K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 3 2021

     Tham khảo

        Giữa buổi giao thời này chắc chẳng cần nói thêm về những tật xấu, thói hư, muôn hình vạn trạng, dường như mỗi con người đều có một mảng tối riêng cùng song hành với một thói quen xấu nào đó. Trong đó có một trong nhóm “tứ đổ tường” mà từ xa xưa con người vẫn luôn mắc phải, thói hư khiến ta chông chênh đứng giữa hai bờ còn mất. Vâng, đó chính là cờ bạc. Như đã nói ở trên, thói quen này đã in sâu vào con người như một loại ma tuý gây nghiện, không thể nào từ bỏ được nó. “Dân trong ngành” gọi “chỉ là chơi vui thôi mà” thế mà “không chơi nhớ không chịu được”, một cuộc chơi may rủi…

Dẫu biết rằng nay có thể sống trong đầy đủ, nhưng ngày mai trong ván cờ cược đã hoá mình tay trắng. Biết rõ là vậy nhưng chẳng thể thoát ra khỏi vòng mê muội. Có những người xa rời chốn thành thị, nơi người ta bảo dễ nhiễm thói hư tật xấu để đến những vùng quê sống đời nông nghiệp, những tưởng rằng nơi vùng quê nghèo đói, khô cằn, họ sẽ ý thức được cuộc sống hơn, chăm chỉ làm ăn hơn, thế nhưng,…bàn tay của cờ bạc vẫn phủ tới nơi đây. Vì cờ bạc: bán xe, bán nhà, ruộng vườn,…kể cả đất tổ. Nơi họ sinh ra và lớn lên, gắn bó với bao nhiêu tình cảm, ký ức cũng bị xoáy theo những ván cờ. Cả bản thân, linh hồn họ chẳng thiết thì nói chi đến đất tổ cha ông. Nhưng đôi khi cũng có kẻ vẫn còn ý thức, quay đầu lại tìm về bên người thân.

 

Trong khi viết về đề tài “cờ bạc” này, tôi đã có dịp chứng kiến về câu chuyện của một con nghiện cờ bạc. Vì cờ bạc mà trắng tay, trắng tay về vật chất đã đành, vợ con cũng chẳng còn. Chẳng thể trách cô vợ phụ nghĩa vong tình, chẳng ai dám đặt cả cuộc đời mình lên canh bạc để rồi chẳng còn tương lai, chẳng biết về đâu, phần thắng chỉ là mịt mù xa vợi, khi đã vượt quá sức chịu đựng, đành ra đi. Khi ấy, sợi dây ràng buộc, những đứa con. Chúng sẽ ra sao? Gia đình góp phần ảnh hưởng quan trọng đến quá trình hình thành nhân cách của trẻ, đến lúc không còn cha mẹ bên cạnh chăm lo dạy dỗ, với hình ảnh người cha vô trách nhiệm, người mẹ quay lưng, chúng sẽ thế nào đây? Bơ vơ không người thân, tự buông trôi cuộc đời, sống không cần ngày mai? Dễ nhận thấy đấy là con đường mà những đứa con sẽ vướng vào khi lạc lối..

Giá như cuộc đời không có những điều phải ngỡ ngàng tiếc nuối thì sẽ đẹp biết bao! Thế nhưng, vâng, lại thêm một lần tiếc nuối, cờ bạc như một con ma bám víu những kẻ đã trót sa chân vào vũng lầy, ngựa quen đường cũ, biết chừng nào mới thoát ra được? Ranh giới mong manh giữa sự còn và mất, ai sẽ tỉnh giấc giữa vòng mê muội?

24 tháng 3 2021

Em tham khảo nhé!

Sự phát triển mạnh như vũ bão của kinh tế đã mang đến nhiều cơ hội song cũng đặt ra nhiều thách thức cho đất nước. Nhu cầu của con người ngày càng cao tệ nạn xã hội cũng ngày càng gia tăng. Cờ bạc là một “con sâu đục khoét” những ai sa vào tệ nạn này. Nó để lại nhiều hậu quả xấu nếu như không sớm thoát khỏi ma lực của tệ nạn này.

Tệ nạn cờ bạc hiện nay đang được mọi người bàn luận rất nhiều về nguồn gốc, tác hại và biện pháp hạn chế như thế nào. Trước hết cần hiểu được “cờ bạc” ở đây có nghĩa là gì? Theo cách hiểu thông thường thì cờ bạc chính là những may rủi trong tiền bạc, là một cách kiếm tiền ăn may, nhưng không phải kiếm tiền bằng chính công sức, mồ hôi và nước mắt mà chỉ là bằng vận may của mình. Cờ bạc còn được xem là một trò chơi kích thích, gây nghiện, những ai dính vào tệ nạn này đều bị sức hút của nó mê hoặc.

Tệ nạn cờ bạc hiện nay diễn ra rất nhiều nơi, nhiều khu vực rất khó kiểm soát. Từ việc chơi những canh bạc nhỏ sẽ dẫn đến những canh bạc lớn, vận may lớn thì cũng có những xui xẻo lớn. Cờ bạc là một “con bài ăn may” nên chúng ta không thể lường trước được điều gì xảy ra.

Cờ bạc được diễn ra dưới nhiều hình thức như: đánh lô, đánh đề, tổ tôm, cá độ đá banh… Dù dưới hình thức nào thì nó cũng chỉ dựa vào vận may để “chờ” tiền vào túi. Những ai một khi đã sa vào tệ nạn này thì rất khó có thể dứt bỏ, bởi cờ bạc có chất gây nghiện khó cưỡng chế lạ.

Trong xã hội Việt Nam thì cờ bạc chính là một hành vi vi phạm pháp luật, cần nghiêm cấm và có những hình phạt thích đáng cho những ngày vi phạm nó. Tuy nhiên hình thức cờ bạc hiện nay được diễn ra không công khai, rất bí mật. Thực ra cờ bạc lúc đầu người ta chỉ xem như một thú vui giải trí bình thường, chơi cược với nhau một ván bài mấy chục nghìn, dần dần cao hứng lên thì chơi tiền trăm, sau đó tiền triệu…

Những đất nước đang phát triển như Việt Nam thì tệ nạn cờ bạc diễn ra rất nhiều, vì chúng ta chỉ mới ở ngưỡng phát triển, phải trải qua nhiều thử thách, nhiều cạm bẫy và cám dỗ, nếu không vượt qua được sẽ sa lưới.

Tệ nạn cờ bạc không chỉ diễn ra ở một độ tuổi nhất định, một vùng miền nhất định. Nó diễn ra ở nhiều độ tuổi, nhiều vùng miền với nhiều mức độ khác nhau. Ở Việt Nam có thể nói tỉ lệ dễ sa vào cờ bạc nhất chính là những trẻ vị thanh niên. Cũng bởi vì các em còn trẻ, dễ sa đọa, dễ bị dụ dỗ nên tệ nạn cờ bạc các em sa vào là điều bình thường.

Tệ nạn cờ bạc dẫn đến rất nhiều hậu quả mà không có “con bạc” nào có thể lường trước được. Không ít gia đình đã bị li tán do nợ nần chồng chất, chạy nợ, trốn nợ. Hình ảnh mẹ già con thơ nheo nhóc chỉ vì ba của nó chơi bài, chơi cá độ thua sạch tiền, bán cả nhà, bán cả đất vẫn không đủ trả nợ. Đối với những người trẻ thì tệ nạn cờ bạc sẽ phá hủy cả một con người, phá hủy tuổi trẻ và những ước mơ còn dang dở. Thử nghĩ mà xem nếu trẻ sa vào những canh bạc thì thời gian dành cho nó nhiều hơn dành cho những việc có ích khác.

Tệ nạn cờ bạc là một mối hiểm họa cho cả xã hội, không phải là chuyện của riêng ai. Vì vậy, các cơ quan địa phương có liên quan cần thiết phải có biện pháp phòng chống, hạn chế để có thể mang lại một môi trường sống lành mạnh hơn. Người trẻ chúng ta cần nên biết được việc gì nên làm, việc gì không nên để có thể trở thành người công dân tốt cho xã hội

12 tháng 10 2017

Các tranh cần được sắp xếp lại như sau:

Tranh 3 - 5 - 4 - 1 - 2

26 tháng 9 2023

Bà Nguyễn Thị Liên, nguyên là cán bộ văn phòng Phủ Chủ tịch, kể lại rằng: Khi làm việc ở văn phòng Bác, thi thoảng bà còn đảm nhận việc khâu vá quần áo, chăn, màn... cho Bác. Công việc này đã giúp bà có điều kiện được gần Bác và học tập rất nhiều điều.

Áo của Bác rách, có khi vá đi vá lại vài lần Bác mới cho thay. Chiếc áo gối màu xanh hoà bình của Bác, được ông Cần (người phục vụ Bác) đưa bà vá đi vá lại. Cầm chiếc áo gối của Bác, bà rưng rưng nước mắt, bà nói với ông Cần thay áo gối khác cho Bác dùng nhưng Bác chưa đồng ý. Người vẫn dùng chiếc áo gối vá.

Những năm tháng giúp việc ở văn phòng Bác, bà đã có những kỷ niệm không bao giờ quên.

Bà còn kể rằng:

Ở Việt Bắc, có một lần Bác đi công tác về muộn, về qua văn phòng, Bác nghỉ lại một lát vì mệt. Đồng chí Hoàng Hữu Kháng, bảo vệ của Bác nói với bà:

- Bác mệt không ăn được cơm. Cô nấu cho Bác bát cháo.

Bác đang nằm nghỉ nghe thấy thế liền bảo bà:

- Cô nấu cháo cho Bác bằng cơm nguội ấy, vừa chóng chín, vừa tiết kiệm được gạo, khỏi bỏ phí cơm thừa.

=> Suy nghĩ của em: Từ mẩu chuyện về Bác Hồ này, em rút ra được bài học vô cùng ý nghĩa về đức tính giản dị và tiết kiệm của Bác. Mặc dù Bác là người có địa vị cao, là vị lãnh tụ thiên tài của cả dân tộc nhưng Bác luôn giữ cho mình sự giản dị và tiết kiệm.

22 tháng 8 2017

Qua câu chuyện này, em có suy nghĩ là trẻ em cần được dạy dỗ học hành, có thầy giáo tận tình chỉ bảo, có bạn bè hòa thuận. Trẻ em được tạo điều kiện và khuyến khích học tập tốt để phát triển năng khiếu bản thân.

2 tháng 10 2016

Truyện cổ An-đéc-xen đã từng đi qua biết bao tuổi thơ của con người. Nó gợi lên cho người đọc trí tưởng tượng phong phú, đồng thời cũng gửi gắm trong đó nhiều thông điệp của tác giả. Không ai có thể quên những ánh lửa diêm nhỏ nhoi bùng lên giữa đêm giao thừa giá rét gắn với một thế giới mộng tưởng thật đẹp của cô bé nghèo khổ trong “Cô bé bán diêm” cùng một kết thúc buồn nhưng nhẹ nhàng, giàu tình người.

Trong mùa đông giá rét năm ấy, có một cô bé mồ côi đôi môi tím tái, bụng đói cồn cào đang lần từng bước chân trần trên hè phố. Em không dám về nhà vì nếu chưa bán được diêm, em sẽ bị cha đánh. Trong đêm giao thừa, em đã “ngồi nép trong một góc tường”, “thu đôi chân vào người”. Em không thể về vì biết “nhất định cha em sẽ đánh em”. Một cô bé đáng thương vừa thiếu đi hơi ấm của ngọn lửa vừa thiếu đi hơi ấm của tình người.

Em thầm mong có một que diêm để quẹt lấy hơi ấm. Ước ao bé nhỏ ấy em không dám thực hiện chỉ đơn giản bởi em sợ mình sẽ làm hỏng mất bao diêm. Nhưng rồi cô bé ấy cũng “đánh liều quẹt một que”. Nhờ vậy, em như được nhìn thấy phép màu quá ngọn lửa bé nhỏ: “lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt”. Em nhận ra có “một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng”. Có lẽ giữa sự khắc nghiệt của hoàn cảnh thực tại đã khiến em có một ước mơ giản đơn nhưng lại quá xa vời. Que diêm vụt tắt là lúc giác mơ của em cũng kết thúc và em được trở về với hiện tại. Em tự mình hình dung ra những lời mắng chửi thậm tệ của cha. Nỗi lo sợ vây kín tâm hồn em.

Không chỉ phải chống chọi với cái giá rét của mùa đông, cô bé còn phải cầm cự với cơn đói khi cả ngày chưa có miếng nào vào bụng. Ánh sáng của ngọn lửa que diêm thứ hai rực lên cũng là lúc bức tường xá xịt kia trở thành một “tấm rèm bằng vải màu”. Em ngập tràn hạnh phúc khi nhìn thấy : “Bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay”. Nhưng tất cả cũng chỉ diễn ra trong chốc lát. Không những thế, em còn chứng kiến sự thờ ơ ghẻ lạnh của những người qua đường. Thương em bao nhiêu, ta càng thấy oán trách sự vô tâm của xã hội em sinh ra và lớn lên.

Và một lần nữa, que diêm lại sáng bừng lên, cho em “một cây thông Nô-en”, như trả lại tuổi thơ cho em: “Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong tủ hàng”. Niềm vui của em vừa trỗi dậy rồi cũng vụt tắt như que diêm kia. Tất cả những gì em nhìn thấy cũng chỉ là ảo ảnh. Em không thể đưa tay chạm vào, mà chỉ có thể cảm nhận trong phút chốc qua trí tưởng tượng của bản thân. Trước đêm đông giá rét, em đang dần kiệt sức và gục ngã.

Thường những phút cuồi đời, người ta thường mong ước được ở bên cạnh những người thân yêu. Có lẽ vì thế nên khi thắp lên que diêm tiếp theo, em nhìn thấy người bà hiền hậu mà em rất mực kính yêu. Em có cảm giác như mình được trở về với quãng thời gian ấm áp khi xưa. Em mong mỏi, khát khao được ở bên bà: “Cháu van bà, bà xin Thượng đế chí nhân cho cháu về với bà. Chắc Người không từ chối đâu.” Trong lời tâm sự ấy, ta hiểu được những vất vả, khó khăn đến cùng cực mà em đnag phải gánh chịu. Điều cần thiết với em lúc này không phải là được sưởi ấm, được ăn no. Em mong mỏi được sống trong tình yêu thương của gia đình. ĐÓ chính là ước mwo thầm kín bấy lâu nay của em.  Bởi vậy, mặc cho nỗi sợ bị cha đánh mắng, tuyết rơi giá rét, em vội vàng thắp hết những que diêm còn lại để được bên bà lâu hơn nữa. Rồi em được trở về với bà, đến một nơi mà “chẳng còn đói rét, buồn đau nào đe doạ”. Em ra đi thanh thản trong niềm hạnh phúc ngập tràn.

Kết thúc câu chuyện là hình ảnh “ngày mồng một đầu năm hiện lên trên thi thể 

em bé ngồi giữa những bao diêm”. Không ai biết được điều gì đã thực sự xảy ra trong đêm đông hôm đó. Một cái kết buồn trong lòng người đọc nhưng lại là niềm hạnh phúc bé nhỏ của em bé bán diêm bất hạnh.

Thông qua câu chuyện, nhà văn đã gửi gắm một thông điệp nhỏ tới toàn thể nhân loại: thông điệp về tình người. Còn đó ngoài kia biết bao trẻ em lang thang cơ nhỡ đang cần chúng ta dang rộng cánh tay giúp đỡ. Các em thực sự cần được quan tâm, yêu thương và bảo vệ.

2 tháng 10 2016

Truyện cổ An-đéc-xen đã từng đi qua biết bao tuổi thơ của con người. Nó gợi lên cho người đọc trí tưởng tượng phong phú, đồng thời cũng gửi gắm trong đó nhiều thông điệp của tác giả. Không ai có thể quên những ánh lửa diêm nhỏ nhoi bùng lên giữa đêm giao thừa giá rét gắn với một thế giới mộng tưởng thật đẹp của cô bé nghèo khổ trong “Cô bé bán diêm” cùng một kết thúc buồn nhưng nhẹ nhàng, giàu tình người.

Trong mùa đông giá rét năm ấy, có một cô bé mồ côi đôi môi tím tái, bụng đói cồn cào đang lần từng bước chân trần trên hè phố. Em không dám về nhà vì nếu chưa bán được diêm, em sẽ bị cha đánh. Trong đêm giao thừa, em đã “ngồi nép trong một góc tường”, “thu đôi chân vào người”. Em không thể về vì biết “nhất định cha em sẽ đánh em”. Một cô bé đáng thương vừa thiếu đi hơi ấm của ngọn lửa vừa thiếu đi hơi ấm của tình người.

Em thầm mong có một que diêm để quẹt lấy hơi ấm. Ước ao bé nhỏ ấy em không dám thực hiện chỉ đơn giản bởi em sợ mình sẽ làm hỏng mất bao diêm. Nhưng rồi cô bé ấy cũng “đánh liều quẹt một que”. Nhờ vậy, em như được nhìn thấy phép màu quá ngọn lửa bé nhỏ: “lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt”. Em nhận ra có “một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng”. Có lẽ giữa sự khắc nghiệt của hoàn cảnh thực tại đã khiến em có một ước mơ giản đơn nhưng lại quá xa vời. Que diêm vụt tắt là lúc giác mơ của em cũng kết thúc và em được trở về với hiện tại. Em tự mình hình dung ra những lời mắng chửi thậm tệ của cha. Nỗi lo sợ vây kín tâm hồn em.

24 tháng 12 2016

Mẹ con cá chuối
Bơi càng gần mặt ao, thấy nước càng nóng. Cá chuối mẹ bơi mãi, cố tìm hướng vào bờ. Mặt ao sủi bọt, nổi lên từng đám rêu. Rất khó nhận ra phương hướng. Chuối mẹ phải vừa bơi vừa ghếch lên mặt nước để tìm hướng khóm tre. Trời bức bối, ngột ngạt. Lắm lúc chuối mẹ chỉ muốn lặn ngay xuống đáy cho mát, nhưng nghĩ đến đàn con đang đói, chờ ở vùng nước đằng kia, Chuối mẹ lại cố bơi. Khóm tre bên bờ đã gần đây rồi. Khi tới thật gần, Chuối mẹ chỉ còn trông thấy gốc tre, không thấy ngọn tre đâu. Chuối mẹ bơi sát mép nước, rồi rạch lên chân khóm tre. Tìm một chỗ Chuối mẹ đoán chắc là có tổ kiến gần đó, Chuối mẹ giả vờ chết, nằm im không động đậy. Trời nóng hầm hập. Hơi nước, hơi lá ải cùng với mùi tanh trên mình Chuối mẹ bốc ra làm bọn Kiến lửa gần đấy thèm thuồng. Bọn chúng rủ nhau đi kiếm mồi. Vừa bò loằng ngoằng vừa dò dẫm về phía có mùi cá.
Đầu tiên, cá Chuối mẹ cảm thấy buồn buồn ở khắp mình, rồi sau đó đau nhói trên da thịt. Biết Kiến kéo đến đã đông, Chuối mẹ liền lấy đà quẫy mạnh, rồi nhảy tùm xuống nước. Bọn Kiến không kịp chạy, nổi lềnh bềnh trên mặt ao. Đàn Chuối con ùa lại tranh nhau đớp tới tấp. Thế là đàn Chuối con được một mẻ no nê. Chuối mẹ bơi quanh nhìn đàn con đớp mồi, vui quá nên quên cả những chỗ đau vì bị Kiến đốt.

26 tháng 12 2016

Tớ muốn hỏi trình bày suy nghĩ về truyện này cơ

28 tháng 11 2023

Hành động của bé gái trong câu chuyện là hành động đẹp và rất đáng được tuyên dương. Em bé đã biết chia sẻ niềm vui cho người khác.  

1 tháng 4 2023

Theo suy nghĩ của mình, hiện tượng nói chuyện riêng trong giờ học là một hành động không tốt vì nó có thể gây ảnh hưởng đến quá trình học tập của cả lớp. Khi một số học sinh nói chuyện riêng trong giờ học, nó có thể làm phiền những học sinh khác và làm giảm tập trung của cả lớp.

Ngoài ra, nói chuyện riêng trong giờ học cũng có thể khiến giáo viên cảm thấy không hài lòng và khó kiểm soát lớp hơn. Việc giữ trật tự trong lớp học là rất quan trọng để giúp học sinh có môi trường học tập tốt nhất có thể. Nếu học sinh liên tục nói chuyện riêng, nó có thể khiến giáo viên phải dành nhiều thời gian và năng lượng để kiểm tra giám sát lớp hơn là tập trung giảng dạy và truyền đạt kiến ​​thức.

Tóm tắt lại, nói chuyện riêng trong giờ học không chỉ ảnh hưởng đến việc học tập của các bạn học sinh khác mà còn ảnh hưởng đến giáo viên và toàn bộ quá trình học tập của lớp. Vì vậy, mình nghĩ rằng các học sinh nên tránh nói chuyện riêng trong giờ học và tập trung vào việc học tập để đạt được kết quả tốt nhất có thể.

2 tháng 4 2023

quá ngắn :))