Khi viết bài văn biểu cảm về sự việc và tóm tắt ý chính do người khác trình bày, em cần lưu ý những gì?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khi viết bài văn biểu cảm về sự việc và tóm tắt ý chính do người khác trình bày, em cần lưu ý:
- Tình cảm trong bài văn phải chân thực, trong sáng.
- Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc.
- Kết hợp yếu tố miêu tả và tự sự nhằm hỗ trợ cho việc bộc lộ cảm xúc.
- Bố cục đảm bảo 3 phần: Mở bài, thân bài và kết bài.
+ Mở bài: giới thiệu đối tượng biểu cảm, biểu đạt cảm xúc chung về đối tượng.
+ Thân bài: Biểu lộ cảm xúc, suy nghĩ cụ thể một cách sâu sắc về đối tượng. Đối với bài văn biểu cảm về con người, người viết cần biểu lộ cảm xúc, suy nghĩ về đặc điểm, tính cách, kỉ niệm gắn với người đó. Đối với bài văn biểu cảm về sự việc, người viết có thể biểu lộ cảm xúc theo trình tự diễn tiến của sự việc.
+ Kết bài: khẳng định lại tình cảm, cảm xúc về đối tượng; rút ra điều đáng nhớ đối với bản thân
Từ bài viết trên, em rút ra được những lưu ý về cách viết bài văn biểu cảm về sự việc:
- Tình cảm trong bài văn phải chân thực, trong sáng, giản dị
- Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc
- Kết hợp với miêu tả và tự sự để hỗ trợ cho việc biểu đạt cảm xúc
- Bố cục bài viết gồm ba phần: mở bài, thân bài, kết bài
Khi viết đoạn văn tóm tắt văn bản, em cần lưu ý những điều:
- Cần giới thiệu được nhan đề và tác giả của văn bản cần tóm tắt.
- Trình bày đầy đủ, ngắn gọn các sự kiện chính và các chi tiết quan trọng trong văn bản.
- Đảm bảo hình thức là một đoạn văn.
- Đảm bảo yêu cầu về độ dài đoạn văn.
Tôn trọng người khác là một khía cạnh quan trọng trong mối quan hệ giữa con người. Nó thể hiện sự đối xử trung thực, cẩn trọng, lịch sự và tình cảm với nhau. Tuy nhiên, hiện nay, không phải ai cũng có thể tôn trọng người khác một cách đúng mực. Vì vậy, trong bài viết này, tôi sẽ trình bày ý kiến về tầm quan trọng của việc tôn trọng người khác và mong muốn được người khác tôn trọng.
Đầu tiên, việc tôn trọng người khác mang lại cho chúng ta sự lịch sự và chuyên nghiệp. Khi chúng ta hiểu và tôn trọng người khác, điều này đồng nghĩa với việc chúng ta hiểu và tôn trọng văn hóa, giá trị và quan điểm của người khác. Trong khi đó, việc không tôn trọng người khác có thể khiến chúng ta trở thành những người vô lễ hoặc thiếu cẩn trọng khi xử lý các tình huống giao tiếp với người khác.
Thứ hai, tôn trọng người khác giúp chúng ta xây dựng mối quan hệ tốt. Khi chúng ta tôn trọng người khác, chúng ta tự động thu hút sự tôn trọng của họ. Người khác sẽ quý trọng chúng ta hơn, họ sẽ cảm thấy tin tưởng và chia sẻ thông tin một cách dễ dàng hơn. Điều này đặc biệt quan trọng trong cuộc sống nơi mà một mối quan hệ tốt với người khác giúp chúng ta thành công hơn.
Cuối cùng, mong muốn được người khác tôn trọng là điều mà chúng ta nên khao khát. Tôn trọng người khác có thể giúp chúng ta đạt được mục tiêu của mình một cách dễ dàng hơn. Khi chúng ta được người khác tôn trọng, chúng ta có thể thông qua những suy nghĩ, ý kiến và kinh nghiệm của họ để nâng cao khả năng của mình. Ngoài ra, việc được người khác tôn trọng là một cảm giác tuyệt vời và giúp chúng ta cảm thấy vững vàng hơn trong cuộc sống.
Tóm lại, tôn trọng người khác là một giá trị vô giá trong mối quan hệ giữa con người. Việc tôn trọng người khác giúp chúng ta trở nên lịch sự, chuyên nghiệp hơn, xây dựng mối quan hệ tốt hơn và đạt được mục tiêu của mình một cách dễ dàng hơn. Vì vậy, chúng ta nên cố gắng tôn trọng người khác và mong muốn được người khác tôn trọng chúng ta.
ỗi cá nhân không chỉ là một cá thể riêng biệt mà còn nằm trong những mối quan hệ của cộng đồng, xã hội. Lẽ đương nhiên, những mối quan hệ ấy được xây dựng, phát triển dựa trên thái độ cầu thị và ý thức tôn trọng người khác. Có thể nói, tôn trọng người khác là điều kiện tiên quyết, cần thiết để duy trì bất cứ tình cảm nào.
Trước hết, ta cần hiểu rõ về sự tôn trọng. Tôn trọng người khác chính là đưa ra sự đánh giá đúng mực về danh dự và phẩm giá của họ. Khi thấy được những khiếm khuyết, sai lầm của người khác, thay vì chỉ trích, đay nghiến, ta có thể giúp đỡ, góp ý cho họ một cách nhẹ nhàng, tích cực. Sự tôn trọng đối với người khác còn được thể hiện qua việc sẵn sàng chấp nhận, lắng nghe những ý kiến đóng góp về bản thân. Đó cũng là một cách để ta nhìn nhận và hoàn thiện mình.
Có rất nhiều lí do để ta phải tôn trọng người khác. Đầu tiên, sự tôn trọng sẽ đem đến niềm vui, tích cực cho những người xung quanh. Ai cũng có cái tôi cá nhân, đều muốn ý kiến, quan điểm của mình được ủng hộ và chấp nhận. Khi chúng ta tôn trọng đối phương, ta sẽ lắng nghe, nhận xét, góp ý nhẹ nhàng để đối phương có thể hiểu và thay đổi. Nhờ đó, những người xung quanh cũng nhìn nhận và đánh giá ta theo một cách tích cực. Vậy nên, tôn trọng người khác chính là tự tôn trọng bản thân mình, nâng giá trị của mình lên cao hơn. Không chỉ vậy, những hành động tích cực mà ta làm cũng sẽ góp phần tạo nên một cộng đồng văn minh, tốt đẹp, thịnh vượng.
Vậy làm cách nào để ta có thể rèn luyện thái độ tôn trọng người khác? Đó là cả một quá trình rèn luyện, cần nhiều thời gian và công sức. Hãy bắt đầu bằng những hành động hết sức đơn giản như lễ phép với người lớn, biết nói "cảm ơn" và "xin lỗi" khi cần thiết, tập lắng nghe những góp ý của mọi người,... Chỉ khi ta dành thời gian để rèn luyện, ta mới đạt được thứ mà mình mong muốn. Ngoài ra, con người còn cần phải học cách yêu thương và tôn trọng bản thân. Mỗi người đều là một cá thể riêng biệt với những đặc điểm khác nhau. Việc chấp nhận sự khác biệt, không ngừng nâng cao và hoàn thiện bản thân chính là chìa khóa để ta học cách tôn trọng chính mình.
Tựu chung lại, tôn trọng là thái độ đáng quý. Nó mang đến rất nhiều lợi ích cũng như sự tích cực đến cho xã hội. Chính vì vậy, mỗi người cần học cách tôn trọng bản thân cũng như tôn trọng những người xung quanh mình.
Khi viết bài văn biểu cảm về sự việc và tóm tắt ý chính do người khác trình bày, em cần lưu ý:
- Tình cảm trong bài văn phải chân thực, trong sáng.
- Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc.
- Kết hợp yếu tố miêu tả và tự sự nhằm hỗ trợ cho việc bộc lộ cảm xúc.
- Bố cục đảm bảo 3 phần: Mở bài, thân bài và kết bài.
+ Mở bài: giới thiệu đối tượng biểu cảm, biểu đạt cảm xúc chung về đối tượng.
+ Thân bài: Biểu lộ cảm xúc, suy nghĩ cụ thể một cách sâu sắc về đối tượng. Đối với bài văn biểu cảm về con người, người viết cần biểu lộ cảm xúc, suy nghĩ về đặc điểm, tính cách, kỉ niệm gắn với người đó. Đối với bài văn biểu cảm về sự việc, người viết có thể biểu lộ cảm xúc theo trình tự diễn tiến của sự việc.
+ Kết bài: khẳng định lại tình cảm, cảm xúc về đối tượng; rút ra điều đáng nhớ đối với bản thân