K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 2 2023

Những cảm xúc:

- Tình yêu thương nồng đậm, sâu sắc với mùa hè.

- Niềm khát khao cháy bỏng về một mùa hè ở làng quê.

- Tình cảm rạo rực với thiên nhiên, với ngoại cảnh của tác giả trong mùa hè.

D
datcoder
CTVVIP
28 tháng 12 2023

Tác giả đã thể hiện cảm xúc vui sướng, hạnh phúc khi được trải qua những mùa hè êm đềm, bình yên ở quê hương.

“Tối, cái Bảng giải chiếu manh giữa sân. Cả nhà ngồi ăn cơm trong hương lúa đầu mùa từ đồng Chõ thoảng về; trong tiếng sáo diều cao vút của chú Chàng; trong dàn nhạc ve; trong tiếng chó thủng thẳng sủa giăng...Chúng tôi no nê, rủ nhau giải chiếu ở hiên nhà ngủ cho mát.Ôi cái mùa hè hiếm hoi. Ngày lao xao, đêm cũng lao xao. Cả làng xóm hình như không ai ngủ, cùng thức với giời, với đất. Tôi khát khao thầm ước: Mùa...
Đọc tiếp

“Tối, cái Bảng giải chiếu manh giữa sân. Cả nhà ngồi ăn cơm trong hương lúa đầu mùa từ đồng Chõ thoảng về; trong tiếng sáo diều cao vút của chú Chàng; trong dàn nhạc ve; trong tiếng chó thủng thẳng sủa giăng...

Chúng tôi no nê, rủ nhau giải chiếu ở hiên nhà ngủ cho mát.

Ôi cái mùa hè hiếm hoi. Ngày lao xao, đêm cũng lao xao. Cả làng xóm hình như không ai ngủ, cùng thức với giời, với đất. Tôi khát khao thầm ước: Mùa hè nào cũng được như mùa hè này!”

- Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào mà em đã học?………………………..

- Cho biết tác giả của văn bản…………………………………………………….

- Văn bản đó thuộc thể loại nào?…………………………………………………

- Nêu nội dung chính của đoạn trích trên …………………………………

- Trong các câu văn sau, hãy tìm biện pháp nghệ thuật tu từ nào được sử dụng (gọi tên, phân tích, nêu tác dụng)

+“Cả nhà ngồi ăn cơm trong hương lúa đầu mùa…”

+ “Cả làng xóm hình như không ai ngủ, cùng thức với giời, với đất”.

- Hãy mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ cho câu sau và xác định các cụm từ đó là gì?

“Hè vui”:………………………………

0
10 tháng 3 2023

Công dụng: Trong đoạn văn này, dấu chấm phẩy được dùng để phân biệt cáp phép liệt kê trong câu.

mong chj tick cho em ạ

Câu 1: Đọc kĩ đoạn trích sau: ‘’Mỗi lần nhớ về kí ức tuổi thơ là biết bao kỉ niệm buồn vui gắn bó với quê hương trong em lại hiện lên. Nơi đó có ngôi nhà nho nhỏ của em với cánh đồng lúa rộng, bằng phẳng luôn thơm ngát hương lúa – hương vị của đồng quê. Xa xa, là những rặng núi cao nhấp nhô được phủ lên màu xanh của núi rừng. Khi dịp nghỉ hè đến, em cùng các anh chị...
Đọc tiếp
Câu 1: Đọc kĩ đoạn trích sau: ‘’Mỗi lần nhớ về kí ức tuổi thơ là biết bao kỉ niệm buồn vui gắn bó với quê hương trong em lại hiện lên. Nơi đó có ngôi nhà nho nhỏ của em với cánh đồng lúa rộng, bằng phẳng luôn thơm ngát hương lúa – hương vị của đồng quê. Xa xa, là những rặng núi cao nhấp nhô được phủ lên màu xanh của núi rừng. Khi dịp nghỉ hè đến, em cùng các anh chị thường ra thả diều bên bờ sông. Dòng sông bên lở bên bồi, đã gắn bó ngàn đời với quê hương em, mang dòng nước ngọt lành làm tươi mát những ruộng lúa, nương dâu. Khác với thành phố là những tuyến đường tấp nập người qua lại, quê em là những con đường làng vắng vẻ, thấp thoáng mái nhà ngói đỏ xen với những khu vườn tươi xanh, ngập tràn bóng mát.Quanh làng nhìn đâu cũng thấy anh sấu, chị nhãn dang tay ra như muốn ôm trọn làng quê vào lòng.Vào những buổi trưa hè, lũ trẻ con trong làng không ngủ, chạy lúp xúp trong các khu vườn dính ve, bắt chim khiến khu vườn trở lên xao động. Giờ đây, khi đã đi xa quê hương, em luôn háo hức được trở về nơi chôn rau cắt rốn, nơi đã nuôi dưỡng em khôn lớn trưởng thành.’’ 1. Xác định những phương thức biểu đạt của đoạn trích. 2. Tìm các từ láy, từ ghép, từ trái nghĩa có trong đoạn trích. 3. Tìm câu có chứa biện pháp nhân hóa, ghạch 1 ghạch dưới sự vật được nhân hóa, ghạch hai ghạch dưới từ ngữ dùng để nhân hóa. 4. Viết 1 đoạn văn nêu cảm nhận của em về tình cảm của tác giả dành cho quê hương yêu dấu trong đoạn văn trên? Câu 2: Cho vấn đề : Trẻ em là tương lai của đất nước Hãy xác định các luận điểm của vấn đề trên !
1
5 tháng 2 2021

Giúp mk vs

Trường Tiểu học Tứ MinhHọ tên:................................................... Lớp: 5 …………BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II Năm học: 2016 - 2017 Môn: TIẾNG VIỆT – Lớp 5 Điểm    Đ:    V:  TB:Nhận...
Đọc tiếp

Trường Tiểu học Tứ Minh

Họ tên:...................................................

 Lớp: 5 …………

BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II

 Năm học: 2016 - 2017

 

Môn: TIẾNG VIỆT – Lớp 5

 

Điểm

    Đ:

    V:

  TB:

Nhận xét

 

......................................................................................................................................................

 

......................................................................................................................................................

 

 

GV coi:……………………….……………… GV chấm:………………………….………………

 

A – Kiểm tra đọc: (10 điểm )

1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3điểm)

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt: (7điểm) (20 phút)

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:

Tiếng sáo diều

          Không biết tự bao giờ, mùa hạ in đậm trong tôi. Đó là mùa của những cánh diều no gió, mùa của những tâm hồn khát vọng tuổi thơ.

          Mỗi buổi chiều, khi những tia nắng chói chang tắt dần cũng là lúc tụi trẻ chúng tôi ùa ra cánh đồng, tung lên trời những cánh diều nhỏ. Xếp lại những lo toan bài vở, chúng tôi đau đáu nhìn theo những cánh diều trên bầu trời cao rộng. Thả diều trong buổi chiều lộng gió, được lắng nghe tiếng sáo vi vu hòa lẫn tiếng hò reo của bọn trẻ. Chẳng có bản nhạc của một nghệ sĩ thiên tài nào có thể so sánh nổi bản nhạc ấy của đồng quê. Tiếng sáo ấy trong và thanh như tiếng gọi của mùa hè, tiếng gọi của những tâm hồn đi tìm về kí ức tuổi thơ.

          Tôi xa cánh diều tuổi thơ đã khá lâu... Tiếng sáo diều vẫn len lỏi trong từng giấc mơ tôi, gợi về một miền kí ức.

Một mùa hè lại đến. Tôi khoác ba lô về thăm quê với tiếng sáo diều giục giã. Tôi bắt gặp hình ảnh những cậu bé đang mải mê vót nan tre uốn cánh diều giống tôi ngày trước. Bất chợt, tiếng sáo diều vi vút lên ngân nga trê cánh đồng yên ả khiến tôi sững người. Tôi đã nhận ra bao điều trong tiếng sáo ấy... Ôi, sáo diều ... có lẽ sẽ theo tôi suốt cả cuộc đời này ...

Nguyễn Anh Tuấn

Câu 1: Tại sao mùa hạ lại in đậm trong tâm trí tác giả?(0,5 đ)

a. Vì mùa hạ là tác giả được nghỉ hè.

b. Vì mùa hạ là tác giả được về thăm quê.

c. Vì mùa hạ là mùa của những cánh diều no gió, mùa của những tâm hồn khát vọng tuổi thơ.

Câu 2: Dựa vào bài đọc, xác dịnh những điều nêu dưới đây là đúng hay sai? Khoanh tròn vào “đúng” hoặc “sai”. (0,5 đ)

Bọn trẻ thường thả diều vào thời gian nào trong ngày?

Buổi chiều, khi ánh nắng chói chang tắt dần

Đúng / Sai

Buổi chiều, khi trời nổi gió to

Đúng / Sai

Buổi sáng, khi trời mát mẻ

Đúng / Sai

Câu 3: Tiếng sáo diều được miêu tả bằng những chi tiết nào?(0,5 đ)

a. Không có bản nhạc của một nghệ sĩ thiên tài nào so sánh nổi với tiếng sáo diều.

b. Tiếng sáo diều thánh thót ngân nga giữa cánh đồng.

c. Tiếng sáo diều trong và thanh như tiếng gọi của mùa hè.

Câu 4: Điền từ còn thiếu vào chỗ thích hợp để được ý đúng: (0,5 đ)

Tiếng sáo ấy trong và thanh như tiếng gọi của mùa hè, tiếng gọi của những ..................................................................... đi tìm về kí ức tuổi thơ.

Câu 5: Tiếng sáo diều khiến tác giả sững người và nhận ra bao điều ....Đặt mình vào vai tác giả, em hãy viết những điều mình nhận ra khi nghe tiếng sáo diều:(1 đ)

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 6: Em có ước mơ gì sau khi đọc câu chuyện trên của tác giả? (1 đ)

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 7:Từ nào viết đúng chính tả (0,5 đ)

a. giục giã              b. dục dã              c. rục rã                 d. giục rã

Câu 8: Xác định CN - VN trong câu sau (0,5 đ)

Tiếng sáo diều vẫn len lỏi trong từng giấc mơ tôi, gợi về một miền kí ức.

..........................................................................................................................................

Câu 9:Dấu phẩy trong câu sau được dùng để làm gì? (1 đ)

Bất chợt, tiếng sáo diều vi vút lên ngân nga trê cánh đồng yên ả khiến tôi sững người.

Câu 10:Đặt 1 câu có sử dụng dấu hai chấm với tác dụng liệt kê.(1 đ)

B – Kiểm tra viết: (10 điểm )

1. Chính tả ( 2 điểm): GV đọc cho HS viết đoạn 1, 2 bài: " Qua những mùa hoa" (Sách TV5, tập 2, trang 98).

2. Tập làm văn  ( 8 điểm)

            “Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo/ Khi đến trường cô giáo như mẹ hiền.” Hãy tả lại cô giáo (thầy giáo) đã dạy em trong 5 năm học vừa qua mà em yêu quý nhất.

3
30 tháng 4 2018

Mk làm những chỗ mk bít còn đâu mn giúp mình nha

30 tháng 4 2018

HƯỚNG DẪN CHẤM

BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II

MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5

 

A – Kiểm tra đọc: (10 điểm )

1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3điểm)

Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:

a. Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu.

b. Đọc đúng tiếng, đúng từ, trôi chảy, lưu loát.

c. Ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu, các cụm từ.

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7điểm)

Câu

1

2

3

7

Đáp án

C

Đ/S/S

A, C

A

Câu 4: tâm hồn.

Câu 8: Tiếng sáo diều vẫn len lỏi trong từng giấc mơ tôi, gợi về một miền kí ức.

                      CN                                                   VN

Hoặc: Tiếng sáo diều vẫn len lỏi trong từng giấc mơ tôi, gợi về một miền kí ức.

                      CN                                      VN1                                  VN2

Câu 9: Dấu phẩy trong câu trên dùng để ngăn cách trạng ngữ với nòng cốt câu.

Câu 10: HS đặt câu đúng yêu cầu, trình bày đúng mẫu cho 1 đ. Dầu câu không viết hoa, cuối câu không có dấu chấm trừ nửa số điểm.

BKiểm tra viết: (10 điểm)            

1. Chính tả nghe – viết:  (2 điểm) (15 phút)

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ và đúng theo đoạn văn: 2 điểm.

- Học sinh viết mắc 2 lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định,...) : trừ 0,5 điểm.

2.  Tập làm văn ( 8 điểm)

a) Mở bài: 1 điểm

b) Thân bài: 4 điểm

- Nội dung: 1,5 điểm

- Kĩ năng: 1,5 điểm

- Cảm xúc: Nêu được tình cảm với người mình tả: 1 điểm

c) Kết bài: 1 điểm

- Chữ viết, chính tả: 0,5 điểm

- Dùng từ, đặt câu: 0,5 điểm

- Sáng tạo: 1 điểm

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:THẢ DIỀUCánh diều no gióSáo nó thổi vangSao trời trôi quaDiều thành trăng vàng. Cánh diều no gióTiếng nó trong ngầnDiều hay chiếc thuyềnTrôi trên sông Ngân. Cánh diều no gióTiếng nó chơi vơiDiều là hạt cauPhơi trên nong trời. Trời như cánh đồngXong mùa gặt háiDiều em – lưỡi liềmAi quên bỏ lại. Cánh diều no gióNhạc trời reo vangTiếng diều xanh lúaUốn...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

THẢ DIỀU

Cánh diều no gió

Sáo nó thổi vang

Sao trời trôi qua

Diều thành trăng vàng.

 

Cánh diều no gió

Tiếng nó trong ngần

Diều hay chiếc thuyền

Trôi trên sông Ngân.

 

Cánh diều no gió

Tiếng nó chơi vơi

Diều là hạt cau

Phơi trên nong trời.

 

Trời như cánh đồng

Xong mùa gặt hái

Diều em – lưỡi liềm

Ai quên bỏ lại.

 

Cánh diều no gió

Nhạc trời reo vang

Tiếng diều xanh lúa

Uốn cong tre làng.

 

Ơi chú hành quân

Cô lái máy cày

Có nghe phơi phới

Tiếng diều lượn bay?

(Trần Đăng Khoa)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Cánh diều được so sánh với những hình ảnh nào?

A. trăng vàng, chiếc thuyền, lưỡi liềm, sao trời

B. trăng vàng, chiếc thuyền, hạt cau, lưỡi liềm

C. trăng vàng, chiếc thuyền, sông Ngân, hạt cau

4
15 tháng 3 2017

Đáp án B

3 tháng 12 2021

câu B ok

2 tháng 4 2018

Danh từ:........

Động từ:...........

Tính từ:.........

Đại từ:...........

quan hệ tự:...............

ĐỌC HIỂU   ĐỌC DOẠN TRÍCH SAU VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎINhìn từ xa, cả cánh đồng vẫn còn chìm trong màn sương đêm yên tĩnh. Không khí trong lành mát rượi. Những giọt sương long lanh đọng trên lá lúa như những viên ngọc nhỏ bé tuyệt đẹp. Đằng đông, ông mặt trời thức dậy từ từ nhô lên sau luỹ tre làng. Vạn vật đều bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Trên ngọn cây cao gần đó, mấy chú...
Đọc tiếp

ĐỌC HIỂU 

  ĐỌC DOẠN TRÍCH SAU VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI

Nhìn từ xa, cả cánh đồng vẫn còn chìm trong màn sương đêm yên tĩnh. Không khí trong lành mát rượi. Những giọt sương long lanh đọng trên lá lúa như những viên ngọc nhỏ bé tuyệt đẹp. Đằng đông, ông mặt trời thức dậy từ từ nhô lên sau luỹ tre làng. Vạn vật đều bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Trên ngọn cây cao gần đó, mấy chú chim hoạ mi hót líu lo, đón chào một ngày mới bắt đầu. Từ xa , men theo con đường làng, lác đác một vài bác nông dân đi thăm đồng, vừa đi vừa trò chuyện . Thỉnh thoảng , các bác lại cúi xuống xem xét có vẻ rất vui. Nhìn những bông lúa trĩu nặng, đung đưa theo gió, em nghĩ chắc là mùa này lại được bội thu. Nắng đã lên cao. Sương bắt đầu tan. Bầu trời mùa thu xanh trong và cao vút. Những đám mây trắng xoá tựa như bông, lặng lẽ trôi trên bầu trời rộng mênh mông.

  1.     chỉ ra phó từ có trong đoạn trích

2.nêu nội dung chính của đoạn văn trong câu

                                            giúp mình với ......

1
28 tháng 2 2018

2. nêu nội dung chính của đoạn trong 1 câu