".
Rồi một ngày được định sẵn cáo sẽ tới thăm cò, nhưng khi họ ngồi xuống bàn thì tất cả đồ ăn cho buổi tối của họ như được đựng trong một cái lọ có cổ rất dài với miệng hẹp.
Cáo không thể thưởng thức vì vậy tất cả những điều mà anh ta có thể làm là liếm bên ngoài cái lọ. "Tôi sẽ không xin lỗi vì bữa tối." Cò nói.
Bài học rút ra
Làm điều xấu với người khác thì ắt sẽ nhận lại được chính điều đó.
Bài tham khảo 2:
Nhớ ngày nào mới chập chững bước chân đầu tiên vào ngôi trường tiểu học. Tiết học đầu tiên đã được cô giáo dạy về " 5 điều Bác Hồ'. Và những điều Bác Hồ dạy đã theo em trong suốt quãng thời gian đi học.
Bác dạy thiếu nhi
"Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.
Học tập tốt, lao động tốt.
Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt.
Giữ gìn vệ sinh thật tốt
Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm."
Bác Hồ cũng đã nói "Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình". Qua "5 điều Bác Hồ dạy" chúng ta thấy được tình yêu thương của Bác đối với đàn cháu nhỏ. Bác muốn thiếu nhi cần rèn luyện những đức tính tốt từ khi còn nhỏ, vì họ là những chủ nhân tương lai của đất nước. Muốn đưa đất nước "sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không?" là phải dựa vào "công học tập của các cháu".
- Bài thơ: Trường em (Nguyễn Bùi Vợi)
Trường em ngói mới đỏ hồng
Mọc lên tươi thắm giữa đồng lúa xanh
Gió về đồng lúa reo quanh
Vẫy chào những bước chân nhanh tới trường.
- Câu chuyện: Đẹp mà không đẹp
Thấy bác Thành đi qua, Hùng liền gọi: bác Thành ơi, bác xem con ngựa cháu vẽ có đẹp không?
Trên bức tường trắng hiện ra những nét than đen vẽ hình một con ngựa đang leo núi. Bác Thành nhìn bức vẽ rồi trả lời: cháu vẽ đẹp đấy, nhưng còn có cái không đẹp! Hùng vội hỏi: cái nào không đẹp, hở bác?
Bác Thành bảo: Cái không đẹp là bức tường cùa nhà trường đã bị vẽ bẩn, cháu ạ!
Em có thể tìm đọc câu chuyện Chú bé chăn cừu
Có một chú bé chăn cừu thường thả cừu gần chân núi. Một hôm, thấy buồn quá, chú nghĩ ra một trò đùa cho vui. Chú giả vờ kêu toáng lên:
– Sói! Sói! Cứu tôi với!
Nghe tiếng kêu cứu, mấy bác nông dân đang làm việc gần đấy tức tốc chạy tới. Nhưng họ không thấy sói đâu. Thấy vậy, chú khoái chí lắm.
Mấy hôm sau, chú lại bày ra trò ấy. Các bác nông dân lại chạy tới. Rồi một hôm, sói đến thật. Chú hốt hoảng kêu gào xin cứu giúp. Các bác nông dân nghĩ là chú lại lừa mình, nên vẫn thản nhiên làm việc. Thế là sói thỏa thuê ăn thịt hết cả đàn cừu.
- 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về lòng nhân ái:
+ Câu chuyện Sự tích cây vú sữa
+ Câu chuyện Sự tích Hồ Ba Bể
- 1 bài văn (bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về nội dung trên: Bài báo "Tấm gương sáng về lòng nhân ái": Câu chuyện về anh Dương Hồng Quý, 43 tuổi, ở TP Ninh Bình (tỉnh Ninh Bình) đã hiến tạng cứu sống sáu người đang gây xúc động mạnh mẽ trong cộng đồng về nghĩa cử cao đẹp của anh và gia đình. Anh ra đi nhưng để lại cho đời những món quà vô giá khi sự sống khác được hồi sinh.
- 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về lòng dũng cảm.
+ Bài thơ về lòng dũng cảm: Lượm.
+ Câu chuyện về lòng dũng cảm: Truyện cổ tích Thạch Sanh – Lý Thông.
- 1 bài văn (bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về các con vật: (Bài văn miêu tả con chó)
Biết em rất yêu quý chó nên kỳ nghỉ hè vừa rồi về chơi với bà ngoại, bà cho em một con chó rất dễ thương, lúc đó chú chó mới được 3 tháng tuổi, em nhìn chú chó là đã thích ngay rồi, em xin bà và khi về bế chú chó theo, em đặt tên cho chú là Misa.
Misa lớn rất là nhanh. Lúc bà cho em, nó chỉ to bằng bắp chân của em bây giờ chú không những lớn nhanh mà còn rất khỏe khoắn, chú có một thân hình đẹp cân đối, bộ lông của chú mượt và mịn như nhung. Hai cái lỗ tai của Misa nhọn, luôn vểnh lên nhìn rất đáng yêu như để nghe ngóng mọi động tĩnh xung quanh mình, Misa rất thông minh và ngoan ngoãn. Chiếc mũi của chú ướt ướt luôn hếch lên để đánh hơi lạ. chú ta có một hàm răng sắc, khi nhìn thấy chú chắc chắn không có tên trộm nào đến gần.
Chú đi đứng rất nhẹ nhàng và chạy rất nhanh. Sáng nào cũng vậy, Misa đùa với chú mèo đen ngoài sân. Đùa chán, chú lại tìm chỗ nào đó mát để nằm. Misa nằm sấp gác mõm lên hai chân trước của mình, lim dim ngủ, tưởng như chú ngủ rất ngon nhưng không phải thế nhé! chú sẽ luôn luôn đứng phắt dậy khi khi nghe có tiếng động hoặc ngửi thấy mùi lạ nào đó. Nếu là người lạ, chú ta liền tỏ ra hung dữ nhe nanh, gầm gừ như muốn nói: “Hãy ra khỏi đây nhanh nào!” nhưng ngược lại đối với thành viên trong gia đình em khi đi đâu vê chỉ cần đến đầu ngõ thôi, chú đã biết và luôn luôn chạy ngay ra cổng đón, chú còn chạy quanh người đuôi thì ngoáy tít lên vì vui sướng, những lúc đó thật là vui, bài văn tả con chó mà em yêu quý nhất.
Nhà em tất cả các thành viên ai cũng thích Misa. Chú như một thành viên quan trọng trong gia đình em. Trước khi đi ngủ, chú luôn đi vòng quanh kiểm tra quanh nhà xem có gì đó bất thường không khiến nhà em luôn yên tâm ngủ sau một ngày làm việc, học tập mệt mỏi, căng thẳng.
* Bài thơ Đoàn kết xóm làng:
Thân thương làng xóm láng giềng
Sẻ chia những lúc buồn phiền khổ đau
Khi vui ta đến với nhau
Ấm trà chén nước chung câu tâm tình
Xây dựng thôn tổ văn minh
Toàn dân đoàn kết chân tình nhắc nhau
Tình làng nghĩa xóm trước sau
Mất đoàn kết chỉ thêm sầu làm chi
Những chuyện vụn vặt bỏ đi
Không nên tính toán nghĩ suy phiền hà
Bác đi vắng tôi trông nhà,
Gần gũi hơn cả ruột rà xa xôi
Nghĩa tình lỡ để mất rồi
Lòng bác đau ít lòng tôi đau nhiều
Xuân về thôn xóm thân yêu
Niềm vui hạnh phúc sớm chiều có nhau!
* Bài báo về tình làng nghĩa xóm: “Vượt qua Covid-19: Ấm áp tình làng nghĩa xóm”, báo Thanh niên: https://thanhnien.vn/vuot-qua-covid-19-am-ap-tinh-lang-nghia-xom-1851069501.htm
Chú sang xông nhà cho Bác
Vào các dịp lễ tết, vẫn có một số anh chị em “ăn cơm tập thể, nằm giường cá nhân” ở lại trực cơ quan.
Mồng một tết âm lịch (năm 1956), nhường anh em khác về quê, tôi ở lại bảo vệ cơ quan.
Khoảng 9 giờ sáng, khi mọi người đã rộn ràng đi chúc tết, thì Bác tới.
Thấy nhà vắng lặng, chỉ có mỗi mình tôi ngồi ở bàn, Bác mừng tuổi tôi một chiếc bánh chưng, một gói kẹo, chúc tôi nhân dịp năm mới, rồi Bác hỏi:
- Mồng một tết chú khai bút cái gì đó?
- Thưa Bác, cháu đang viết báo cáo tổng kết công tác năm 1955 của đội ạ.
Bác khen:
- Các chú thật cần cù, chịu khó, quanh năm vất vả. Những ngày mưa dầm gió bấc, Bác ngủ trên nhà, còn các chú phải thức suốt đêm ở dưới vườn. Tết còn phải làm việc.
Bác nói tiếp:
- Chú viết báo cáo ngắn thôi. Kết luận là: toàn đội hết lòng bảo vệ Trung ương Đảng và Chính phủ được an toàn. Không nên nói: bảo vệ Hồ Chủ tịch, vì trong Trung ương Đảng và Chính phủ là có đủ mọi người rồi.
Bác nắm tay tôi:
- Chú sang xông nhà cho Bác đi.
Bác phân công tôi rửa ấm chén, còn Bác thì lau bàn ghế và cắm hoa để đón các đồng chí trong Bộ Chính trị sang chúc tết.
Tết năm ấy, tôi lại là người vui nhất.
Nước nóng, nước nguội
Buổi đầu kháng chiến chống Pháp, có một đồng chí cán bộ trung đoàn thường hay quát mắng, đôi khi còn bợp tai chiến sỹ. Đồng chí này đã từng là giao thông, bảo vệ Bác đi ra nước ngoài trước Cách mạng Tháng Tám.
Được tin nhân dân “dư luận” về đồng chí này, một hôm, Bác cho gọi lên Việt Bắc. Bác dặn trạm đón tiếp khu ATK, dù có đến sớm, cũng giữa trưa mới cho đồng chí ấy vào gặp Bác.
Trời mùa hè, nắng chang chang, đi bộ đúng ngọ “đồng chí Trung đoàn” vã cả mồ hôi, người như bốc lửa.
Đến nơi, Bác đã chờ sẵn. Trên bàn đã đặt hai cốc nước, một cốc nước sôi có ý chừng vừa như mới rót, bốc hơi nghi ngút, còn cốc kia là nước lạnh.
Sau khi chào hỏi xong, Bác chỉ vào cốc nước nóng nói:
- Chú uống đi.
Đồng chí cán bộ kêu lên:
- Trời! Nắng thế này mà Bác lại cho nước nóng làm sao cháu uống được.
Bác mỉm cười:
- À ra thế. Thế chú thích uống nước nguội, mát không?
- Dạ có ạ.
Bác nghiêm nét mặt nói:
- Nước nóng, cả chú và tôi đều không uống được. Khi chú nóng, cả chiến sĩ của chú và cả tôi cũng không tiếp thu được. Hoà nhã, điềm đạm cũng như cốc nước nguội dễ uống, dễ tiếp thu hơn.
Hiểu ý Bác giáo dục, đồng chí cán bộ nhận lỗi, hứa sẽ sửa chữa…
Ma-ri-a là một cô bé rất thích quan sát. Một hôm trong phòng khách, cô bé nhận thấy mỗi lần gia nhân bưng trà lên, bát đựng trà thoạt đầu rất dễ trượt trong đĩa. Nhưng khi nước trà rớt ra đĩa thì dù tay của gia nhân đó run rẩy tới mức nào đi nữa, chiếc đĩa có bị nghiêng đi nhiều hơn nữa thì bát nước trà vẫn như dính trên đĩa, không hề di chuyển. Cái đĩa và cái bát đựng trà đã hấp dẫn cô bé.
"Thế là vì sao nhỉ? Mình nhất định phải tìm hiểu cho rõ". Ma-ri-a nghĩ vậy, rồi lẻn ra khỏi phòng khách, bắt đầu làm thí nghiệm.
Không thấy Ma-ri-a đâu, anh trai của cô bé bèn chạy đi tìm. Khi đi ngang qua nhà bếp, cậu bỗng nhìn thấy Ma-ri-a đang làm gì đó với đống bát đĩa trên bàn ăn, bèn trêu em:
- Em không muốn làm nhà khoa học nữa, định làm bà chủ gia đình hả ?
- Đâu có, em phát hiện ra một điều bí mật. Chỉ cần giữa chiếc bát đựng nước trà và chiếc đĩa có một chút nước thì bát đựng nước trà không bị trượt nữa. - Ma-ri-a nói với vẻ đầy tự hào về " thành quả nghiên cứu của mình".
- Làm gì có chuyện đó ? Anh không tin! Sau khi rớt ra thì bát lại càng dễ trượt. Lần trước, mẹ lau nhà xong, anh suýt trượt ngã mà.
- Không tin anh hãy thử mà xem.
Cậu anh bèn cầm chiếc bát, chiếc đĩa lên để thử. Kết quả đúng như Ma-ri-a nói.
Hai anh em đang tranh luận, bàn tán thì cha đến. Cả hai cùng hỏi cha về hiện tượng kì lạ này. Người cha ôn tồn bảo:
- Đó là vì có lực ma sát. Các con lớn lên thì sẽ biết thôi mà!
- 1 bài văn miêu tả hoặc cung cấp thông tin về hoạt động sáng tạo
Thomas Alva Edison (11 tháng 2 năm 1847 – 18 tháng 10 năm 1931) là một nhà phát minh và thương nhân đã phát triển rất nhiều thiết bị có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống trong thế kỷ 20. Ông được một nhà báo đặt danh hiệu "Thầy phù thủy ở Menlo Park", ông là một trong những nhà phát minh đầu tiên ứng dụng các nguyên tắc sản xuất hàng loạt vào quy trình sáng tạo, và vì thế có thể coi là đã sáng tạo ra phòng nghiên cứu công nghiệp đầu tiên. Một số phát minh được gán cho ông tuy ông không hoàn toàn là người đầu tiên có ý tưởng đó, nhưng sau khi bằng sáng chế đầu tiên được thay đổi nó trở thành của ông (nổi tiếng nhất là bóng đèn), trên thực tế là công việc của rất nhiều người bên trong công ty của ông. Tuy nhiên, Edison được coi là một trong những nhà phát minh giàu ý tưởng nhất trong lịch sử, ông giữ 1.093 bằng sáng chế tại Hoa Kỳ dưới tên ông, cũng như các bằng sáng chế ở Anh Quốc, Pháp, và Đức. Năm 1922, tờ "Times" ở New York tổ chức một cuộc bình chọn cho độc giả và Thomas Alva Edison được bầu làm người đứng đầu trong 12 vĩ nhân của nước Mỹ, bởi cứ 11 ngày ông cho ra đời một phát minh mới.
- 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về các bạn cùng lứa tuổi với em:
+ Bài thơ Ngắm trăng của Hoa Diên Vỹ.
+ Câu chuyện Sự tích hoa cúc trắng.
- 1 bài văn (hoặc bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về nội dung trên.
“Sự tích hoa cúc” là một câu chuyện ý nghĩa, đã để lại cho người đọc nhiều suy nghĩ về tình mẫu tử.
Vì thương mẹ em bé đi tìm thuốc chữa bệnh cho mẹ và muốn mẹ sống lâu nên em đã tước cánh hoa thành nhiều cánh nhỏ. Tình yêu thương được thể hiện qua hành động, câu chuyện ngợi ca lòng hiếu thảo của em bé từ đó, khẳng định tình mẫu tử là một tình cảm thiêng liêng, bất diệt. Câu chuyện “Sự tích hoa cúc trắng” là một câu chuyện ý nghĩa, sâu sắc, đã bồi đắp thêm cho chúng ta tình cảm gia đình, tình mẫu tử thiêng liêng, giúp mỗi người nhận thức được trách nhiệm và có những hành động, việc làm chuẩn mực, phù hợp với đạo lý của con người.
Tình mẫu tử là tình cảm bất diệt vì thế mỗi con người phải có những hành động thể hiện sự hiếu thảo và đừng bao giờ làm đau lòng cha mẹ từ những việc làm nhỏ nhất. Đó cũng là trách nhiệm trả công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.
Em có thể tham khảo truyện Edison và bà cụ
"Ê – đi- xơn là một nhà bác học nổi tiếng người Mĩ. Khi ông chế ra đèn điện, người từ khắp nơi ùn ùn kéo đến xem. Có một bà cụ phải đi bộ mười hai cây số. Đến nơi, cụ mỏi quá, ngồi xuống vệ đường bóp chân, đấm lưng thùm thụp.
Lúc ấy, Ê-đi-xơn chợt đi qua. Ông dừng lại hỏi chuyện. Bà cụ nói :
- Già đã phải đi bộ gần ba giờ đồng hồ để được nhìn tận mắt cái đèn điện. Giá ông Ê – đi- xơn làm được cái xe chở người già đi nơi này nơi khác có phải may mắn cho già không?
- Thưa cụ, tôi tưởng vẫn có xe ngựa chở khách chứ ?
- Đi xe đấy thì ốm mất. Già chỉ muốn có một thứ xe không cần ngựa kéo mà lại thật êm.
Nghe bà cụ nói vậy, bỗng một ý nghĩ lóe lên trong đầu Ê – đi- xơn. Ông reo lên:
- Cụ ơi ! Tôi là Ê – đi- xơn đây. Nhờ cụ mà tôi nảy ra ý định làm một cái xe chạy bằng dòng điện đấy.
Bà cụ vô cùng ngạc nhiên khi thấy nhà bác học cũng bình thường như mọi người khác. Lúc chia tay, Ê – đi- xơn bảo:
- Tôi sẽ mời cụ đi chuyến xe điện đầu tiên.
Từ lần gặp bà cụ, Ê – đi- xơn miệt mài với công việc chế tạo xe điện và đã thành công. Hôm chạy thử xe điện, người ta xếp hàng dài để mua vé. Ê-đi-xơn mời bà cụ dạo nọ đi chuyến đầu tiên. Đến ga, ông bảo :
- Tôi giữ đúng lời hứa với cụ rồi nhé !
Bà cụ cười móm mém :
- Cảm ơn ông. Giờ thì già có thể đi chơi cả ngày với chiếc xe này rồi"
Con nuôi
Cô giáo cho cả lớp xem bức ảnh chụp một gia đình. Có một cậu bé màu da khác với mọi người. Một bạn nam đứng dậy:
- Thưa cô, cậu ấy là con nuôi phải không ạ?
Cô khẽ mỉm cười:
- Tại sao con biết?
Bạn nam lắc đầu, tiu nghỉu ngồi xuống. Một cô bé bẽn lẽn thưa:
- Thưa cô, con biết rất nhiều về con nuôi ạ!”.
Có tiếng vặn hỏi ở dưới lớp:
- Thế con nuôi là gì?
Cô bé đứng thẳng dậy, ưỡn ngực, vẻ mặt tươi tỉnh, hai bím tóc lúc lắc, lúc lắc, dõng dạc nói:
- Con nuôi nghĩa là mình lớn lên từ trong tim mẹ chứ không phải từ trong bụng!
Bài văn miêu tả hoặc cung cấp thông tin về gia đình
Mình sinh ra trong gia đình có 4 người gồm: bố, mẹ, mình và cô em gái nữa. Bố mình tên là Quang Hải, bố năm nay đã 38 tuổi rồi. Bố mình làm nghề lái taxi nên bố mình bận suốt ngày, bố đi từ sáng sớm đến tối khuya mới về. Mẹ mình tên là Thủy Tiên, mẹ năm nay đã 33 tuổi. Mẹ mình làm văn phòng ở một công ty cạnh nhà nên mẹ mình có nhiều thời gian chăm sóc và đưa đón chúng mình đi học hơn. Em gái mình tên là Ngọc, năm nay em lên 4 tuổi. Em mình học trường mầm non Sen Hồng, Hà Đông. Em mình rất ngoan và rất nghe lời bố mẹ và mình. Cuối cùng là mình, năm nay 8 tuổi. Mình là con trai lớn nên bố mẹ mình đã dạy mình biết làm một số việc nhà để giúp đỡ bố mẹ. Gia đình mình lúc nào cũng vui vẻ, tràn ngập tiếng cười. Mình rất yêu gia đình của mình.