K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 2 2023

Bóng đèn đang bật gây lãng phí năng lượng điện. Vì đang là ban ngày nên mở cửa ra để nhận được ánh sáng Mặt Trời chiếu sáng phòng.

- Nồi/xoong không đậy nắp gây lãng phí nhiệt năng. Nên khi đun cần đậy nắp để nấu chín thức ăn nhanh hơn.

- Tivi không xem nhưng vẫn bật gây lãng phí năng lượng điện. Cần tắt tivi khi không sử dụng.

- Hai nồi đun sôi nhưng không cho nhỏ lửa hoặc tắt gây lãng phí năng lượng điện và nhiệt. Nếu muốn ninh thức ăn cho nhừ thì cho nhỏ lửa, hoặc không cần ninh thì tắt khi thức ăn đã chín.

- Ấm nước đun sôi nhưng không rút phích gây lãng phí điện. Có thể ấm điện có chế độ tự ngắt, nhưng để tiết kiệm điện và an toàn khi dùng điện, ta vẫn nên ngắt hẳn điện cho các thiết bị điện khi không dùng.

28 tháng 2 2023

bật đèn nhưng đang là buổi sáng ( ( lãng phí năng điện  )

bật ti vi nhưng lại không xem ( lãng phí năng lượng điện )

nấu ăn nhưng không đậy nắm vung lại ( lãng phí nhiệt năng )

 

21 tháng 4 2022

B2:

vd: Năng lượng từ ánh sáng Mặt Trời làm nóng bình nước đặt ở ngoài trời

- > năng lượng hao phí

Năng lượng từ cục pin truyền đến bóng đèn làm nó phát sáng

-> năng lượng có ích

Năng lượng từ đôi chân của một cậu bé truyền đến quả bóng làm nó di chuyển 

-> năng lượng có ích

B3:

Các biện pháp tiết kiệm năng lượng trong cuộc sống hàng ngày:

 - Không bật điện khi không sử dụng.

- Trời mát không bật điều hoà.

- Buổi sáng có ánh mặt trời không cần điện.

- Dùng nồi nhỏ khi sử dụng bếp gas, dùng kiềng chắn gió.

- Đậy kín phích giữ nước nóng lâu giúp tiết kiệm được chất đốt

- Đun thức ăn vừa chín, không để bếp cháy quá lâu,...

- Ra ngoài tắt mọi thiết bị sử dụng điện trong nhà khi không cần thiết.

- Sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện.

- Không lạm dụng máy sưởi và máy điều hòa.

- đi bộ , đi xe đạp khi đi đến nơi có khoảng cách gần

- giảm lượng chất thải sinh hoạt.

- tăng nhiệt độ tủ lạnh.

+...

14 tháng 12 2016

- Tiết kiệm vở viết, giấy bút, tránh lãng phí, giấy không viết hết thì gom lại có thể dùng để nháp hoặc dành cho các bạn nhỏ khó khăn hơn mình.
- Sách học cần giữ gìn cẩn thận, học xong có thể để dành tặng cho những bạn lớp sau không có tiền mua sách.
- Tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình, như tắt các thiết bị điện khi không sử dụng, sử dụng nước hợp lý tránh lãng phí.
- Các khoản tiền không dùng đến thì có thể cho vào một con lợn đất để tiết kiệm lại, cuối năm hoặc lúc nào cần thiết thì đã có một khoản tiền tích lũy dự phòng.

2 tháng 3 2022

Tham khảo ở đây:

https://kinhtemoitruong.vn/o-nhiem-anh-sang-lang-phi-nang-luong-va-he-luy-voi-suc-khoe-con-nguoi-14952.html

2 tháng 3 2022

Lãng phí năng lượng sẽ gây nên thiếu hụt những năng lượng cần thiết và quan trọng đối với nhân loại từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người trên Trái Đất

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
20 tháng 11 2023

- Một số ví dụ có thể gây lãng phí năng lượng xảy ra trong lớp học, trong nhà trường:

+ Ban ngày, bật tất cả các đèn học trong lớp.

+ Trời không nóng, nhưng tất cả các quạt đều mở.

+ Lấy nhiều nước uống nhưng uống không hết nên phải đổ đi.

+ Vặn vòi nước rửa không chặt.

19 tháng 3 2022

Điện được sản xuất ra từ các nhà máy nhiệt điện, nhà máy thủy điện và nhà máy điện nguyên tử. Không phải là nguồn năng lượng vô tận, để tránh lãng phí điện em cần tắt điện khi không dùng, chỉ dùng khi nào cần thiết 

19 tháng 3 2022

điện ko phải là nguồn năng lg vô tận

tham khảo

điện được sản xuất khi năng lượng cơ học được khai thác và sử dụng để quay tuabin. Năng lượng cơ học để quay tuabin có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm: nguồn nước, nguồn gió, nguồn nhiệt được tạo ra bằng cách đốt các nhiên liệu hóa thạch (ví dụ như: than đá,…)

 Chỉ dùng điện khi cần thiết; khi không dùng thì tắt các thiết bị điện.

28 tháng 5 2021

       Thời gian là một dòng chảy vô tận, nó không bao giờ kết thúc, tuy nhiên thời gian có một đặc điểm đặc hữu, nó trôi qua, lướt qua chúng ta và không bao giờ quay lại. Vì thế, đừng lãng phí thời gian, bởi lẽ, một khi nó đã "trôi" đi thì ta sẽ chẳng có thể nào lấy lại được.
      Thời gian là nơi chứa đựng sự thay đổi của mội vật. Một con người từ khi sinh ra cho đến khi mất đi đều phải trải qua các giai đoạn khác nhau của cuộc đời. Và nếu như chúng ta đang ở tuổi vị thành niên, chúng ta sẽ chẳng thể nào quay lại tuổi sơ sinh được nữa. Vào vấn đề chính, lãng phí thời gian là khi chúng ta dành thời gian quá nhiều vào những việc mà được coi là vô dụng, hay là khó có thể xảy ra, hay là con người ta săp xếp thời gian biểu không hợp lí, làm cho công việc trở nên khó khăn, phức tạp. 
      Ngày nay, có rất nhiều dấu hiệu cho thấy con người đang lãng phí thời gian. Chúng ta tập trung vào Internet, các thiết bị điện tử quá nhiều. Tất nhiên, chúng rất cần thiết cho công việc và đặc biệt là cho học sinh trong thời kì dịch bệnh như bây giờ. Tuy nhiên, những lúc các bạn học sinh được nghỉ hè, hay là đối với các anh chị đang tầm lớp 9, 10, 11, việc sử dụng điện thoại qua nhiều trong 1 ngày  chỉ để lướt fb, chơi game hay xem phim là không cần thiết( Em nói có vẻ hơi quá nhưng em cũng mong các anh chị sẽ giảm bớt mức độ dùng điện thoại của mình). Thay vào đó, mọi người có thể đi học tập hay là đi chơi với bạn bè. Vfa có một hiện tượng rất phổ biến ở chúng ta, khi thức dậy thì chúng ta không lập tức ra khỏi dường, nói trong tiếng anh là chúng ta chỉ wake up chứ chưa get up, như vậy cũng là lãng phí thời gian. Và đặc biệt, là có rất nhiều người cho rằng thời gian cong nhiều, thời gian là vô hạn, nên cứ để đấy, việc nay mai làm. Đã có rất nhiều bạn học sinh mắc phải vấn đề này, bài tập cho về nhà sáng chủ nhật nói là để chiều, chiều để tối, còn tối thì xem TV đến 8:00 rồi vào làm bài, và có khi còn có vài bạn để đến sáng thứ 2 dậy sớm mới làm. Lớp em đã có rất nhiều trường hợp như vậy. 
      Lãng phí thời gian gây ra hâu quả rất lớn, có thể ta sẽ bị mất đi rất nhiều thứ, tương đương với số thời gian ta để mất đi, ta có thể mất đi kiến thứ, mất đi hằng bao nhiêu tình bạn đẹp đẽ của tuổi thơ, mất đi ước mơ, mất đi sự thành công của mình, và có thể, lớn nhất, là mất đi mạng sống.
     Cuộc đời trôi qua thật nhanh, không nên hoài phí thời gian theo đuổi những điều không cần thiết. Hãy tận dụng từng phút, từng giây để làm những điều có ý nghĩa để bản thân không cảm thấy hối tiếc. Đừng trách móc, phán xét người khác mà hãy dành thời gian cho cuộc sống, công việc và hành trình tương lai của mình. Bạn sẽ cảm thấy điều đó có ý nghĩa và thật hạnh phúc. Thời gian là vô tận nhưng chúng ta lại không như vậy, 1 đời người ngắn ngủi biết bao, thoáng chốc đã trôi qua thật nhanh. Mới ngày nào mình còn nắm trong vòng tay ấm áp của mẹ, bây giờ mình đã ngồi trren ghế lớp 7 của nhà trường. Vì vậy, không nên phí phạm thời gian, mà hãy dành thời ghian cho những việc thật ý nghĩa. Để làm được điều đó, bạn cần biết rõ mục tiêu trong mỗi việc làm của mình. Nếu không tính toán, suy nghĩ đến mục đích và lợi ích khi làm, bạn có thể lãng phí thời gian mà không hay biết. Hãy đặt những mục tiêu dễ dàng trước, rồi dần dần tăng cấp lên, khó dần, hãy ưu tiên những việc quan trọng và cần sơn trước. Và hãy từ chối những cám dỗ, những lời dụ dỗ vào những việc không cần thiết.
       Thời gian đi qua không bao giờ lấy lại được, vì vậy bạn hãy biết quý trọng thời gian, đừng nên lãng phí ns, nếu không, bạn sẽ thấy lúc đó mình thật ngu ngốc biết bao, bạn sẽ hối hận, muốn quay lại để làm lại tất cả từ đầu

Bài của em có tham khảo ý một chút của một vài bài khác, những bài này hầu hết là em đã tự viết ạ.

28 tháng 5 2021

                     bài làm 

Đất nước ta đang ngày càng phát triển, hội nhập không ngừng. Đời sống của con người cũng được cải thiện. Cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn. Khiến cho con người mắc phải căn bệnh lãng phí. Đây là căn bệnh mà nhiều người sống trong xã hội này mắc phải. Lãng phí là hành động mà một cá nhân hay một tổ chức tiến hành công việc nào đó mà gây tốn kém, hao tổn một cách vô ích. Đó có thể là lãng phí về nhiều mặt khác nhau. Có thể đó là lãng phí về của cải, vật chất. Trong xã hội đang rộng mở, con người càng no đủ thì những hoạt động giải trí càng được đầu tư hơn nữa. Những đám cưới với quy mô lớn được tiến hành. Khách quan đông đảo, tiệc cưới xa hoa. Tất cả chỉ để cho người khác thấy sự giàu có của mình. Để thể hiện với những người hàng xóm, bạn bè, để khoe khoang. Họ đã lãng phí không biết bao nhiêu tiền bạc, thời gian vào đó. Khi cuộc sống con người đầy đủ thì người ta thường phí phạm đồ dùng vật chất một cách vô tội vạ. Hiện tượng này thường thấy nhiều nhất là đối với lương thực thực phẩm. Con người có kinh tế dư dả, cuộc sống vật chất được đảm bảo nên đồ ăn thức uống cũng thoải mái không còn phải kiêng khem, hà tiện như trước kia. Thế nhưng điều này cũng dẫn tới tình trạng nhiều bạn trẻ mua quá nhiều đồ ăn thức uống sau đó dùng không hết và bỏ đi. Trong việc sử dụng lương thực thực phẩm nhiều bạn hiện nay cũng quá lạm dụng, hoang phí một cách vô tội vạ. Hễ đi siêu thị, đi chợ là sẽ mua về rất nhiều thực phẩm đồ ăn vặt để rồi sau đó chỉ ăn một chút là vứt đi. Đi ăn tại nhà hàng nhóm nào cũng gọi một bàn đầy thức ăn, bừa phứa cả ra sau đó mỗi món chỉ động đũa một vài miếng còn lại đứng lên đi về. Thay vì bỏ đồ ăn thừa lại, thực ra khách vẫn hoàn toàn có thể yêu cầu gói hộp lại đem về ăn hoặc đơn giản là gọi ít đồ ăn thôi. Như vậy sẽ đỡ lãng phí thay vì các bạn cố gắng thể hiện sự sang chảnh, đẳng cấp của bản thân bằng việc gọi một bàn tiệc rồi bỏ thừa. Hiện nay, ở một bộ phận giới trẻ đã và đang sử dụng lãng phí tiền bạc, của cải, sức lực vào những mục đích không cụ thể, cần thiết gây lãng phí. Đó là việc sử dụng tiền bạc vào những thứ vô bổ như: ăn chơi, quần áo, điện thoại, giày dép….trong khi điều kiện kinh tế không tương xứng. Hành động lãng phí có thể gây ra những gánh nặng cho bản thân, gia đình và xã hội. Tuổi trẻ cần có những nhận thức rõ ràng về việc lãng phí trong cuộc sống, có trách nhiệm phải loại bỏ những tư tưởng và hành động lãng phí. Muốn vậy, mỗi bạn phải có những hành động thiết thực ngay từ hôm nay bằng cách không lãng phí những điều nhỏ nhất quanh mình. Mỗi bạn hãy là một tấm gương để những người xung quanh cũng từ đó mà điều chỉnh hành vi của mình.

      
16 tháng 8 2023

+ Không để điều hòa ở nhiệt độ quá thấp.

+ Không mở của tủ lạnh thường xuyên.

+ Rút các thiết bị sạc ra khỏi ổ cắm khi không sử dụng

+ Tận dùng các nguồn năng lượng mặt trời,năng lượng gió để giảm tải sử dụng điện.

 

 

17 tháng 3 2019

Những năm gần đây, ở Việt Nam liên tục xuất hiện những công trình lớn được xếp vào top đầu thế giới: con đường đắt nhất thế giới, tòa nhà cao nhất Đông Nam Á, số lượng tiêu thụ siêu xe tiền tỷ đứng thứ chín thế giới… So với năm mươi năm về trước, nước ta đã hoàn toàn “thay da đổi thịt”, trình độ dân trí cao hơn, cuộc sống tiện nghi hơn, kinh tế phát triển nhanh hơn… đó đều là các dấu hiệu đáng mừng. Nhưng kéo theo đó là hậu quả và sự lãng phí, hình thức hóa trong cuộc sống của con người.

Nếu như một, hai năm trước, dư luận xôn xao về “chiếc bánh tét dài nhất Việt Nam” thì đầu năm nay mọi người đều háo hức về “Tô hủ tiếu lớn nhất Việt Nam”. Tô hủ tiếu có đường kính 150 cm, sâu 70cm. Để làm ra tô hủ tiếu kỷ lục, các đầu bếp đã phải sử dụng tới 100kg hủ tiếu gạo, 100kg tôm, thịt, 60 lít nước súp và các loại râu, gia vị khác. Theo như thông báo của nhà tổ chức, sau khi hoàn thành thì tô hủ tiếu sẽ được phục vụ miễn phí cho 1000 người tham dự hội chợ. Nhưng sau một thời gian trưng bày, tô hủ tiếu đã bị ôi thiu, nguội lạnh nên buộc phải đổ bỏ. Liệu đây là một sơ xuất trong tính toán của nhà tổ chức hay là hậu quả của lối sống lãng phí, đặt nặng hình thức và phô trương?

Đã qua rồi nạn đói năm 1945 khủng khiếp từng cướp đi hơn hai triệu dân số Việt Nam, qua rồi cái thời kì đào khoai, sắn, ăn cơm nguội, cám lợn cho qua bữa. Nhưng nó cũng đồng nghĩa vói việc chúng ta được phép bỏ quên quá khứ và sống hoang phí trong thời đại này.

Nước Việt Nam nhỏ bé nhưng anh hùng, tuy khiêm nhường nhưng vẫn kiên cường và bất khuất. Trải qua bao cuộc chiến tranh, nước ta giành lại độc lập, đó là một niềm vui lớn và đáng tự hào. Nhưng nếu chúng ta cứ ngủ quên trên quá khứ, không biết trân trọng và không có gắng cho hiện tại thì tương lai đất nước sẽ đi về đâu? Quay lại với câu chuyện tô hủ tiếu, người ta bao biện rằng, đây đơn thuần là một hình thức giải trí, tạo kỷ lục để phục vụ đời sống tinh thần người dân. Nhưng để làm ra nó là mồ hôi nước mắt của người nông dân trồng lúa, của người nuôi tôm, chăn lợn vậy mà những công sức đó bị đem đi đổ bỏ như vậy liệu nhân dân có hân hoan?

Chưa kể đất nước ta vẫn trong giai đoạn đang phát triển, lối sống phung phí như vậy liệu có phù hợp? Hằng năm, nước ta có biết bao người chết vì bệnh tật mà không có tiền chữa trị, bao nhiêu trẻ em lang thang, bới thùng rác để kiếm thức ăn. Nếu như số tiền để làm nên kỷ lục kia được chia ra dành cho những người nghèo khổ thì chẳng phải người dân sẽ vui hơn, chính quyền sẽ được nhiều sự tin yêu hơn?

Từ lâu, trong quan niệm nhiều người vẫn cho rằng: “kỷ lục” là những thứ chưa ai đạt được trước đây. Điều đó là chưa đủ. Kỷ lục là những thành tích lần đầu xuất hiện với thành quả lớn, chưa từng gặp, người ta ghi nhận kỷ lục là để động viên con người sáng tạo và phát huy bản thân, tìm tòi ra cái mới lạ và độc đáo. Nói cách khác, kỷ lục là những giá trị mới lạ, tích cục, mang lại lợi ích cho đời sống của con người. Nhưng trong suy nghĩ của người Việt Nam, hầu hết kỷ lục là khái niệm chỉ những thứ hoành tráng, có giá trị cao về vật chất. Phải chăng căn bệnh hình thức đã ăn sâu vào trong tâm trí con người, dẫn đến sự coi trọng về ngoài và lối sống lãng phí trong đời sống hàng ngày.

Tôi còn nhớ, khi còn bé, tôi luôn được bà nhắc nhở không được ăn uống lãng phí và để lại thức ăn thừa, nếu như đổ thức ăn đi thì sau này sẽ bị trời phạt. Hay như ngày cấp một, trong “Năm điều Bác Hồ dạy” tôi được cô giáo dọc cho nghe, chẳng phải là chúng ta được dạy cần cù, tiết kiệm đó sao? Cái tạo nên vẻ đẹp và truyền thống của một đất nước chính là giá trị truyền thống lâu đời, vốn văn hóa được tạo dựng từ thuở xa xưa chứ không phải ở những giá trị vật chất lãng phí và phù phiếm. Thay vì hoang phí và đặt nặng hình thức vật chất, chúng ta hãy cùng chung tay xây dựng cuộc sống no đủ, bình yên, tạo nên trang sử vẻ vang của dân tộc sau hơn 4000 năm lịch sử.