Dựa vào tranh và câu hỏi, kể lại câu chuyện:
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1:
- Chú Sẻ và chú Chích chơi với nhau rất thân.
- Một hôm, Sẻ nhận được món quà bà ngoại gửi đến là một chiếc hộp đựng toàn hạt kê.
- Sẻ không hề nói với bạn một lời nào về món quà lớn ấy cả và ở trong tổ ăn hạt kê một mình.
- Chích đi kiếm mồi, tìm được những hạt kê ngon lành ấy, bèn gói lại thật cẩn thận vào chiếc lá, rồi mừng rỡ chạy đi tìm người bạn thân thiết của mình và chia cho Sẻ. Nhưng Sẻ từ chối vì mình đã ăn một mình mà không chia sẻ và nhận ra được bài học
Câu 2:
Trong khu rừng kia, chú Sẻ và chú Chích chơi với nhau rất thân. Một hôm, Sẻ nhận được món quà bà ngoại gửi đến. Đó là một chiếc hộp đựng toàn hạt kê. Sẻ không hề nói với bạn một lời nào về món quà lớn ấy cả. “Nếu cho cả Chích nữa thì chẳng còn lại là bao!”, Sẻ thầm nghĩ. Thế là hằng ngày, Sẻ ở trong tổ ăn hạt kê một mình. Ăn hết, chú ta quẳng hộp đi. Những hạt kê còn sót lại văng ra khỏi hộp. Cô Gió đưa chúng đến một đám cỏ xanh dưới một gốc cây xa lạ. Chích đi kiếm mồi, tìm được những hạt kê ngon lành ấy, bèn gói lại thật cẩn thận vào chiếc lá, rồi mừng rỡ chạy đi tìm người bạn thân thiết của mình. Vừa gặp Sẻ, Chích đã reo lên:
- Chào bạn Sẻ thân mến! Mình vừa kiếm được mười hạt kê rất ngon! Đây này, chúng mình chia đôi: cậu năm hạt, mình năm hạt.
- Chia làm gì cơ chứ? Không cần đâu! Sẻ lắc lắc chiếc mỏ xinh xắn của mình, tỏ ý không thích.
- Ai kiếm được thì người ấy ăn!
- Nhưng mình với cậu là bạn thân của nhau cơ mà. Đã là bạn thì bất cứ cái gì kiếm được cũng phải chia cho nhau. Lẽ nào cậu không nghĩ như thế?
Nghe Chích nói, Sẻ rất xấu hổ. Thế mà chính Sẻ đã ăn hết cả một hộp kê đầy.
Sẻ cầm năm hạt kê Chích đưa, ngượng nghịu nói:
- Mình rất cảm ơn cậu, cậu đã cho mình những hạt kê ngon lành này và còn cho mình một bài học quý về tình bạn.
1. Đoạn 1 (bức tranh 1)
Ngày xưa ở Nam Mẫu thuộc tỉnh Bắc Kan, người ta mở hội cúng Phật. Ai cũng lo làm việc tốt đề cầu phúc. Bỗng nhiên hôm ấy xuất hiện một bà lão ăn xin, người gày còm lở loét, trông thật gớm ghiếc. Bà đi đến đâu cũng phều phào mấy tiếng : "Đói lắm các ông các bà ơi"
2. Đoạn 2 (bức tranh 2)
Bà đi đến đâu cũng bị mọi người xua đuổi. Khi đến ngã ba, bà gặp được hai mẹ con bà góa đi chợ về. Người mẹ thấy bà lão tội nghiệp quá bèn đưa bà cụ về, cho bà cụ ăn rồi mời bà nghỉ lại. Tối hôm ấy hai mẹ con bỗng thấy chỗ bà cụ nằm sáng rực lên và xuất hiện con giao long to lớn đang cuộn mình ở đấy. Me con bà vô cung kinh sợ đành nhắm mắt phó mặc cho số phận.
3. Đoạn 3 (bức tranh 3)
Sáng hôm sau tỉnh dậy, hai mẹ con chẳng thấy con giao long đâu cả. Chỗ ấy vẫn là bà cụ gầy yếu. Bà sửa soạn ra đi. Trước lúc từ biệt, bà lão nói với hai mẹ con : "Vùng này sắp có lụt lớn. Ta cho mẹ con chị gói tro này, nhớ rắc xung quanh nhà mới tránh được nạn chết chìm. Bà lão liền nhặt một hạt thóc cắn vỡ ra, đưa cho mẹ con bà góa hai mảnh vỏ trấu, nói :' Hai mảnh vỏ trấu này giúp mẹ con nhà chị làm việc thiện". Nói rồi, bà lão biến mất. Hai mẹ con vội vàng làm theo những điều bà lão dặn
4. Đoạn 4 (bức tranh 4)
Tối hôm đó, khi mọi người đang lễ bái thì bỗng có một cột nước từ dưới đấy phun lên kèm theo tiếng nổ dữ dội, nhà cửa, người vật đều chìm nghỉm trong biển nước. Duy chỉ có ngôi nhà của hai mẹ con bà góa vẫn còn. Nước dâng lên bao nhiêu thì nền nhà ấy cao lên bấy nhiêu. Thấy dân làng bị chìm trong lũ lụt, nhớ lời bà lão dặn, hai mẹ con liền lấy hai mảnh vỏ trấu thả xuống nước. Lạ thay, hai mảnh vỏ trấu biến thành hai chiếc thuyền lớn. Thế rồi hai mẹ con vội chèo thuyền đi khắp nơi cứu dân làng.
Vùng đất bị sụt lở ấy hiện nay biến thành một cái hồ rộng lớn gọi là hồ Ba Bể. Còn cái nền nhà của hai mẹ con nổi lên như một cái gò giữa hồ, dân làng gọi là gò Bà Góa.
1. Đoạn 1 (bức tranh 1)
Ngày xưa ở Nam Mẫu thuộc tỉnh Bắc Kan, người ta mở hội cúng Phật. Ai cũng lo làm việc tốt đề cầu phúc. Bỗng nhiên hôm ấy xuất hiện một bà lão ăn xin, người gày còm lở loét, trông thật gớm ghiếc. Bà đi đến đâu cũng phều phào mấy tiếng : "Đói lắm các ông các bà ơi"
2. Đoạn 2 (bức tranh 2)
Bà đi đến đâu cũng bị mọi người xua đuổi. Khi đến ngã ba, bà gặp được hai mẹ con bà góa đi chợ về. Người mẹ thấy bà lão tội nghiệp quá bèn đưa bà cụ về, cho bà cụ ăn rồi mời bà nghỉ lại. Tối hôm ấy hai mẹ con bỗng thấy chỗ bà cụ nằm sáng rực lên và xuất hiện con giao long to lớn đang cuộn mình ở đấy. Me con bà vô cung kinh sợ đành nhắm mắt phó mặc cho số phận.
3. Đoạn 3 (bức tranh 3)
Sáng hôm sau tỉnh dậy, hai mẹ con chẳng thấy con giao long đâu cả. Chỗ ấy vẫn là bà cụ gầy yếu. Bà sửa soạn ra đi. Trước lúc từ biệt, bà lão nói với hai mẹ con : "Vùng này sắp có lụt lớn. Ta cho mẹ con chị gói tro này, nhớ rắc xung quanh nhà mới tránh được nạn chết chìm. Bà lão liền nhặt một hạt thóc cắn vỡ ra, đưa cho mẹ con bà góa hai mảnh vỏ trấu, nói :' Hai mảnh vỏ trấu này giúp mẹ con nhà chị làm việc thiện". Nói rồi, bà lão biến mất. Hai mẹ con vội vàng làm theo những điều bà lão dặn
4. Đoạn 4 (bức tranh 4)
Tối hôm đó, khi mọi người đang lễ bái thì bỗng có một cột nước từ dưới đấy phun lên kèm theo tiếng nổ dữ dội, nhà cửa, người vật đều chìm nghỉm trong biển nước. Duy chỉ có ngôi nhà của hai mẹ con bà góa vẫn còn. Nước dâng lên bao nhiêu thì nền nhà ấy cao lên bấy nhiêu. Thấy dân làng bị chìm trong lũ lụt, nhớ lời bà lão dặn, hai mẹ con liền lấy hai mảnh vỏ trấu thả xuống nước. Lạ thay, hai mảnh vỏ trấu biến thành hai chiếc thuyền lớn. Thế rồi hai mẹ con vội chèo thuyền đi khắp nơi cứu dân làng.
Vùng đất bị sụt lở ấy hiện nay biến thành một cái hồ rộng lớn gọi là hồ Ba Bể. Còn cái nền nhà của hai mẹ con nổi lên như một cái gò giữa hồ, dân làng gọi là gò Bà Góa.
1.
Em lắng nghe kể chuyện.
2.- Tranh 1: Vào kì nghỉ hè, Bình được mẹ cho về quê chơi.
- Tranh 2: Khi về quê, Bình nhào vào lòng bà nội.
- Tranh 3: Bình được bà dẫn ra biển bắt cá cùng chị.
- Tranh 4: Cậu cho Bình lên thuyền chơi.
- Tranh 5: Kì nghỉ hè đã hết thúc, Bình tạm biệt bà và chị để cùng mẹ về thành phố.
3.
- Tranh 1: Về quê
- Tranh 2: Ôm bà.
- Tranh 3: Chiều bờ biển
- Tranh 4: Chuyến du ngoạn trên thuyền
- Tranh 5: Lưu luyến
Vào giờ kiểm tra, Hùng loay hoay vì quên mang bút. Bạn ấy lo lắng rồi quay sang nói với Lan. Lan nhìn Hùng đầy tiếc nuối : “Làm thế nào bây giờ? Tớ cũng chỉ có một cái bút…”
Nghe được câu chuyện của hai bạn, cô giáo cầm cây bút bước xuống đưa cho Hùng và nói:
- Em hãy viết bằng bút của cô. Lần sau em nhớ chuẩn bị đồ dùng học tập thật tốt nhé !
Hùng mừng rỡ cảm ơn cô:
- Em cảm ơn cô ạ, em hứa sẽ chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ.
Hai bạn tập trung làm bài cùng cả lớp. Khi nhận được kết quả bài kiểm tra với điểm 10 đỏ chói, về nhà, Hùng khoe ngay với mẹ. Mẹ hạnh phúc và dặn em hãy nói lời cảm ơn cô giáo.
- Tranh 1: Tôm Càng rất ngạc nhiên khi thấy con vật thân dẹt, trên đầu có hai mắt tròn xoe, khắp mình phủ một lớp vẩy bạc óng ánh. Con vật lạ đó tự giới thiệu là Cá Con.
- Tranh 2: Cá Con khoe với bạn rằng chiếc đuôi của mình vừa là mái chèo, vừa là bánh lái khiến Tôm Càng phục lăn.
- Tranh 3: Bỗng một con cá hung dữ, mắt đỏ ngầu, nhằm Cá Con mà lao tới. Tôm Càng vội vọt tới, xô bạn vào một ngách đá nhỏ.
- Tranh 4: Nhờ có lớp vảy như chiếc áo giáp bảo vệ nên Cá Con không bị đau. Từ đó, Tôm Càng và Cá Con cùng kết bạn với nhau.
1.
- Tranh 1: Lương y Phạm Bân xuất thân con nhà thuốc. Tổ tiên của ông có nghề y gia truyền được ca tụng. Vì thế ông được bổ nhiệm chức Thái y lệnh coi sóc việc chữa bệnh trong cung vua.
- Tranh 2: Ông thường đem hết của cái trong nhà ra mua các loại thuốc tốt và tích trữ thóc gạo. Gặp người nghèo khổ bệnh tật ông thường cho ở nhà mình, cấp cơm cháo và chữa trị nên ai cũng trọng vọng.
- Tranh 3: Bỗng liền năm đói kém, dịch bệnh nổi lên, ngài lại dựng thêm nhà cho những kẻ khốn cùng đói khát và bệnh tật đến ở, cứu sống hơn ngàn người. Ngài được người đương thời trọng vọng.
- Tranh 4: Một lần, có người đến gõ cửa mời đến chữa trị cho một người đàn bà đang nguy kịch, ông bảo người đó đi ngay.
- Tranh 5: Nhưng tới cửa lại gặp sứ giả do vương sai tới mời vào cung chữa bệnh cho một quý nhân bị sốt. Phạm Bân nói với sứ giả rằng bệnh đó không gấp, còn tính mạng của người nhà người này chỉ ở trong khoảnh khắc nên sẽ cứu họ trước rồi đến vương phủ. Quan Trung sứ lấy làm tức giận nói với Phạm Bân: “Ông định cứu tính mạng người ta mà không cứu tính mạng mình sao?”. Phạm Bân cương quyết chịu tội rồi đi cứu người kia trước.
- Tranh 6: Lát sau, đến yết kiến bị vương quở trách liền bỏ mũ ra, tạ tôi. Vương vui mừng khen ông là vị lương y có đức độ
2.
Phạm Bân vốn có nghề ý gia truyền, giữ chức Thái y lệnh để phụng sự Trần Anh Vương. Ông thường đem hết của cái trong nhà ra mua các loại thuốc tốt và tích trữ thóc gạo. Gặp người nghèo khổ bệnh tật ông thường cho ở nhà mình, cấp cơm cháo và chữa trị nên ai cũng trọng vọng.
Một lần, có người đến gõ cửa mời đến chữa trị cho một người đàn bà đang nguy kịch, ông bảo người đó đi ngay. Nhưng tới cửa lại gặp sứ giả do vương sai tới mời vào cung chữa bệnh cho một quý nhân bị sốt. Phạm Bân nói với sứ giả rằng bệnh đó không gấp, còn tính mạng của người nhà người này chỉ ở trong khoảnh khắc nên sẽ cứu họ trước rồi đến vương phủ. Quan Trung sứ lấy làm tức giận nói với Phạm Bân: “Ông định cứu tính mạng người ta mà không cứu tính mạng mình sao?”. Phạm Bân cương quyết chịu tội rồi đi cứu người kia trước. Lát sau, đến yết kiến bị vương quở trách liền bỏ mũ ra, tạ tôi. Vương vui mừng khen ông là vị lương y có đức độ
3. Điều đáng quý nhất là tấm lòng y đức, không vì tiền tài, vật chất, địa vị mà đặt việc cứu người lên hàng đầu.
a) Đoạn 1: sắp đến mùa đông, vợ chồng thiên nga cùng đứa con nhỏ xíu bay về phương Nam tránh rét. Dọc đường họ phải nghỉ lại vì con quá nhỏ. May mắn là họ gặp được một cô vịt chuẩn bị xuống ổ, nên nhờ cô vịt trông hộ thiên nga con một thể, sang năm họ sẽ quay trở lại đón con.
b) Đoạn 2: Thiên nga con ở lại, nó buồn lắm vì không có bạn. Mặt khác lại bị đàn vịt con bắt nạt, hắt hủi và cho rằng nó là con vịt vô tích sự và vô cùng xấu xí vụng về. Một năm sau, hai vợ chồng Thiên nga quay trở lại tìm vịt mẹ. Họ rất mừng vì thấy thiên nga con đã cứng cáp trưởng thành. Gặp lai đước bô" me, thiên nga con mừng rỡ vô cùng, nó chạy đến chia tay với vịt mẹ và đàn vịt con; cám ơn vịt mẹ đã chăm sóc nó trong thời gian qua với một tình cảm bịn rịn lưu luyến. Rồi cùng với bố mẹ bay đến những chân trời xa.
c) Đoạn 3: Cho mãi đến lúc này đàn vịt con mới biết con vịt xấu xí mà chúng thường chê bai lại là một thiên nga, loài chim đẹp nhất trong vương quốc của những loài có cánh. Chúng rất xấu hổ và ân hận vì đã đối xử không phải với thiên nga.
a) Đoạn 1: sắp đến mùa đông, vợ chồng thiên nga cùng đứa con nhỏ xíu bay về phương Nam tránh rét. Dọc đường họ phải nghỉ lại vì con quá nhỏ. May mắn là họ gặp được một cô vịt chuẩn bị xuống ổ, nên nhờ cô vịt trông hộ thiên nga con một thể, sang năm họ sẽ quay trở lại đón con.
b) Đoạn 2: Thiên nga con ở lại, nó buồn lắm vì không có bạn. Mặt khác lại bị đàn vịt con bắt nạt, hắt hủi và cho rằng nó là con vịt vô tích sự và vô cùng xấu xí vụng về. Một năm sau, hai vợ chồng Thiên nga quay trở lại tìm vịt mẹ. Họ rất mừng vì thấy thiên nga con đã cứng cáp trưởng thành. Gặp lai đước bô" me, thiên nga con mừng rỡ vô cùng, nó chạy đến chia tay với vịt mẹ và đàn vịt con; cám ơn vịt mẹ đã chăm sóc nó trong thời gian qua với một tình cảm bịn rịn lưu luyến. Rồi cùng với bố mẹ bay đến những chân trời xa.
c) Đoạn 3: Cho mãi đến lúc này đàn vịt con mới biết con vịt xấu xí mà chúng thường chê bai lại là một thiên nga, loài chim đẹp nhất trong vương quốc của những loài có cánh. Chúng rất xấu hổ và ân hận vì đã đối xử không phải với thiên nga.
Tranh 1: Giờ ra chơi, cả lớp ùa ra sân trường. A-i-a là học sinh mới, chưa quen ai nên không tham gia nhóm nào. Thấy cô bé thẩn thơ ngoài sân, thầy giáo bảo: “Em vào chơi với các bạn đi!”. Được thầy khích lệ, A-i-a cất tiếng: “Cho mình… chơi… với!”. Nhưng em nói nhỏ quá nên chẳng ai nghe thấy. “Nào, các em!”. Nghe tiếng thầy giáo, tất cả liền dừng chơi. A-i-a lấy hết can đảm, nhắc lại một lần nữa: “Cho mình… chơi với!”
Tranh 2: Đến lượt làm người đuổi bắt. A-i-a không bắt nổi ai vì cô bé chạy quá chậm, “Người đuổi bắt mà chậm thế này thì chán quá!” – Tét-su-ô kêu lên, khiến A-i-a càng lúng túng.
Tranh 3: Thầy gọi A-i-a vào lớp, hỏi: “Em cho thầy xem bức tranh em mới vẽ được không? Các bạn nói là em vẽ đẹp lắm.” Kể từ hôm đó, cứ đến giờ ra chơi là A-i-a lại mang các bức vẽ đến cho thầy xem. Thầy treo những bức trang đó trên bức tường dọc hành lang. “Tranh đẹp quá!”, “Tranh của A-i-a đấy!”
Tranh 4: Một hôm, Tét-su-ô đến gặp A-i-a, bảo: “Ngày mai, cậu chơi đuổi bắt với chúng tớ nhé.”