Quan sát Hình 39.3, hãy mô tả mối quan hệ giữa các hoạt động sống trong cơ thể.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mối quan hệ giữa các hoạt động sống trong cơ thể sinh vật:
- Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng có tác động qua lại với sinh sản, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng giúp tạo ra năng lượng và vật chất để thực hiện sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, sinh sản. Ngược lại, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, sinh sản cũng tạo động lực để thúc đẩy quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
- Ngoài ra, các quá trình sinh sản, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển cũng có mối quan hệ qua lại với nhau.
Mô tả mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống ở cơ thể người được thể hiện ở hình 3.2:
- Quan hệ thứ bậc về cấu trúc: Các cấp độ tổ chức tạo nên hệ tiêu hóa trong cơ thể người có mối quan hệ thứ bậc về cấu trúc trong đó tế bào biểu mô ruột → biểu mô ruột → ruột non → hệ tiêu hóa → cơ thể.
- Quan hệ thứ bậc về chức năng: Tế bào biểu mô ruột thực hiện chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng, nhờ đó ruột non và hệ tiêu hóa thực hiện được chức năng tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể người.
Cơ thể có các hoạt động sống như: trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng; cảm ứng; sinh sản; sinh trưởng và phát triển.
Trong đó hoạt động trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng làm cơ sở, cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống khác như: sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng của cơ thể. Và ngược lại.
-> Mối quan hệ qua lại này đảm bảo sự thống nhất trong hoạt động của toàn bộ cơ thể, nhờ đó cơ thể tồn tại và phát triển như một thể thống nhất.
- Phân tích mối quan hệ giữa các hoạt động trong tế bào và cơ thể: Các hoạt động sống trong tế bào gồm trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng, cảm ứng làm tế bào lớn lên, phân chia hình thành tế bào mới để giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng. Như vậy, các hoạt động sống ở cấp tế bào là cơ sở cho các hoạt động sống ở cấp cơ thể; các hoạt động sống ở cấp cơ thể điều khiển các hoạt động sống ở cấp tế bào.
- Chứng minh mối quan hệ giữa tế bào với cơ thể và môi trường: Tế bào và cơ thể có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và với môi trường. Cơ thể lấy từ môi trường ngoài oxygen, nước, chất dinh dưỡng đồng thời thải ra ngoài môi trường CO2 và chất thải đảm bảo cho tế bào, cơ thể có thể thực hiện được các hoạt động sống bình thường.
Tham khảo:
Trao đổi chất gắn liền với chuyển hóa năng lượng, được thực hiện ở cấp cơ thể cũng như cấp tế bào. Cơ thể lấy các chất cần thiết từ môi trường vào cơ thể, đồng thời thải các chất bài tiết ra ngoài. Tế bào hấp thụ các chất cần thiết từ cơ thể và thải các chất bài tiết.
Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở tế bào bao gồm quá trình đồng hóa gồm tổng hợp các chaát mới, tích lũy năng lượng, tiến hành song song với quá trình dị hóa để giải phóng năng lượng, phân giải các chất hấp thụ. Trao đổi chất và chuyển hóa vật chất và năng lượng liên quan chặt chẽ với nhau.
Mối quan hệ giữa tế bào, cơ thể và môi trường: Tế bào và cơ thể có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và với môi trường. Nhờ cơ thể lấy chất dinh dưỡng, nước, chất khoáng và O2 từ môi trường mà tế bào thực hiện được thực hiện được quá trình trao đổi chất để lớn lên, sinh sản và cảm ứng, từ đó giúp cơ thể thực hiện được các hoạt động sống.
- Hoạt động sống của mướp đắng:
+ Hình a: Hoạt động sinh trưởng và phát triển
+ Hình b: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng
+ Hình c: Cảm ứng
+ Hình d: Sinh sản
- Mối quan hệ giữa các hoạt động sống: Các hoạt động sống có mối quan hệ mật thiết, gắn bó, qua lại với nhau. Trong đó, trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng sản sinh ra các chất chất cần thiết đi nuôi sống cơ thể, đào thải các chất không cần thiết ra bên ngoài, tạo cho cơ thể sống có đủ năng lượng cho sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, sinh sản. Ngược lại, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, sinh sản cũng tạo động lực để thúc đẩy quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. Sự gắn bó thống nhất giữa các hoạt động sống này sẽ giúp cho cơ thể duy trì sự sống, duy trì nòi giống của loài.
- Ví dụ về một cơ sở sản xuất cơ khí và mô tả hoạt động:
+ Ví dụ: Cơ sở sản xuất xe đạp.
+ Mô tả: Cơ sở sản xuất xe đạp bao gồm các quá trình chế tạo phôi, gia công tạo hình sản phẩm, xử lí cơ tính và bảo vệ bề mặt chi tiết, lắp ráp sản phẩm, đóng gói sản phẩm.
- Liên hệ với các bước của quá trình sản xuất:
+ Bước 1: Chế tạo phôi
+ Bước 2: Gia công tạo hình sản phẩm
+ Bước 3: Xử lí cơ tính và bảo vệ bề mặt chi tiết
+ Bước 4: Lắp ráp sản phẩm
+ Bước 5: Đóng gói sản phẩm.
TK:
- Khi ăn cơm, thức ăn đi qua khoang miệng và xuống các phần khác của hệ tiêu hóa (dạ dày, ruột).
- Mối quan hệ giữa các hoạt động: Hoạt động thu nhận và tiêu hóa thức ăn sẽ cung cấp nguyên liệu cho quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng giúp cơ thể thực hiện các hoạt động sống khác như lớn lên, sinh trưởng, phát triển,… Thức ăn là tác nhân giúp kích thích cơ thể ăn nhiều/ ít, tạo yếu tố thuận lợi cho tiêu hóa, hỗ trợ quá trình chuyển hóa vật chất diễn ra tốt hơn.
Cơ thể trao đổi các chất với môi trường, sau đó chuyển đến tế bào để thực hiện trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng, giúp tế bào lớn lên, sinh sản, cảm ứng.