Ai giúp mik câu sau với ạ Em hãy nêu đánh giá, nhận xét của mình về chính sách của Đảng ta trong việc đối phó với quân Tường?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo nhé !!
Câu 1 :
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một trong ba thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX. Thắng lợi đó đã tạo ra "một cuộc thay đổi cực kỳ to lớn trong lịch sử của nước ta": chấm dứt sự áp bức, bóc lột của thực dân Pháp tồn tại trong 87 năm (1858-1945) và sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại ngót nghìn năm, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập…Cả dân tộc Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa mới ra đời, chưa kịp củng cố và phát triển thì chính quyền cách mạng phải đối phó với muôn vàn khó khăn: kinh tế nghèo nàn lạc hậu, ngân quỹ nhà nước trống rỗng, nạn đói, nạn dốt, sự chống phá của các đảng phái phản động… nhưng khó khăn lớn nhất khiến vận mệnh dân tộc rơi vào tình thế "ngàn cân treo sợi tóc" đó là âm mưu và hành động của các thế lực thù địch, đặc biệt là của quân Tưởng và thực dân Pháp.
Để giữ vững chính quyền cách mạng, để bảo vệ những thành quả cách mạng mà nhân dân đã đạt được, trên lĩnh vực ngoại giao, Đảng, Chính phủ đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra đường lối chính trị vô cùng linh hoạt, sáng tạo đó là "cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược", triệt để lợi dụng mẫu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, tránh trường hợp một mình đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc.
Từ tháng 9-1945 đến trước tháng 3-1946, thực hiện việc nhân nhượng với quân Tưởng, chính quyền cách mạng cung cấp 10 ngàn tấn gạo mỗi tháng cho quân đội Tưởng, thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu về nhà ở, điều kiện sinh hoạt, tạm thời cho phép lưu hành tiền Quan Kim trong phạm vi trao đổi hàng hoá giữa nhân dân ta với quân đội Tưởng, mở rộng thành phần Chính phủ liên hiệp lâm thời, dành 1 ghế Phó Chủ tịch nước, 4 ghế Bộ trưởng và 70 ghế trong Quốc hội cho Việt Quốc, Việt Cách không thông qua bầu cử, tránh mọi xung đột với quân đội Tưởng. Phải nhân nhượng với Tưởng nhưng Đảng ta cũng xác định phải giữ vững 2 nguyên tắc, đó là giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, chính quyền cách mạng và giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc, thống nhất đất nước; đồng thời kiên quyết trừng trị bọn tay sai phản cách mạng.
Với sách lược tạm hòa hoãn với quân Tưởng, chúng ta đã hạn chế đến mức thấp nhất mọi hoạt động phá hoại của quân Tưởng và tay sai, làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của chúng, góp phần làm ổn định mọi mặt ở miền Bắc, tạo điều kiện cho nhân dân ta có thêm thời gian củng cố và xây dựng lực lượng, chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Ngày 28-2-1946, chính quyền Tưởng Giới Thạch và thực dân Pháp ký Hiệp ước Hoa - Pháp tại Trùng Khánh. Theo Hiệp ước này, quân đội Tưởng rút về nước nhường cho quân Pháp quyền giải giáp quân đội Nhật của chúng ở miền Bắc Đông Dương. Đổi lại, Pháp trả lại các tô giới và nhượng địa của Pháp trên đất Trung Hoa, bán cho Tưởng đoạn đường sắt Côn Minh - Hồ Kiều, nhượng cho Tưởng một đặc khu ở cảng Hải Phòng, hàng hóa của Tưởng vận chuyển qua miền Bắc sẽ được miễn thuế.
"Hiệp ước Hoa - Pháp" là một sự chà đạp thô bạo đối với độc lập, chủ quyền của Việt Nam; buộc Đảng và nhân dân ta phải lựa chọn một trong hai con đường: hoặc là đánh Pháp ngay từ khi chúng đưa quân ra miền Bắc, hoặc là chủ động hoà hoãn với Pháp để đuổi 20 vạn quân Tưởng về nước, tránh tình thế cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù, bảo toàn thực lực, tranh thủ thời gian hòa hoãn để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.
Lựa chọn giải pháp hòa với thực dân Pháp, Ban Thường vụ Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ lập trường đàm phán của chúng ta là: "Pháp phải thừa nhận quyền dân tộc tự quyết của dân ta… và sự thống nhất quốc gia của ta".
Chủ trương hòa với thực dân Pháp được tiến hành thông qua việc ký kết bản "Hiệp định sơ bộ" (6-3-1946) và bản "Tạm ước" (14-9-1946) giữa Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Pháp.
Mọi nỗ lực ngoại giao của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đều bị tư tưởng hiếu chiến của thực dân Pháp phá bỏ. Nhân dân Việt Nam một lần nữa phải đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược.
Chủ trương "cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược" đã thể hiện rõ sự thông minh, sáng suốt, tài tình, khéo léo, bản lĩnh chính trị vững vàng của Đảng, Chính phủ đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chủ trương này được thực hiện thắng lợi không chỉ góp phần to lớn vào việc giữ vững nền độc lập, bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ, đưa dân tộc vượt qua tình thế "ngàn cân treo sợi tóc", cả nước có thêm thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài mà còn để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu đối với hoạt động ngoại giao của Đảng và Nhà nước ta trong những giai đoạn sau này.
1. Chính sách cai trị:
- Với những chính sách cai trị thâm độc và tàn bạo, đã đẩy nhân dân ta vào cảnh cùng quẫn vè mọi mặt. Đặc biệt, chính sách thâm hiểm nhất là chúng muốn đồng hóa nhân dân ta.
2. Nhà Lương siết chặt ách đô hộ là;
- Hành chính chia thành 6 châu: Giao Châu, Hoàn Châu, Ái Châu, Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu.
- Chủ trương: chỉ có tôn thất nhà Lương và một số dòng họ lớn mới được giữ chức quan trọng.
- Đặt ra hàng trăm thứ thuế.
3. Những chuyển biến về xã hội và văn hóa ở nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI là:
a, Về xã hội:
- Phân hóa ngày càng sâu sắc.
b, về văn hóa:
- Mở trường dạy chữ Hán ở các quận, huyện.
- Nho giáo, Phật giáo, Nho giáo và các luật lệ, phong tục du nhập vào nước ta.
- Nhân dân ta vẫn sử dụng tiếng nói cỏa nước ta.
- Sinh hoạt theo nét sống và phong tục của mình: xăm hình, ăn trầu, nhộm răng, làng bánh trưng, bánh giầy,...
- Nhân dân ta học chữ Hán nhưng vận dụng theo cách đọc của mình.
5.Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh quân Nam Hán như thế nào?
- Ngô Quyền ( 898- 944) Người Đường Lâm ( Hà Tây)
- Năm 937 Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ để đoạt chức.
- Ngô Quyền kéo quân ra Bắc giết Kiều Công Tiễn để trừ hậu hoạ. Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán nhân cớ đó Vua Nam Hán cho quân xâm lược nước ta lần thứ 2.
- Năm 938 vua Nam Hán sai con Lưu Hoằng Tháo sang xâm lược nước ta.
- Ngô Quyền khẩn trương chuẩn bị chống quân xâm lược. Ông cho quân đóng bãi cọc ngầm xuống lòng sông Bạch Đằng ở nơi hiểm yếu và bố trí quân mai phục 2 bên bờ.
Câu 1:
– Đầu thế kỷ VI, Nhà Lương chia lại các quận, huyện và đặt tên mới để cai trị.
Nhà Lương chia nước ta thành: Giao Châu (đồng bằng và trung du Bắc Bộ), Ái Châu (Thanh Hóa), Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu (Nghệ An, Hà Tĩnh) và Hoàng Châu (Quảng Ninh).
– Phân biệt đối xử: Nhà Lương chỉ cho tôn thất nhà Lương và một số dòng họ lớn được giao những chức vụ quan trọng.
– Thứ sử Tiêu Tư tàn bạo đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý.
Người nào trồng cây cao 1 thước (khoảng 40 cm) đều phải nộp thuế, bán vợ đợ con cũng phải nộp thuế. Sử sách Trung Quốc thú nhận: Tiêu Tư “tàn bạo mất lòng dân”
– Chính sách cai trị của nhà Lương đối với Giao Châu vô cùng tàn bạo khiến cho lòng dân oán hận.
⟹ Đây là nguyên nhân dẫn tới các cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống lại ách đô hộ của nhà Lương.
Câu 2:
Kinh tế:
- Nông nghiệp: chủ yếu là lúa nước, ngoài ra còn có các loại cây ăn quả, cây lương thực khác. Sử dụng công cụ bằng sắt và sức kéo trâu bò. Họ đã biết sử dụng guồng nước trong sản xuất.
- Các nghề thủ công như: dệt, làm đồ trang sức, vũ khí, đóng gạch và xây dựng,... nghề khai thác lâm thổ sản cũng khá phát triển. Đặc biệt, kĩ thuật xây tháp đạt trình độ cao.
* Văn hóa:
- Từ thế kỉ IV, dân tộc Chăm đã có chữ viết bắt nguồn từ chữ Phạn của Ấn Độ.
- Tôn giáo: theo đạo Bà-la-môn và Phật giáo.
- Người Chăm có tục ở nhà sàn, ăn trầu cau và hỏa táng người chết.
* Xã hội:
- Bao gồm các tầng lớp quý tộc, dân tự do, nông dân lệ thuộc và nô lệ.
- Nông dân chiếm số đông, làm nông nghiệp, đánh cá và thu kiếm lâm sản.
- Cham-pa phát triển trong các thế kỉ X – XV sau đó suy thoái và hội nhập trở thành một bộ phận cư dân và văn hóa Việt Nam.
Câu 3 :
* Hoàn cảnh:
- Năm 937, Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ để đoạt chức Tiết độ sứ. Được tin đó, Ngô Quyền liền kéo quân ra Bắc.
=> Mục đích trị tội Kiều công tiễn, bảo vệ nền tự chủ.
- Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Hán. Năm 938, Nam Hán đem quân sang xâm lược nước ta lần thứ hai.
* Kế hoạch của Ngô Quyền:
- Ngô Quyền vào thành Đại La (Tống Bình) bắt giết Kiều công Tiễn, khân trương chuẩn bị chống xâm lược.
- Chủ động đón đánh quân Nam Hán.
- Ngô Quyền bố trí trận địa: Xây dựng cửa sông Bạch Đằng thành một trận địa cọc ngầm.
=> Cách đánh giặc độc đáo.
Đề tui có câu này bạn có thể tham khảo:
– Tích cực: Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các nước láng giềng như Lào, Xiêm, Thái Lan,…
– Hạn chế: thực hiện chính sách ngoại giao “đóng cửa” khước từ mọi quan hệ với các nước phương Tây.
=> Thể hiện sự bảo thủ, lạc hậu không tạo điều kiện cho đảo nước giao lưu với các nước và các nền văn háo tiên tiến trên thế giới, dẫn đến đất nước trì trệ.
- Vua Quang Trung dự đoán sau khi quân Thanh bại trận, vua nhà Thanh sẽ nổi giận mà sai đội quân khác tấn công Tây Sơn, vì vậy vua Quang Trung đã viết thư giảng hòa với lời ngoại giao khôn khéo nên vua nhà Thanh đã chấp thuận lời giảng hòa. Quan hệ giữa hai nước trở lại bình thường.
- Nhận xét: Chính sách ngoại giao của Quang Trung vừa khôn khéo, kiên quyết nhưng mềm dẻo và linh hoạt với phương Bắc. Giúp nâng cao lòng tự hào của dân tộc, vừa mềm dẻo để giữ vững nền độc lập cho dân tộc.
Bạn tham khảo tại nêu và nhận xét chính sách ngoại giao khôn khéo của quang trung đối với nhà thanh - Lớp 6/7 Hỏi Đáp - Đặt câu hỏi và nhận câu trả lời về mọi vấn đề trong cuộc sống nhé
Chúc bạn học tốt!
Nhà Tây Sơn (chữ Nôm: 家西山, chữ Hán: 西山朝 / Tây Sơn triều) là một triều đại quân chủ trong lịch sử Việt Nam tồn tại từ năm 1778 đến năm 1802, được thành lập trong bối cảnh tranh chấp quyền lực cuối thời Lê Trung hưng (1533–1789). Theo cách gọi của phần lớn sử gia, nhất là các sử gia hiện đại[1] tại Việt Nam thì "nhà Tây Sơn" được dùng để gọi triều đại của anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ để phân biệt với nhà Nguyễn của Nguyễn Ánh (vì cùng họ Nguyễn). Ngoài ra, "Tây Sơn" cũng chỉ các lãnh tụ và quân đội khởi nghĩa xuất thân từ ấp Tây Sơn; cũng được dùng làm tên cuộc chiến của Tây Sơn.
Người nắm quyền đầu tiên của nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, người anh cả, lên ngôi năm 1778. Tới năm 1788, Nguyễn Nhạc nhường ngôi cho em là Nguyễn Huệ, chính là Quang Trung hoàng đế.
Một trong những công tích lớn nhất của nhà Tây Sơn trong lịch sử dân tộc là đã tiến đến rất gần công cuộc thống nhất và mở rộng lãnh thổ đất nước sau hàng trăm năm Việt Nam bị chia cắt bởi các cuộc tranh giành quyền lực giữa các thế lực lớn Mạc –Trịnh – Nguyễn kể từ khi nhà Lê sơ (1428–1527) bị sụp đổ, đồng thời triều đại này đã 2 lần đánh bại quân xâm lược ngoại quốc (quân Xiêm La và quân nhà Thanh) bằng những chiến dịch quân sự thần tốc. Tuy nhiên, năm 1792, vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) đột ngột qua đời khi còn khá trẻ, người kế vị là Quang Toản còn quá nhỏ (9 tuổi) đã khiến nhà Tây Sơn không có lãnh đạo đủ năng lực, ưu thế dần chuyển sang Nguyễn Ánh, một hậu duệ của dòng họ Chúa Nguyễn nắm quyền trên đất Đàng Trong trước kia.
Triều đại Tây Sơn tồn tại khoảng 24 năm thì sụp đổ sau khi Nguyễn Ánh tiến hành một cuộc chiến tranh toàn diện để tiêu diệt nhà Tây Sơn và thành lập nhà Nguyễn. Đối với nhà Nguyễn, nhà Tây Sơn bị xem là giặc phản loạn do họ đã đánh đổ thế lực của chúa Nguyễn. Chính vì thế, nhà Nguyễn tìm nhiều cách xóa bỏ uy tín và những di tích liên quan tới nhà Tây Sơn, nhưng những người mến mộ vẫn ghi nhớ các chiến tích và công lao của nhà Tây Sơn, nhiều nơi đã lập đền thờ các vị vua, tướng lĩnh của triều đại này. Ngày nay, nhà Tây Sơn được coi là một triều đại chính thống của Việt Nam, hoàng đế Quang Trung được coi là người anh hùng dân tộc với những chiến công chống ngoại xâm và cũng là người đề ra nhiều cải cách quan trọng trong xây dựng đất nước.[
câu 1:
Nhà Tây Sơn (chữ Nôm: 家西山, chữ Hán: 西山朝 / Tây Sơn triều) là một triều đại quân chủ trong lịch sử Việt Nam tồn tại từ năm 1778 đến năm 1802, được thành lập trong bối cảnh tranh chấp quyền lực cuối thời Lê Trung hưng (1533–1789). Theo cách gọi của phần lớn sử gia, nhất là các sử gia hiện đại[1] tại Việt Nam thì "nhà Tây Sơn" được dùng để gọi triều đại của anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ để phân biệt với nhà Nguyễn của Nguyễn Ánh (vì cùng họ Nguyễn). Ngoài ra, "Tây Sơn" cũng chỉ các lãnh tụ và quân đội khởi nghĩa xuất thân từ ấp Tây Sơn; cũng được dùng làm tên cuộc chiến của Tây Sơn.
Người nắm quyền đầu tiên của nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, người anh cả, lên ngôi năm 1778. Tới năm 1788, Nguyễn Nhạc nhường ngôi cho em là Nguyễn Huệ, chính là Quang Trung hoàng đế.
Một trong những công tích lớn nhất của nhà Tây Sơn trong lịch sử dân tộc là đã tiến đến rất gần công cuộc thống nhất và mở rộng lãnh thổ đất nước sau hàng trăm năm Việt Nam bị chia cắt bởi các cuộc tranh giành quyền lực giữa các thế lực lớn Mạc –Trịnh – Nguyễn kể từ khi nhà Lê sơ (1428–1527) bị sụp đổ, đồng thời triều đại này đã 2 lần đánh bại quân xâm lược ngoại quốc (quân Xiêm La và quân nhà Thanh) bằng những chiến dịch quân sự thần tốc. Tuy nhiên, năm 1792, vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) đột ngột qua đời khi còn khá trẻ, người kế vị là Quang Toản còn quá nhỏ (9 tuổi) đã khiến nhà Tây Sơn không có lãnh đạo đủ năng lực, ưu thế dần chuyển sang Nguyễn Ánh, một hậu duệ của dòng họ Chúa Nguyễn nắm quyền trên đất Đàng Trong trước kia.
Triều đại Tây Sơn tồn tại khoảng 24 năm thì sụp đổ sau khi Nguyễn Ánh tiến hành một cuộc chiến tranh toàn diện để tiêu diệt nhà Tây Sơn và thành lập nhà Nguyễn. Đối với nhà Nguyễn, nhà Tây Sơn bị xem là giặc phản loạn do họ đã đánh đổ thế lực của chúa Nguyễn. Chính vì thế, nhà Nguyễn tìm nhiều cách xóa bỏ uy tín và những di tích liên quan tới nhà Tây Sơn, nhưng những người mến mộ vẫn ghi nhớ các chiến tích và công lao của nhà Tây Sơn, nhiều nơi đã lập đền thờ các vị vua, tướng lĩnh của triều đại này. Ngày nay, nhà Tây Sơn được coi là một triều đại chính thống của Việt Nam, hoàng đế Quang Trung được coi là người anh hùng dân tộc với những chiến công chống ngoại xâm và cũng là người đề ra nhiều cải cách quan trọng trong xây dựng đất nước.
2.Ngụ binh ư nông có nghĩa là Gửi binh ở nông: gửi quân vào nông nghiệp, cho binh lính lao động, sản xuất tại địa phương trong một khoảng thời gian xác định, là chính sách xây dựng lực lượng quân sự thời phong kiến ở Việt Nam, áp dụng từ thời nhà Đinh đến thời Lê sơ.