K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 2 2018

Khu chứng tích Sơn Mỹ (hay Khu chứng tích Mỹ Lai), nằm trên quốc lộ 24B thuộc địa phận thôn Tư Cung, xã Tịnh Khê, Thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, là nơi tưởng nhớ vụ thảm sát Sơn Mỹ (còn được biết đến là vụ thảm sát Mỹ Lai), thực hiện bởi một lực lượng của Quân đội Hoa Kỳ vào buổi sáng ngày 16 tháng 3 năm 1968, trong Chiến tranh Việt Nam. Ngày nay, du khách có thể trực tiếp nhìn thấy những bức ảnh ghi lại tội ác chiến tranh được trưng bày tại nhà chứng tích Sơn Mỹ hoặc tại Bảo tàng chứng tích chiến tranh (Thành phố Hồ Chí Minh) và Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (Hà Nội).

  • Vào sáng ngày 16 tháng 3 năm 1968, quân đội Hoa Kỳ thực hiện truy quét lực lượng Việt Cộng tại Mỹ Lai (Sơn Mỹ). Binh lính dồn dân chúng, gồm phần lớn là phụ nữ, trẻ em và người già, rồi tiến hành xả súng giết hại họ, cùng với việc đốt cháy nhà cửa và tiêu diệt vật nuôi như trâu. Có các tài liệu[1],[2] cho thấy binh lính còn hãm hiếp phụ nữ và trẻ em trước khi giết họ. Tổng số 504 dân thường đã bị giết cho đến khi một nhóm lính Mỹ từ một máy bay trực thăng quân sự của Hoa Kỳ can thiệp.
  • Năm 1978, khu chứng tích Sơn Mỹ được xây dựng để ghi nhớ tội ác chiến tranh này.
  • Khu chứng tích Sơn Mỹ được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam công nhận là di tích quốc gia theo quyết định số 54 - VHTT/QĐ ngày 29 tháng 4 năm 1979.
  • Năm 2002, Khu chứng tích Sơn Mỹ được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt quan trọng.
  • Khu chứng tích Sơn Mỹ là di tích thảm sát duy nhất tại Việt Nam còn giữ được những bức ảnh quan trọng thể hiện lại tội ác chiến tranh này.
  • Năm 2003, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch hỗ trợ 11,7 tỷ đồng nâng cấp công trình. Khuôn viên ngoài trời được phục dựng với cảnh tượng tang tóc giống xưa. Nhà trưng bày xây theo mô típ nhà mồ. Công trình có thêm nhà ăn, phòng khách và phòng xem phim tài liệu Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai. Đặc biệt, năm 2007, một cựu chiến binh Mỹ đã vượt nửa vòng trái đất để dâng tặng Ban quản lý khu chứng tích cuốn video quay cảnh cuồn sát này nhân kỷ niệm 40 năm vụ thảm sát.
  • Ngày 5 tháng 9 năm 2007, đạo diễn Mỹ Oliver Stone đã về đây để khám phá sự thật về vụ thảm sát phục vụ cho bộ phim sắp quay tại Quảng Ngãi và Đà Nẵng:Pink Ville
4 tháng 2 2018

Nằm trên quốc lộ 24B đi cảng Sa Kỳ - Dung Quất thuộc địa phận xã Tịnh Khê, cách khu du lịch biển Mỹ Khê 3km về phía Tây và cách thành phố Quảng Ngãi 13km về phía Đông Bắc, Sơn Mỹ là một làng quê yên bình như bao làng quê Việt Nam khác. Số phận nghiệt ngã đã đưa tên tuổi Sơn Mỹ vượt ra ngoài lảnh thổ, hằn sâu vào lương tâm nhân loại qua vụ thảm sát gây chấn động, được biết đến nhiều với tên gọi “vụ thảm sát Mỹ Lai”.

 a

Tượng đài kỷ niệm chứng tích Sơn Mỹ – Ảnh: Vũ Thành Kông (vov.vn – 17.8.2010)

Vào một buổi sáng ngày 16-3-1968, khi thực hiện cuộc hành quân truy quét các lực lượng Việt Cộng tại Mỹ Lai (Sơn Mỹ), một lực lượng của quân đội Hoa Kỳ đã đổ bộ xuống phía Tây xóm Thuận Yên (thôn Tư Cung) và xóm Gò (thôn Cổ Lũy). Binh lính Hoa Kỳ đã dồn dân chúng mà phần lớn là phụ nữ, trẻ em và người già lại rồi tiến hành xả súng bắn họ, đốt cháy nhà cửa và giết hại gia súc… Hành động điên cuồng này chỉ được dừng lại khi một nhóm lính Mỹ từ một máy bay trực thăng quân sự của Hoa Kỳ can thiệp. Thành quả của cuộc hành quân “thần tốc” là 407 người dân tại thôn Tư Cung và 97 người dân ở thôn Mỹ Hội bị sát hại, trong đó có 182 là phụ nữ, 173 trẻ em, 60 cụ già, 24 gia đình bị giết sạch, 247 ngôi nhà bị thiêu cháy.

 a

Vụ thảm sát Mỹ Lai chấn động lịch sử – Ảnh: Nguyễn Đăng Lâm (TTX.VN)

Năm 1978, khu chứng tích Sơn Mỹ được xây dựng để tưởng niệm 504 người đã nằm xuống trong cuộc thảm sát phi nhân tính, đồng thời cũng để ghi nhớ một trong muôn vàn tội ác của đế quốc Mỹ trong cuộc chiến xâm lược Việt Nam. Với diện tích 2,4ha trên địa phận xóm Khê Thuận (thôn Tư Cung, xã Tịnh Khê), khu chứng tích gồm một số di tích gốc được bảo tồn tôn tạo như cụm di tích ruộng ông Nhiều, tháp canh, gốc cây còn (xóm Khê Thuận), di tích vườn ông Phạm Minh (xóm Khê Đông), di tích vườn ông Phạm Hội (xóm Khê Tây), hầm chống pháo của gia đình các ông Lý Lệ, Ngô Mân tại thôn Cổ Lũy (xóm Mỹ Hội), các di tích mộ tập thể chôn các nạn nhân vụ thảm sát…

 a

Phần nền móng của những ngôi nhà bị đốt cháy trụi giờ vẫn nằm nguyên vẹn như những minh chứng về một vụ thảm sát kinh hoàng – Ảnh Vũ Thành Kông (vov.vn – 17.8.2010)


Năm 2003, với sự hỗ trợ của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, khu chứng tích Sơn Mỹ đã được mở rộng trên 10.000m² và nâng cấp tôn tạo với kinh phí lên đến 11,7 tỷ đồng, bao gồm phục dựng khuôn viên ngoài trời với nguyên bản thảm trạng năm xưa, xây dựng nhà trưng bày theo mô-típ nhà mồ, lập tượng đài, đường nội bộ, nhà ăn, phòng khách và phòng chiếu phim tư liệu với phim “Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai” được trình chiếu… Công trình đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2005. Hiện nay tại Nhà trưng bày đã có hơn 160 hiện vật, 135 hình ảnh và nhiều phim tư liệu về Sơn Mỹ phục vụ khách tham quan.

 a

Một hầm tránh bom (Hầm chữ A) của một gia đình xóm Khê Thuận còn lại sau vụ thảm sát      Ảnh: Vũ Thành Kông (vov.vn – 17.8.2010)

Năm 2007 là một năm đặc biệt khi nơi đây đang chuẩn bị kỷ niệm 40 năm vụ thảm sát Mỹ Lai, một cựu chiến binh Mỹ đã vượt nửa vòng trái đất và cả một quá khứ cay đắng, để tặng Ban quản lý khu chứng tích băng vidéo ghi lại cảnh cuồng sát năm xưa. Cũng trong năm này, vào ngày 5 tháng 9, nhà đạo diễn người Mỹ Oliver Stone đã đến Sơn Mỹ để tìm hiểu về vụ thảm sát Mỹ Lai, chuẩn bị cho việc khởi quay bộ phim “Pink Ville” tại Quảng Ngãi và Đà Nẵng.

 a

Nhà trưng bày chứng tích Sơn Mỹ – Ảnh: Vũ Thành Kông (vov.vn – 17.8.2010)

Đến thăm Sơn Mỹ trong tâm tình của một người hành hương, du khách khó tránh khỏi nhiều cảm xúc khi thả bộ trong những thôn làng, tại những nơi đã từng xảy ra cuộc thảm sát, nhìn thấy đó đây những tấm bia được dựng lên tại chính những nơi đã có người nằm xuống, như tại tháp canh ở rìa làng bên con đường đất nhỏ xóm Thuận Yên nơi 102 người bị bắn chết, tại cây gòn nơi 15 phụ nữ và trẻ em bị sát hại, hay ở xóm Mỹ Hội nơi 97 thường dân bị tàn sát, 11 người khác bị giết trong vườn nhà ông Phạm Đạt… Du khách không thể không dừng chân trước tượng đài kỷ niệm để chia sẻ nổi đau cùng sự cảm thông trước cái chết đầy uất nghẹn của những người dân lành vô tội. Ghé thăm Nhà Chứng tích, du khách còn được tận mắt chứng kiến hình ảnh vụ thảm sát được phóng viên quân đội Mỹ Ronald Haeberle ghi lại qua hàng chục bức ảnh đã từng làm dấy lên sự căm phẫn trước tội ác chiến tranh, những vật dụng thường ngày của người dân còn lỗ chỗ vết đạn, từ chiếc mâm thau cũ, chiếc áo, đôi dép… đến chiếc mõ của nhà sư Thích Tâm Trí hay chiếc kẹp tóc của cô Nguyễn Thị Huỳnh được người yêu tìm nhặt và cất giữ trong suốt 8 năm trước khi tặng lại cho Nhà Chứng tích…

 a

Một góc Nhà trưng bày chứng tích – Ảnh: Vũ Thành Kông (vov.vn – 17.8.2010)

Trong dịp kỷ niệm 40 năm vụ thảm sát Mỹ Lai vào năm 2008, đã có nhiều nhà báo của nhiều hãng thông tấn, báo chí, truyền hình đến Sơn Mỹ thực hiện phóng sự, phim tư liệu… trong đó có những tên tuổi lớn như hãng thông tấn Kyodo (Nhật), AFP (Pháp), AP (Mỹ), BBC (Anh), báo Los Angeles Times… Khách đến thăm Sơn Mỹ hôm nay gồm có nhiều thành phần và đủ mọi quốc tịch, họ có thể là thương gia hay nhà khoa học, đặc biệt ngày càng có nhiều người Mỹ đến đây như để bày tỏ sự cảm thông với những nổi đau của người dân Việt qua bao tháng năm dài chiến tranh, nhiều cựu chiến binh Mỹ đến đây không chỉ một lần để tỏ lòng sám hối và cầu mong sự thanh thản bình yên trong tâm hồn…

 a

Tháp chuông hòa bình – Ảnh: Minh Thu (Tuổi Trẻ Online – 29.12.2009)

Trong tinh thần tưởng nhớ 504 nạn nhân của vụ thảm sát Mỹ Lai năm xưa, một tháp chuông hòa bình đã được xây dựng tại phía Đông khu chứng tích, cách tượng đài chứng tích Sơn Mỹ chừng 300m, hoàn thành vào ngày 29-12-2009. Tháp chuông cao 9m, rộng 24m², bên trong có treo một quả chuông đồng cao 1m, đường kính miệng 0,6m được phường đúc Huế thực hiện. Trên thành chuông có khắc nội dung “Sơn Mỹ, 16-3-1968” nhằm ghi nhớ ngày 504 thường dân vô tội tại làng quê Sơn Mỹ bị thảm sát, ngoài ra còn có hoa văn hình dây và hai cặp chim bồ câu tung cánh được đúc nổi đối xứng hai bên nói lên khát vọng yêu mến hòa bình. Mỗi ngày vào khoảng 5g30, nhân viên phụ trách sẽ đánh 5 hồi và 4 tiếng chuông tượng trưng cho lời cầu nguyện gởi tới 504 nạn nhân với niềm mong mỏi các hương hồn sớm được siêu độ.

 a

Đoàn khách đến từ Canada tham quan tháp chuông hoà bình tại khu chứng tích Sơn Mỹ.     Ảnh: Minh Thu (Tuổi Trẻ Online – 29.12.2009)

Khu chứng tích Sơn Mỹ được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận di tích quốc gia ngày 29-4-1979. Đến năm 2002, nơi đây một lần nữa lại được công nhận di tích quốc gia đặc biệt quan trọng.

KÈM HÌNH ẢNH 

K NHA

Bạn tham khảo :

Chùa đựng xây dựng trên núi Ân thuộc tỉnh Quảng Ngãi, hướng vào sông Trà Khúc. Không biết chùa có từ bao giờ? Bao nhiêu tuổi? Nhìn dáng cổ xưa, tôi nghĩ rằng chùa đã có từ lâu lắm. Vườn chùa rộng, có tường thành bao quanh. Đầu ngõ, hai trụ cổng đúc bằng xi măng sừng sững, cao khuất đầu người lớn. Hai cánh cổng ngõ bằng sắt thật đồ sộ, cửa luôn rộng mở như sẵn lòng chào đón khách thập phương, chào đón những con người có lòng hướng thiện. Bên ngoài cổng có những khóm trúc vàng râm mát, lâu nay vẫn đứng đấy, yên bình và thanh thản. Đây là nơi để mọi người nghỉ chân, uống nước chuẩn bị cho cuộc hành trình bên trong. Những gian hàng nước nối liền nhau, đủ loại nước ngọt, kẹo, bánh,... phục vụ khách tham quan. Bước vào bên trong, sân chùa thật sạch đẹp. Tượng Phật Bà đầy lòng nhân hậu hướng về phía trước, xung quanh là những khóm hoa rập rờn trong vòm lá xanh non. Đâu đó, tiếng rù rì của những chú ong nâu cẫn mẫn đi tìm mật, tiếng côn trùng rỉ rả trong lòng đất, tiêng chuông chùa thỉnh thoảng ngân vang,... Tất cả đã làm cho con người có một cảm giác yên bình, dễ chịu. Về phía tây nam của vườn chùa sẽ gặp mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng, khói nhang nghi ngút quyện với hoa, lá, cỏ cây. Ai đến thăm chùa cũng đều nhớ ghé thăm mộ cụ, tưởng nhớ đến công lao của cụ Huỳnh trong sự nghiệp cách mạng - tưởng nhớ đến một vị tiền bối đã công hiến đời mình cho dân tộc Việt Nam. Đi về phía bắc là hồ sen bát ngát hoa. Những búp sen tinh khiết rung rinh trong vòm lá. Nước hồ trong xanh, những chú cá lượn lờ tùng toẵng. Hòn non bộ giữa hồ sừng sững như tưởng nhớ về những chặng đường lịch sử, nhớ về một thời oanh liệt của những người con của núi Ân, sông Trà. Đi thẳng về phía đông, ta sẽ gặp giếng Phật. Giếng sâu thăm thẳm nhưng nước trong vắt, mát rượi. Nhìn giếng nước, tôi nhớ câu chuyện kể của bà: “Ngày xa xưa ấy, một vị sư đào giếng để lấynước. Đào mãi, đào mãi nhưng không có mạch nước ngầm. Vị sư quyết đào giếng thật sâu để mong có nước phục vụ nhà chùa. Đến một ngày kia, mạch nước xuất hiện nhưng vị sư đã mất tích. Vị sư ấy đã ra đi khi hoàn thành ý nguyện. Và từ đó, giếng có tên là giếng Phật”. Vườn chùa, giếng nước đều có ý nghĩa thật lớn lao. Bước vào đền chùa cũng vậy. Nơi đây đã giáo huấn con người hướng về cái thiện, làm những việc có ý nghĩa trong cuộc đời. Tượng Phật trang nghiêm, nhang trầm, đèn nến nghi ngút. Tất cả như gợi nhắc con người hãy làm điều nhân nghĩa, hãy mở rộng vòng tay nhân ái, sống vì mọi người, tình cảm, thuỷ chung,... Nhìn đền chùa ta phát hiện một nền văn hiến lâu đời, những cây cột tròn, đen bóng, vững chãi. Những con rồng đá được điêu khắc công phu. Chuông đồng thỉnh thoảng ngân vang, tiếng đọc kinh của sư cụ đi vào lòng ngưòi. Bàn thờ Phật với khói hương nghi ngút đã làm cho con người có cảm giác ấm áp lạ lùng, nhớ ơn tổ tiên, nhó' ơn cội nguồn dân tộc. Chính những vẻ đẹp của nền văn hiến, chùa Thiên Ân là nơi thu hút khách du lịch đến tham quan, thu hút mọi người hướng về chính nghĩa.

21 tháng 9 2021

Tham khảo:

Chúng ta không thể phủ nhận vai trò quan trọng, to lớn của công nghệ trong cuộc sống, nó không chỉ làm cho người nông dân đỡ vất vả hơn mà còn tạo ra những giống cây mới cho năng suất và chất lượng cao hơn. Một trong những giống cây được cải tạo năng suất đáng kể đó chính là cây lúa nước.

 

Cây lúa là loại lương thực vô cùng phổ biến và giữ vai trò quan trọng trong đời sống con người Việt Nam. Nó gắn bó với người dân ta từ lâu đời, là thực phẩm quan trọng không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày và cũng là cây lương thực xuất khẩu hàng đầu của nước nhà. Lúa nước là loại cây thân cỏ, ưa nước, gieo trồng trên đất phù sa và có nhiều giống loại khác nhau. Chu kì sinh trưởng của chúng trung bình là bốn tháng, không quá dài nên bà con nông dân có thể tranh thủ thâm canh hai vụ một năm để tăng năng suất.

Một cây lúa nước trưởng thành trung bình có độ cao 80cm, toàn thân màu xanh và rỗng hoàn toàn ở bên trong. Lá lúa dài, hình lưỡi liềm nhỏ bao quanh thân lúa. Rễ cây thuộc loại rễ chùm nên không cắm quá sâu xuống đất điều này đòi đất phù sa phải đủ màu mỡ để cung cấp dinh dưỡng cho cây. Từ ngọn của cây lúa, đến thời điểm chín muồi sẽ trổ bông rồi nặng dần xuống thành hạt. Hạt lúa mọc thành chùm, khi còn non thì mềm mại, có màu xanh thoảng hơi sữa còn được người dân gọi là đòng đòng, khi già nó chuyển thành màu vàng, nặng dần và chúi đầu xuống phía dưới. Khi bấm vào hạt lúa thấy cứng và các hạt tròn, mẩy đều như nhau màu vàng ươm thì cũng là lúc lúa được thu hoạch.

Để có được những hạt lúa căng tròn người ta mang những hạt thóc giống được tuyển chọn kĩ càng đi ngâm trong nước ấm và ủ thóc trong thời gian thích hợp. Sau khi hạt thóc nảy mẩm đủ tiêu chuẩn, ta mang chúng đi gieo xuống những luống đất được chuẩn bị sẵn từ trước. Sau khoảng một tháng, từ những hạt mầm đó sẽ nảy nở thành những cây mạ xanh mướt, tuy nhiên chúng lại ở rất sát nhau nên không thể sinh trưởng thật tốt. Lúc này, người nông dân nhổ những cây mạ đó lên và đem đi cấy xuống những mảnh ruộng phù sa nhiều nước được làm đất kĩ. Độ cao của cây mạ thích hợp để cấy dài khoảng một gang tay người lớn. Người ta cầm bó mạ và lấy khoảng 4 - 8 cây, tùy tay người cấy cắm xuống ruộng đất phù sa thẳng hàng ngang và dọc, mỗi khóm cách nhau trung bình từ 20 - 30cm. Cây lúa non sẽ thích nghi dần với mảnh đất mới và hút phù sa từ đó để lớn lên, phát triển thành cây lúa và ra bông. Mỗi hạt lúa mang trong mình một giọt sữa thơm tho, tinh túy của trời đất, giọt sữa ấy đông đặc lại dần trở thành những hạt gạo. Khi những hạt lúa trở nên chắc chắn (bấm tay vào cứng và khó vỡ), vỏ bên ngoài màu vàng ươm thì cũng là lúc người nông dân thu hoạch.

Chúng ta không thể phủ nhận vai trò quan trọng của cây lúa nước trong đời sống từ xưa đến nay. Nó không chỉ là nguồn lương thực nuôi sống chúng ta mà còn làm nên nền kinh tế nước nhà. Cho dù mai sau đất nước có phát triển hiện đại như thế nào nhưng cây lúa nước vẫn mãi giữ vị trí quan trọng trong lòng mỗi người dân.

21 tháng 9 2021

 sắp lên hạ sĩ r cố lên ::))

27 tháng 2 2022

Tham khảo ở đây:

https://scr.vn/thuyet-minh-ve-ba-na-hill.html

6 tháng 12 2018

I. Mở bài: giới thiệu về cái phích nước(bình thủy
Một vật dụng mà nhà nào cũng có để giữ nhiệt cho nước đó là acsi phích nước. phích nước có vai trò rất quan trọng trong mỗi gai đình, chúng ta cùng đi tìm hiểu về công dụng và thành phân của cái phích nước.

II. Thân bài: thuyết minh về cái phích nước(bình thủy
1. Nguồn gốc của phích nước:

- Phích nước được nhà vật lý học Sir James Dewar phát minh vào năm 1892
- Đây là sản phẩm dược cải tiến nhờ thùng chức nhiệt của Mewton
- Vào năm 1904, chiếc phích nước còn xuất hiện đầu tiên ở Đức
- Hiện nay phích nước có nhiều loại và kiểu dáng, mẫu mã khác nhau
2. Cấu tạo của phích nước:
- Vỏ phích nước được làm bằng nhựa và được trang trí nhiều màu sắc và hình thù khác nhau
- Thân phích được làm bằng nhựa
- Quai phích cho chất liệu cùng với vỏ phích, có một số phích có quai khác với vỏ phích
- Tay cầm được gắn vào cổ phích được làm bằng nhựa
- Nút phích được làm bằng chất liệu giữ nhiệt
- Ruột phích được làm bằng thủy tinh có tráng thủy sẽ giữ nhiệt độ cho nước.
3. Cách bảo quản phích nước:
- Cần rửa sạch phích khi lần đầu tiên sử dụng phích
- Khi mới mua về cần ngâm nước ấm trong phịchs 30 phút
- Chất giữ nhiệt trong phích rất độc nếu ruột phích bị vỡ chính vì thế ta nên cẩn thận

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về phích nước
- Đây là một đồ vật có giá trị sử dụng cao của mỗi gia đình
- Hãy bảo quản phích nước cẩn thận

7 tháng 12 2018

Mở bài

Phích nước là một đồ dùng thông dụng. Phích có thể giữ nhiệt từ 90 - 80 độ trong 1 ngày

Mỗi gia đình đều có ít nhất một cái phích nước

Thân bài

 Cấu tạo bên ngoài gồm: 

      +Vỏ phích được làm bằng sắt hoặc nhựa trang trí đẹp mắt có tác dụng bảo vệ ruột phích

      +Nắp phích bằng nhôm hoặc bằng nhựa

      +Nắp phích được làm bằng bấc (li- e) hoặc bằng nhựa

      +Quai xách bằng nhôm hoặc bằng nhựa

 Cấu tạo bên trong:

      + Ruột phích được cấu tạo bởi 2 lớp thủy tinh, ở giữa là lớp chân không. Lòng phích tráng bạc có tác dụng ngăn sự truyền nhiệt ra ngoài.

      + Những chiếc phích tốt có thể giũ nước nóng cả ngày rất tiện dụng.

 Cách sử dụng: ruột phích là bộ phận quan trọng nhất cho nên khi mua phải chọn thật kĩ. Phích khi mới mua về không nên đổ nước soi vào ngay vì đang lạnh sẽ bị vỡ nứt. Muốn giữ nước nóng được lâu thì không nên đổ đầy nước mà phải chừa một khoảng trống để cách nhiệt

 Cách bảo quản: mỗi buổi sáng đổ hết nước cũ ra, tráng qua nước sach một lần cho hết cặn đọng trong lòng phích rồi mới rót nước sôi vào và đậy nắp thật chặt

 Nên để phích tránh xa tầm tay trẻ em để không gây nguy hiểm

 Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại phích khác nhau, giá thành từ 200 đến 500 ngàn một chiếc

Kết bài

 Phích nước là vật dung quen thuộc và cần thiết cho mọi nhà

10 tháng 12 2021

Tham khảo:

Phích nước là đồ dùng để giữ nhiệt cho nước nóng, rất thông dụng và thường có trong mọi gia đình.

Phích nước có rất nhiều loại được làm từ những vật liệu khác nhau, có cấu tạo và hình dáng khác nhau, về hình dáng phích nước thường có hình trụ, cao khoảng 35 - 40 cm, giúp cho phích có thể đứng thẳng mà không bị đổ.

Phích nước được làm theo nguyên lý chống sự truyền nhiệt của nước, gồm hai bộ phận: ruột phích và vỏ phích. Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất. Nó được làm bằng hai lớp thuỷ tinh. Ở giữa là môi trường chân không làm mất khả năng truyền nhiệt của nước ra ngoài, ở phía trong lòng và ngoài của ruột phích là lớp thuỷ tinh được tráng bạc có tác dụng hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt. Càng lên trên cao đầu phích, miệng phích càng nhỏ lại để giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Gắn với chiếc miệng nhỏ nhắn là cái nút có thể làm bằng gỗ hoặc bằng nhựa cứng luôn vừa khớp với miệng phích để cản trở sự thoát hơi nước và sự đối lưu truyền nhiệt của nước.

Ruột phích có hiệu quả giữ nhiệt cho nước rất tốt, trong vòng sáu tiếng đồng hồ, nước từ 100°C còn giữ được 70°C sẽ đảm bảo dùng nước được lâu và nước đủ nhiệt để pha chế trà, cà phê. Chính vì ruột phích được làm bằng hai lớp thuỷ tinh nên rất dễ vỡ. Vì vậy vỏ phích là lớp để bảo quản ruột phích như là một tấm bình phong, vỏ phích ngày xưa có thể làm bằng tre, mây, sắt, nhôm. Ngày nay công nghiệp nhựa phát triển, vỏ phích cũng được thay thế dần bằng nhựa cứng, vừa nhẹ, đẹp, lại vừa bền và tốt. Gắn trên vỏ phích là một chiếc quai bằng nhựa, sắt... tùy theo từng loại phích, chiếc quai đó có thể quay đi quay lại một cách dễ dàng giúp chúng ta có thể xách, di chuyển đi chỗ khác mà không phải bưng bê. Trên chiếc nút phích là nắp phích, nó có chức năng năng bảo vệ nút phích không cho trẻ em nghịch ngợm gây bỏng nước nóng. Nút phích có các lớp ren xoáy chặt với miệng phích. Chiếc nắp phích đó có thể lấy làm cốc đựng nước cũng được.

 

Để bảo quản phích lâu hỏng ta nên làm một chiếc khung bằng gỗ để đặt phích và giữ chặt lấy phích. Đặt khuôn giữ phích ở nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh nóng và xa tầm tay của trẻ em. Nếu để phích không đúng quy cách có thể gây tai nạn bỏng nặng vì phích giữ nhiệt cho nước sôi khá lâu.

Điều quan trọng nhất là ta phải giữ gìn chiếc nắp phích, vì nắp phích để giữ khoảng chân không góp phần làm giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Chúng ta nên lưu ý khi rót nước nóng vào phích phải rót từ từ để ruột phích dễ thích nghi với nhiệt độ cao thì phích sẽ lâu hỏng hơn. Khi rót nước xong phải đậy nút phích cẩn thận. Đối với nút phích bằng nhựa thì phải xoáy đúng ren, xoáy thật chặt, còn với nút phích bằng gỗ ta cũng phải đậy cho vừa khít để nước nóng được lâu. Nếu chúng ta không làm đúng cách thì ruột phích sẽ dễ hỏng vì không khí bên ngoài xâm nhập vào ruột phích.

Phích nước là một đồ dùng rất tiện lợi cho cuộc sống hàng ngày trong mỗi gia đình. Nó như người bạn thân trong mỗi gia đình. Sáng sớm, bác nông dân mang phích nước nóng ra đồng, pha ấm trà nóng, rít điếu thuốc lào khi đã cày xong thửa ruộng thì sảng khoái biết bao. Khách đến chơi nhà không phải "đốt than quạt nước" vì đã có phích ủ sẵn nước nóng pha trà mời khách rồi... Như vậy có thể nói: “Phích nước đã góp phần tạo nên một nét đẹp văn hoá ở Việt Nam”.

Tham khảo

 

Phích nước là một đồ dùng rất gần gũi và được sử dụng phổ biến trong các gia đình. Nhờ có cái phích nước mà con người không phải lo lắng khi cần sử dụng nước nóng mọi lúc mọi nơi.

Phích nước (bình thủy) do Sir James Dewar (1842 – 1923), một nhà hóa học và nhà vật lý học phát minh ra. Sir James Dewar nổi tiếng với các nghiên cứu về các hiện tượng nhiệt độ thấp, sinh tại Kincardine, Scotland và theo học tại trường Đại học Edinburgh. Năm 1892, dựa trên nguyên lí giữ nhiệt của thùng nhiệt kế của Newton, ông thành công với phát minh ra “Bình Dewar” hay còn gọi là bình nhiệt. Đến năm 1904, hai thợ thổi thủy tinh người Đức thành lập công ty Thermos GmbH thì bình nhiệt mới được đưa vào sản xuất đại trà làm vật dụng trong gia đình. Năm 1907, Thermos GmbH chuyển quyền sở hữu thương hiệu Thermos cho 3 công ty độc lập là: The American Thermos Bottle Company ở Brooklyn, New York Thermos Limited Ở Tottenham, Anh và Canadian Thermos Bottle Co. Ltd Ở Montreal, Canada.

Phích nước gồm có 4 bộ phận cơ bản gồm: vỏ ngoài, ruột trong, lớp đệm và bộ phận tay cầm, quai xách. Vỏ phích hình trụ đứng, rộng ở chân đế và thường nhỏ dần ở đâu phích. Vỏ thường làm từ nhựa cứng hoặc kim loại nhẹ như nhôm, niken,… Trên thân vỏ thường ghi tên thương hiệu, số liệu của sản phẩm và nhà sản xuất. Ngoài ra, vỏ còn được trang trí với những màu sắc và hình ảnh bắt mắt.

Lớp vỏ còn tiện ích như đáy bằng giúp đặt vững vàng, có quai bằng nhôm hay nhựa giúp cầm và xách khi di chuyển. Phần đáy có thể gỡ ra lắp vào, bên trong có một lớp đệm nhỏ bằng cao su dùng để cố định ruột phích phích bằng nhôm, nhựa. Nút nút đậy ruột phích bằng gỗ xốp để chống mất nhiệt do hiện tượng đối lưu của dòng nhiệt.

 

Bên trong vỏ phích là ruột phích. Ruột phích được cấu tạo bởi hai lớp thuỷ tinh, ở giữa là khoảng chân không. Bề mặt bên thành trong của hai lớp này được tráng bạc để phản chiếu bức xạ nhiệt, giúp ngăn sự truyền nhiệt ra bên ngoài. Giữ vỏ ngoài và ruột trong có một lớp đệm làm bằng xốp mềm hoặc chất liệu mềm khác. Lớp đệm có vai trò giữ cố định ruột phích đồng thời ngăn không cho nhiệt lượng lan tỏa ra ngoài. Bởi thế, dù nhiệt độ nước là 100 độ C nhưng vỏ ngoài chỉ thấp ấm.

Phích nước nóng giữ được nhiệt là do đặc trưng cấu tạo của ruột phích quyết định. Nhờ cấu tạo của ruột phích làm cho nhiệt lượng của nước không thể truyền đi bằng phương thức thông thường. Ruột phích có hai lớp vỏ thuỷ tinh mỏng tạo thành, lại thêm có lớp chân không ở giữa, bề mặt tráng bạc giúp nguồn nhiệt được bảo toàn ở bên trong. Miệng phích nhỏ hơn nhiều so với thân phích, lại được đậy kín giúp cắt đứt hiện tượng đối lưu nhiệt, Hiện tượng dẫn nhiệt bị cản trở bởi lớp chân không và lớp đệm.

Tuy đã ngăn chặn được hiện tượng dẫn nhiệt nhưng một phần nhiệt lượng vẫn lan truyền ra bên ngoài. Bởi thế, phích nước không thể giữ nóng nước mãi mãi. Trong vòng 24 giờ, nhiệt độ nước sôi sẽ dần hạ xuống còn từ 65 độ C đến 75 độ C.

Phích nước có nhiều loại và nhiều kích cỡ khác nhau. Loại nhỏ chứa được khoảng nửa lít, loại lớn chứa được hai lít hoặc hai lít rưỡi. Ngày nay còn có loại phích nước đun bằng điện, ở nước ta, xí nghiệp Rạng Đông là cơ sở sản xuất phích nước nối tiếng.

Phích nước mới mua về không nên đổ nước sôi vào ngay vì đang lạnh mà gặp nóng đột ngột, phích nước dễ bị nứt bể. Ta nên rót nước ấm khoảng 50 – 60 độ vào phích trong 30 phút, rồi sau đó mới rót nước nóng vào. Không nên rót đầy nước và nút quá chặt, cần chừa một khoảng trống nhỏ để phích giãn nở và ngăn truyền nhiệt qua phần tiếp nối ở miệng phích.

Khi sử dụng phích nước thì mở nắp rót nước vào và khi dùng xong, đậy nắp lại để giữ được nước nóng lâu hơn. Hạn chế di chuyển phích và mở nắp phích ra nhiều lần. Giữ phích cố định ở nơi ăn toàn, tránh xa tầm tay trẻ em.

 

Cần vệ sinh ruột phích thường xuyên vì cáu bẩn rất dễ đọng lại ở đáy. Sau thời gian sử dụng, vỏ kim loại bị mục, khả năng bảo vệ bình bị giảm thì cần thay vỏ mới để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Phích nước là vật dụng quen thuộc, có ích và rất cần thiết trong sinh hoạt hằng ngày của mọi nhà. Ngày nay, khi phích nước điện ra đời một phần nào thay thế cái phích nước truyền thống giúp cho việc giữ nước nóng tiện lợi và an toàn hơn. Điều đó cho thấy, dù có thay đổi hình thức và phương thức giữ nhiệt, phích nước vẫn là đồ vật gắn bó mật thiết với đời sống con người.