K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 3 2023

   Suy nghĩ của bản thân về cuộc sống vật chất và tâm hồn của những người lính đảo: Cuộc sống trên đảo Trường Sa khắc nghiệt, gian khổ “đến một cái cây cũng không sống được”, thành ra người lính cũng phải chấp nhận để thích nghi với môi trường. Thiếu thốn đủ thứ, trong đó có nước ngọt, vì vậy phần lớn họ phải cạo trọc đầu, thành ra “lính trẻ lính già đều trọc tếu như nhau”. Họ gọi đùa nhau là “sư cụ”, là “bà con xa với bụt ốc”, thế hóa thành vui nhộn vì cảnh tượng “sư cụ hát tình ca” mới đưa duyên và “sóng sánh” làm sao! Hình tượng người lính Trường Sa hiện lên thật lãng mạn và hào hoa. Họ hát tình ca trên đảo với biết bao tâm trạng và cảm xúc trào dâng: khát khao một tình yêu cháy bỏng, bày tỏ sự nồng nàn và chung thủy thiết tha. Cái giọng tình ca ở đây cũng thật kỳ lạ, cứ “ngang tàng như gió biển” nhưng lời lẽ tình tứ không chê vào đâu được, bồi hồi bỏng cháy “toàn nhớ với thương thôi”.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

- Lính đảo hát tình ca trên đảo của Trần Đăng Khoa là một bài thơ hay, để lại ấn tượng sâu sắc từ khi ra đời cho đến nay. Từ cấu tứ, hình ảnh, giọng điệu, tất cả đọc lên cứ vừa tếu táo, bông đùa nhưng lại cảm thương sâu sắc về cuộc đời người lính biển. Họ trở thành tượng đài bất khuất giữa trùng khơi, như một minh chứng cho lòng quả cảm, sự kiên cường của một dân tộc chưa bao giờ khuất phục, sẵn sàng “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Tình ca và hùng ca, hóm hỉnh và lắng đọng, trần trụi và đầy suy tư… là những trạng thái cảm xúc hài hòa, gắn kết xuyên suốt bài thơ.

29 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Tìm hiểu về quần đảo Trường Sa và cuộc sống của những người chiến sĩ trên đảo qua các trang mạng xã hội, phương tiện truyền thông.

- Rút ra hiểu biết ngắn gọn, dễ nhớ của bản thân về vấn đề.

Lời giải chi tiết:

     Những hiểu biết của bản thân về quần đảo Trường Sa và cuộc sống của những người chiến sĩ trên các đảo:

- Về quần đảo Trường Sa: Quần đảo Trường Sa là một trong hai quần đảo san hô của Việt Nam nằm ở giữa biển Đông. Trong nhiều thế kỷ trước đây quần đảo Trường Sa thường được gọi dưới tên chung với quần đảo Trường Sa là Bãi Cát Vàng, Hoàng Sa, Đại Hoàng Sa, Đại Trường Sa, Vạn lý Trường Sa... Trên các bản đồ đầu tiên của các nhà hàng hải phương Tây, quần đảo Hoàng Sa cùng Trường Sa thường được vẽ thành một dải liền nhau hình lá cờ đuôi nheo nằm dọc bờ biển nước ta từ khoảng ngang Đà Nẵng tới cuối đồng bằng Nam bộ. Đầu thế kỷ 20, nhờ sự phát triển của ngành đo đạc bản đồ biển, người ta mới tách hai quần đảo riêng biệt mang tên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Hiện nay, trong các bản đồ nước ngoài, quần đảo Trường Sa thường gọi là quần đảo Spratly.

- Về cuộc sống của những người lính trên đảo: Điều kiện sống của những người làm nhiệm vụ ở Trường Sa còn có quá nhiều thiếu thốn, gian khổ, đến mức khắc nghiệt. Cuộc sống của cán bộ, chiến sĩ ở đây còn nhiều khó khăn: thiếu nước ngọt, thiếu rau xanh, thiếu văn công và các hoạt động nghệ thuật. Nhưng, ở nơi đầu sóng ngọn gió, hàng ngày, thậm chí hàng giờ, những người lính canh biển luôn trong tư thế sẵn sàng. Không có sự yếu lòng trước những thử thách của cuộc sống.

4 tháng 3 2023

   Những hiểu biết của bản thân về quần đảo Trường Sa và cuộc sống của những người chiến sĩ trên các đảo:

- Về quần đảo Trường Sa: Quần đảo Trường Sa là một trong hai quần đảo san hô của Việt Nam nằm ở giữa biển Đông. Trong nhiều thế kỷ trước đây quần đảo Trường Sa thường được gọi dưới tên chung với quần đảo Trường Sa là Bãi Cát Vàng, Hoàng Sa, Đại Hoàng Sa, Đại Trường Sa, Vạn lý Trường Sa... Trên các bản đồ đầu tiên của các nhà hàng hải phương Tây, quần đảo Hoàng Sa cùng Trường Sa thường được vẽ thành một dải liền nhau hình lá cờ đuôi nheo nằm dọc bờ biển nước ta từ khoảng ngang Đà Nẵng tới cuối đồng bằng Nam bộ. Đầu thế kỷ 20, nhờ sự phát triển của ngành đo đạc bản đồ biển, người ta mới tách hai quần đảo riêng biệt mang tên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Hiện nay, trong các bản đồ nước ngoài, quần đảo Trường Sa thường gọi là quần đảo Spratly.

- Về cuộc sống của những người lính trên đảo: Điều kiện sống của những người làm nhiệm vụ ở Trường Sa còn có quá nhiều thiếu thốn, gian khổ, đến mức khắc nghiệt. Cuộc sống của cán bộ, chiến sĩ ở đây còn nhiều khó khăn: thiếu nước ngọt, thiếu rau xanh, thiếu văn công và các hoạt động nghệ thuật. Nhưng, ở nơi đầu sóng ngọn gió, hàng ngày, thậm chí hàng giờ, những người lính canh biển luôn trong tư thế sẵn sàng. Không có sự yếu lòng trước những thử thách của cuộc sống.

9 tháng 3 2023

     Theo tôi, những lựa chọn của mỗi người trong cuộc sống có thể là quyết định từ sâu trong suy nghĩ của mình hoặc là quyết định không mong muốn, đôi khi bản thân như người vô hình trong sự lựa chọn ấy. Mỗi người luôn phải đưa ra những sự lựa chọn dẫn lối tương lai, đôi khi sự lựa chọn ấy chưa chắc đã là tương lai của bạn, số phận có thể sẽ đưa bạn đến với lối đi khác trong cuộc đời.

Đọc các văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.- Văn bản 1 : (trang 121 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)\a) Hãy tìm hai đoạn có cấu trúc (cách tổ chức) câu, hình tượng tương tự nhau của bài Nơi dựa.b) Những hình tượng (người đàn bà – em bé, người chiến sĩ – bà cụ già) gợi lên những suy nghĩ gì về nơi dựa trong cuộc sống ?- Văn bản 2 : (trang 122 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 )a) Theo anh...
Đọc tiếp

Đọc các văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.

- Văn bản 1 : (trang 121 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)\

a) Hãy tìm hai đoạn có cấu trúc (cách tổ chức) câu, hình tượng tương tự nhau của bài Nơi dựa.

b) Những hình tượng (người đàn bà – em bé, người chiến sĩ – bà cụ già) gợi lên những suy nghĩ gì về nơi dựa trong cuộc sống ?

- Văn bản 2 : (trang 122 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 )

a) Theo anh (chị), các câu sau đây hàm chứa ý nghĩa gì ?

- Kỉ niệm trong tôi 

  Rơi

       như tiếng sỏi

                           trong lòng giếng cạn

- Riêng những câu thơ

                                  còn xanh

   Riêng những bài hát 

                                  còn xanh

(đối sánh với hai câu mở đầu của bài, chú ý từ xanh)

b) Qua bài Thời gian, Văn Cao định nói lên điều gì ?

- Văn bản 3 : (trang 123 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)

a) Giải thích rõ quan niệm của Chế Lan Viên về mối quan hệ giữa người đọc (mình) và nhà văn (ta) ở các câu 1, 2.

b) Nói rõ quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học và tác phẩm văn học trong tâm trí của người đọc ở các câu 3, 4.

1
21 tháng 2 2018

Văn bản “Nơi dựa”

- Hai đoạn gần như đối xứng nhau về cấu trúc câu: Mở- Kết

- Hình tượng nhân vật:

    + Người mẹ trẻ: dựa vào đứa con chập chững biết đi

    + Anh bộ đội: dựa vào cụ già bước run rẩy không vững

→ Gợi suy ngẫm về “nơi dựa” chỗ dựa tinh thần, niềm vui, ý nghĩa cuộc sống

Bài “Thời gian”

    + Đoạn 1: Sức tàn phá của thời gian

    + Đoạn 2: Những giá trị bền vững tồn tại mãi với thời gian

- Thời gian trôi chảy từ từ, nhẹ, im, tưởng như yếu ớt “thời gian qua kẽ tay” thời gian “làm khô những chiếc lá”

    + “Chiếc lá” một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng

    + Chiếc lá khô hay chính là cuộc đời không thể tránh khỏi vòng sinh diệt

- Kỉ niệm và những cuộc đời ngắn ngủi cũng bị rơi vào quên lãng

- Có những thứ còn tồn tại mãi với thời gian: câu thơ, bài hát

Đó là nghệ thuật khi đạt tới độ kết tinh xuất sắc tươi xanh mãi mãi, bất chấp thời gian

- Câu kết tạo bất ngờ: “Và đôi mắt em, như hai giếng nước”. “Hai giếng nước” chứa kỉ niệm, tình yêu, sức sống đối lập với hình ảnh “lòng giếng cạn” quên lãng thời gian

c, Qua văn bản “Thời gian” tác giả muốn thể hiện: thời gian có thể xóa đi tất cả, chỉ có văn học, tình yêu có sức sống lâu bền

Văn bản “Mình và ta”

- Văn bản là bài thơ tứ tuyệt của nhà thơ Chế Lan Viên trong tập Ta gửi cho mình. Bài thơ nói về lí luận thơ ca, nghệ thuật

- Hai câu thơ đầu thể hiện mối quan hệ của người đọc (mình) và nhà văn (ta). Trong quá trình sáng tạo, nhà văn luôn có sự đồng cảm với độc giả, ngược lại, độc giả có sự đồng cảm trong “sâu thẳm” với nhà văn.

- Hai câu tiếp sau là quan niệm của tác giả về văn bản văn học, tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc.

- Nhà văn viết tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật theo những đặc trưng riêng. Những điều nhà văn muốn nói đều gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật, chỉ có giá trị gợi mở.

- Người đọc cần suy ngẫm, tìm hiểu, phân tích để tìm ra ý nghĩa của văn bản.

- Hai câu cuối là quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học, tác phẩm trong tâm trí người đọc

- Quan niệm trên của Chế Lan Viên được phát biểu bằng tuyên ngôn, hình tượng thơ ca.

3 tháng 3 2023

Bài thơ đã thể hiện tâm trạng và mong ước của Nguyễn Trãi về người dân đất nước ta có cuộc sống no đủ sum vầy hạnh phúc, ấm êm. Nhờ vào hai câu thơ cuối:

Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,

Dân giàu đủ khắp đòi phương.

Hai câu thơ cuối cho ta hiểu tấm lòng của Nguyễn Trãi muốn có cây đàn của vua Thuấn để gảy lên khúc ca sự no ấm, thái bình của người dân. Qua đó, ta thấy được ông là người luôn canh cánh trong lòng nỗi lo cho dân, cho đất nước, nhìn thấy dân làng chài trong cảnh yên vui cũng đủ khiến ông yên lòng

29 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

Liên hệ với những kiến thức bên ngoài đã tìm hiểu, học, hay đọc.

Lời giải chi tiết:

     Những bài thơ viết về đất nước:

Việt Nam quê hương ta – Nguyễn Đình Thi

Quê hương – Đỗ Trung Quân

Về làng – Nguyễn Duy

Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm

Quê hương – Tế Hanh

Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh

Thơ tình người lính biển – Trần Đăng Khoa

Người đi tìm hình của nước – Chế Lan Viên

     Những bài thơ đó làm cho ta gợi nhớ nơi mình sinh ra, nơi ta lớn lên, nơi có những thứ quen thuộc gắn bó khăng khít, nơi mà dang đôi tay đón ta, ôm ta, vỗ về ta mỗi khi ta vấp ngã, nơi có những kỉ niệm, kí ức về tuổi thơ. Không chỉ giúp gợi nhớ mà còn giúp ta tự hào về một đất nước nghìn năm văn hiến, một đất nước phong phú, sống động, đẹp đẽ với muôn màu muôn vẻ, giàu tình yêu thương con người.

4 tháng 3 2023

     Những bài thơ viết về đất nước:

Việt Nam quê hương ta – Nguyễn Đình Thi

Quê hương – Đỗ Trung Quân

Về làng – Nguyễn Duy

Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm

Quê hương – Tế Hanh

Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh

Thơ tình người lính biển – Trần Đăn Khoa

Người đi tìm hình của nước – Chế Lan Viên

     Những bài thơ đó làm cho ta gợi nhớ nơi mình sinh ra, nơi ta lớn lên, nơi có những thứ quen thuộc gắn bó khăng khít, nơi mà dang đôi tay đón ta, ôm ta, vỗ về ta mỗi khi ta vấp gã, nơi có những  kỉ niệm, kí ức về tuổi thơ. Không chỉ giúp ta gợi nhờ mà còn giúp ta tự hào về một đất nước nghìn năm văn hiến, một đất nước phong phú, sống động, đẹp đẽ với muôn màu muôn vẻ, giàu tình yêu thương con người.

22 tháng 1 2021

     Từ tình cảnh và tâm trạng của con hổ trong bài thơ cũng như của người dân Việt Nam đầu thế kỉ XX, em nhận thấy cuộc sống hòa bình tự do ngày nay mà chúng ta đang có được thực sự rất quý giá. Lịch sử đất nước đã chứng kiến hàng nghìn năm chống giặc ngoại xâm. Thế hệ cha ông ta đã ngã xuống để đất nước được hòa bình, độc lập, chúng ta được sống trong những điều kiện tốt nhất, đề trẻ em được bình yên khôn lớn và vui vẻ cắp sách tới trường, nhân dân được yên ấm xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, hưng thịnh. Vì vậy, là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường, mỗi chúng ta cần ý thức được sự đáng quý của nền hòa bình, tư do này, và cố gắng xây dựng một xã hội tốt đẹp, tươi sáng hơn. Xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, chính là sự tri ân đáng trân trọng nhất gửi đến thế hệ cha anh kiên cường của dân tộc

29 tháng 8 2023

Lời ca của những người lính đảo xa cất lên sao mà mê đắm! Giữa mây trời lồng lộng, giữa gió và cát mang theo hơi mặn của biển khơi, giữa những tảng đá san hô, một sân khấu nhỏ được dựng lên. Đó là sân khấu của những ca sĩ vô cùng đặc biệt – mệnh danh là những ông sư của biển cả. Họ cất lên tiếng hát giữa những khó khăn, ác liệt nơi đây. Điệu hát của họ, khi thì dịu dàng say đắm, lúc lại tự hào, hào hùng cất lên, khiến người nghe không khỏi thổn thức. Bài hát của họ lãng mạn, hào hoa là thế, nhưng chất lính, sự kiên cường và dấn thân của người lính mới chính là vẻ đẹp cao cả về lòng yêu nước. Hát tình ca để khẳng định tình yêu thủy chung, khẳng định chủ quyền đất nước với biết bao khát vọng bình thường mà tạo hóa ban cho. Nhà thơ không nói hết, nhưng đó là tiếng nói phản kháng chiến tranh, là tiếng nói nhân văn sâu sắc. Cao hơn, hình tượng người lính đứng giữa trời nước bao la bảo vệ chủ quyền thiêng liêng cho Tổ quốc chính là trách nhiệm lớn lao, thiêng liêng không gì sánh được.

4 tháng 3 2023

Nếu em là khán giả trong buổi chiều được tham gia buổi biểu diễn văn nghệ của những người lính đảo, em sẽ có rất nhiều suy ngẫm. Đầu tiên, em sẽ cảm nhận được sự khắc nghiệt của điều kiện thời tiết và những thiếu thốn vật chất mà người lính đảo phải trải quả. Họ chấp nhận cuộc sống rời xa gia đình để thực hiện sứ mệnh linh thiêng là bảo vệ chủ quyền biển đảo của quê hương mình. Tiếp theo, điều mà em cảm nhận được là tinh thần lạc quan, tinh thần nhiệt huyết tuổi trẻ của những người lính ấy. Họ bất chấp những khó khăn, thiếu thốn, vẫn cùng nhau hát hò sau những giờ làm việc. Đó là bài hát của tuổi trẻ, của tinh thần nhiệt huyết và sự dũng cảm, can trường, và tình yêu biển đảo, phụng sự tổ quốc. Cuối cùng, điều mà em cảm nhận được đó là khâm phục tình yêu dành cho biển đảo và tổ quốc của những người lính trẻ. Với họ, dù trong hoàn cảnh nào, thời điểm nào, bảo vệ biển đảo quê hương và tổ quốc luôn là máu xương, là sứ mệnh thiêng liêng của họ.  

29 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo

- Chú ý đọc kĩ để tìm hiểu nhân vật trữ tình

- Chỉ ra bố cục của bài thơ.

Lời giải chi tiết:

- Nhân vật trữ tình trong bài thơ: Là những người lính trên đảo.

- Bố cục bài thơ: 2 phần.

+ Phần 1: 4 khổ thơ đầu: Giới thiệu về những người lính đảo.

+ Phần 2: Còn lại: Bản tình ca những người lính đảo.

4 tháng 3 2023

- Nhân vật trữ tình trong bài thơ: Là những người lính trên đảo.

- Bố cục bài thơ: 2 phần.

+ Phần 1: 4 khổ thơ đầu: Giới thiệu về những người lính đảo.

+ Phần 2: Còn lại: Bản tình ca những người lính đảo.