Chỉ ra sự phù hợp của các phương tiện vận chuyển đối với đặc điểm của những dân tộc được nhắc đến trong văn bản.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Các phương tiện vận chuyển được các dân tộc thiểu số ở Việt Nam sử dụng trong cuộc sống hiện nay như xe ngựa, xe máy, xe đạp, thuyền, ô tô…
- Các phương tiện được sử dụng hiện nay của các dân tộc thiểu số có sự được cải tiến và hiện đại hơn như ô tô, thuyền cỡ lớn, xe máy. Sự thay đổi này là nhờ vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại và những chính sách kịp thời của Đảng và Nhà nước trong việc giúp đỡ, tăng cường phát triển kinh tế của vùng các dân tộc thiểu số.
- Các phương tiện được nói đến trong văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa: thuyền đuôi én, ngựa, voi...
- Thuyền: người Kháng, người La Ha, người Mảng, người Thái, người Cống.
- Bè, mảng: cư dân miền núi phía Bắc
- Thuyền đuôi én: người Thái, người Kháng, người La Ha
- Thuyền độc mộc đuôi én: người Kháng ở ven sông Đà
- Xe quệt trâu kéo: người Xán Dìu
- Ngựa: người Mông
- Voi: người Gia-rai, Ê-đê, Mnông
- Thuyền độc mộc: cư dân Tây Nguyên
- Những phương tiện vận chuyển nào được các dân tộc thiểu số ở Việt Nam thế kỉ X – XVIII sử dụng:
+ Thuyền: được đóng từ các loại gỗ dai, nhẹ, không nứt, chịu nước.
+ Bè, mảng: được xếp bởi nhiều thân tre có kích cỡ vừa phải.
+ Thuyền độc mộc đuôi én: được đục đẽo, chế tạo từ một thân gỗ tròn, thân thuyền thon dài, mũi và đuôi nhọn.
+ Xe quệt trâu kéo: được đóng bằng gỗ, tre, đầu mắc dây cho trâu kéo được nâng cao hơn bởi độ dày của hai càng quệt.
+ Ngựa
+ Sức voi
+ Thuyền độc mộc của người dân Tây Nguyên: được làm bằng các loại gỗ nhẹ, xốp, dai, ít nứt, chịu được nước. Tiết diện ngang của những caay gỗ làm thuyền có khi tới cả mét, chiều dài dăm, bảy, thậm chí chục mét, tùy theo từng tộc người.
→ Chúng được sử dụng nhằm vận chuyển người và vận chuyển hàng hóa, phục vụ đời sống và sản xuất của đồng bào các dân tộc thiểu số.
- Văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa cung cấp những thông tin chính về phương tiện di cuyển của các dân tộc thiểu số xưa.
Tranh biện để ủng hộ hoặc phản đối những quan điểm chọn nghề sau:
- Không cần phải chọn nghề phù hợp với đặc điểm của bản thân, chỉ cần chọn nghề được nhiều người trong xã hội ưa chuộng:
+ Lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai được xã hội ưa chuộng, thay đổi không ngừng hiện nay thực sự là một điều vô cùng khó khăn.
+ Đầu tiên phải khẳng định rằng mỗi người có một sở thích và tính cách khác nhau, đồng thời cũng có sở trường và năng khiếu khác biệt nên việc lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân cũng không giống nhau. Không thể áp dụng cách lựa chọn giống hệt nhau. Tuy nhiên, đích chung của họ đều là hướng đến thành công và có được một địa vị nhất định trong xã hội.
+ Có người thích chọn nghề đang được ưa chuộng nghĩa là chọn những nghề hot, theo xu thế của xã hội. Hoặc chọn nghề mà mình yêu thích để theo đuổi đam mê, mặc kệ hoàn cảnh xã hội không cân nhắc đến năng lực bản thân. Tuy nhiên, theo em nghề nghiệp tương lai phải đúng với năng lực, trí tuệ bản thân, đảm bảo mình có thể đảm đương và hoàn thành tốt. Có như vậy công việc mới thuận lợi và đạt được hiệu quả cao hơn.
+ Mỗi quan niệm chọn nghề đều có mặt đúng và mặt không phù hợp. Chúng ta không thể theo duy nhất 1 quan niệm nào mà cần linh hoạt chọn lựa, phối hợp những quan niệm đó lại với nhau. Nếu lựa chọn công việc được xã hội ưa chuộng, là nghề mình thích và phù hợp năng lực thì công việc mà ta lựa chọn sẽ có ích hơn và được đảm bảo lâu dài hơn trong xã hội.
+ Thích mà không đủ năng lực thì không làm được việc. Có năng lực nhưng không có đam mê và nhiệt thành có thể gây ra những thất trách đáng tiếc trong công việc. Hơn nữa, lựa chọn nghề nghiệp tương lai trong xã hội thay đổi không ngừng hiện nay thực sự là một điều vô cùng khó khăn. Đặc biệt là khi nhiều người còn không có quyền lựa chọn, phải nghe theo chỉ thị và chịu áp lực từ gia đình. Vì thế, có người phải nghe theo cha mẹ chọn nghề không hợp với bản thân, lâu dần sinh chán nản và bỏ nghề. Cũng có những bạn thì lựa chọn nghề nghiệp quá viển vông, xa vời thực tế. Tuy nhiên tựu chung lại đối với nghề nghiệp mình đã lựa chọn , ai cũng cần có trách nhiệm và lương tâm hoàn thành tốt, có như vậy xã hội mới được ổn định.
+ Nghề nghiệp tương lai ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của chúng ta sau này. Vậy nên cần có định hướng từ sớm để từ đó có sự phân tích kỹ càng, tỉ mỉ, có thời gian phấn đấu và điều chỉnh hợp lí. Học sinh ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường cần nghiêm túc cố gắng học tập, tích lũy cho mình vốn kiến thức để tạo ch9 bản thân nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp. Đồng thời đừng quên đặt ra mục tiêu rõ ràng để phấn đấu đạt được, tạo động lực cho tương lai phía trước. Chọn nghề theo suy nghĩ của bản thân nhưng cũng phải lắng nghe ý kiến góp ý từ mọi người xung quanh, chủ động tìm hiểu cái lợi cái hại của ngành nghề ấy. Đừng chỉ vì thích mà nhất quyết đi theo, bỏ qua những cơ hội phát triển thuận lợi khác.
+ Mỗi chúng ta, ai sinh ra cũng có ước mơ và hoài bão của riêng mình. Song việc biến ước mơ thành hiệu thực phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Chọn nghề và làm được nghề đã chọn là cả một hành trình dài. Nhưng nếu kiên trì và theo đuổi đúng cách, bạn nhất định sẽ trở thành người mà bạn mong muốn.
- Chọn nghề phù hợp là yếu tố quyết định sự thành công trong hoạt động nghề nghiệp:
+ Thực tế đã chứng minh, những người thành công, giàu có trên thế giới như Bill Gates, Jack Ma, Steve Jobs đều cảm thấy yêu thích công việc họ đang làm. Đa số những người thành công đều khuyên các bạn trẻ trước khi bắt đầu lựa chọn nghề nghiệp đừng chỉ chăm chăm vào trường vào nghề, mà hãy dành thời gian để hiểu mình, khám phá năng lực, tính cách và con người mình muốn trở thành trong tương lai
+ Để có thể yêu công việc bạn đang làm, trước tiên bạn cần phải thật sự hiểu về nó. Hãy khám phá tất cả các nghề bạn muốn làm, muốn gắn bó trong tương lai nhất. Bằng cách đó xác suất lựa chọn đúng của bạn sẽ cao hơn chứ không phải chọn vì may rủi.
+ Một trong những cách để hiểu nghề là tìm hiểu nhu cầu của nhà tuyển dụng. Hãy đọc xem nhà tuyển dụng yêu cầu những phẩm chất gì ở ứng tuyển viên. Những liệt kê trong phần yêu cầu của các nhà tuyển dụng sẽ là chìa khóa để bạn khám phá bản thân mình xem có phù hợp hay không.
+ Bạn có thể thích làm nhiều nghề nhưng mỗi tính cách chỉ thích hợp với một số nghề nhất định mà thôi. Nếu bạn có những phẩm chất như khéo léo, có chính kiến, thích thể hiện, thích sáng tạo có thể chọn các ngành Mỹ thuật công nghiệp như: Thiết kế công nghiệp (nội thất, tạo dáng), Thiết kế thời trang, Thiết kế đồ họa, Công nghệ điện ảnh truyền hình.
+ Để xác định bản thân mình phù hợp với ngành nghề nào, bạn hãy bắt đầu từ sở thích, tính cách và điều kiện của mình. Bạn có thể thực hiện những bài trắc nghiệm nghề nghiệp dựa trên năng lực, sở thích,… các trắc nghiệm sẽ đưa ra những kết quả dự đoán về nghề nghiệp giúp bạn chọn nghề phù hợp với bản thân.
Tác dụng của việc trích dẫn và đưa tên các tài liệu tham khảo vào văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa giúp cho người đọc, người nghe có thể hiểu rõ hơn về nội dung được đề cập đến trong bài, tạo sự phong phú và thuyết phục cho thông tin được trình bày.
* 5 – 6 dòng
Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa đã có nhiều sự đa dạng nhằm phù hợp với địa hình, khí hậu của từng khu vực, vùng miền. Như các dân tộc ở miền núi phía Bắc, phương tiện của họ chủ yếu là các loại thuyền do sinh sống gần sông. Ngược lại dân tộc ở vùng Tây Nguyên chủ yếu dùng sức voi, sức ngựa để vận chuyển đồ đạc, hàng hóa.
* 10 – 12 dòng
Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa có nhiều sự đa dạng nhằm phù hợp với địa hình, điều kiện tự nhiên của từng khu vực, vùng miền. Như các dân tộc ở miền núi phía Bắc, phương tiện của họ chủ yếu là các loại thuyền do sinh sống gần các con sông lớn như sông Đà, sông Mã, sông Lam... Ngoài ra, một vài tộc người khác họ cũng sử dụng xe quệt trâu kéo hay sức ngựa để vận chuyển hàng hóa. Các dân tộc ở vùng Tây Nguyên chủ yếu dùng sức voi, sức ngựa để vận chuyển đồ đạc, hàng hóa. Ở đây phát triển nghề săn voi và thuần dưỡng voi, biến chúng thành voi mồi, voi săn để vận chuyển hàng hóa, kéo gỗ, đi lại. Ở những vùng sông suối nhưng người dân Tây Nguyên không giỏi bơi lội, họ cũng sử dụng thuyền độc mộc để du chuyển qua sông nhưng nó chỉ phổ biến với đàn ông.
- Thuyền: cư dân sống ven sông Đà, sông Mã, sông Lam.
- Bè, mảng: cư dân miền núi phía Bắc
- Thuyền đuôi én: người dân sống ven sông Đà
- Thuyền độc mộc đuôi én: người Kháng ở ven sông Đà
- Ngựa: cư dân sống ở cao nguyên núi đá Hà Giang, vùng cao thuộc dãy Phan Xi Păng
- Voi: người dân tộc Tây Nguyên
- Thuyền độc mộc: cư dân Tây Nguyên dùng để đi lại trên sông