Em hãy giải thích câu tục ngữ: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống".
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống : ( cần : chuyên cần chăm sóc ). Một kinh nghiệm của nghề làm ruộng : Những yếu tố quyết định sản lượng của đồng ruộng là : đủ nước, nhiều phân, chăm sóc luôn và chọn giống tốt.
- Nước là cần nhất, nếu thiếu nước cây sẽ khô héo cằn cỗi những cây "háo" nước thì không sống được, cây chịu hạn thì có thể sống thiếu nước dài ngày. Thí dụ: cây xương rồng sống ở sa mạc hoặc loài thủy tức "cây mọc dưới nước",
- Phân: nói chung là loại thức ăn có trong trong môi trường đất của cây, nếu người trồng trộn thêm phân hóa học hoặc phân "xanh" có nguồn gốc hữu cơ vào đất sẽ giúp cây phát triển tốt và nhanh cho nhiều hoa quả.
- Cần: sự thường xuyên chăm sóc cây từ người trồng như tưới nước, bón phân, nhổ cỏ để hạn chế cây vô dụng tranh "ăn màu" của cây trồng, tỉa cành (loại bỏ những cành yếu), bấm ngọn (để cây phát triển ra nhiều cành), bắt sâu, diệt ốc sên, v.v nhằm bảo vệ sự sống cho cây.
- Giống: hạt giống (cây trồng từ hạt), cây giống (chiết cành, dâm cành hay cấy mô).
Cả 4 yếu tố trên ngày nay vẫn cần thiết trong nông nghiệp, tuy nhiên người ta chú ý đến việc thực hiện 4 yếu tố trên nghiêm ngặt hơn, linh hoạt hơn, có chọn lọc hơn đối với từng loại cây trồng và họ hiện đại hóa việc trồng trọt thông qua việc đưa máy móc, công cụ nông nghiệp vào việc canh tác để cày, bừa, xới tơi đất, gặt, đập, suốt lúa, v.v dùng máy bay để đi rải phân trên những cánh đồng bạt ngàn bát ngát để sao cho chi phí và công lao động đầu tư tối thiểu nhưng thu hoạch mùa vụ được tối đa .
Tóm lại môi trường thích hợp gần nguồn nước, có nguồn phân là rất quan trọng để nuôi trồng có hiệu quả khi có sự cần mẫn chăm sóc của con người và nguồn giống tốt và trên thực tiễn nhiều loại giống tốt nhưng trồng tại môi trường không thích hợp, không được chăm sóc cũng không có hiệu quả.
Kinh nghiệm nông nghiệp:
Quan trọng nhất là nước, cây thiếu nước chắc chắn sẽ chết.
Tiếp theo là phân, không có phân, cây sẽ khó phát triển
Thứ ba là cần, sự chăm sóc của nhà nông, bắt sâu, lên liếp, tỉa lá.... cho cây đạt năng suất cao hơn
Cuối cùng là giống, giống tốt thì cây tốt, năng suất cao.
Nhì phân: Phân bón được ưu tiên thứ 2
Tam cần: Chăm chỉ, cần cù là thứ 3
Tứ giống: Giống cây trồng tốt là thứ 4
~> Nói chung câu này là: 4 ưu tiên hàng đầu khi trồng trọt
Nhất nước, nhị phân, tam cần, tứ giống
Theo kinh nghiệm của các cụ để bảo đảm có mùa gặt thành công, thửa đất hay mảnh ruộng cần hội đủ 4 điều kiện được tóm gọn trong câu: “nhất nước, nhị phân, tam cần, tứ giống.”
* “Nhất Nước”: Thứ nhất là Nước. Nước không chỉ là nước mà phải được hiểu là mảnh đất hay thửa ruộng được cầy bừa cẩn thận và có nước tưới đầy đủ.
* “Nhị Phân”: Thứ nhì là Phân Bón. Phân Bón càng được bón đúng loại, đầy đủ và đúng lúc thì càng tốt.
* “Tam Cần”: Thứ ba là Cần tức là Lao động. Lao động càng tiên tiến và càng cao về mặt kỹ thuật thì càng bảo đảm.
* “Tứ Giống”: Thứ bốn là Giống tức là Hạt giống. Hạt giống càng có năng suất cao, có sức đề kháng sâu rầy càng mạnh càng tốt
Đó là tục ngữ về kinh nghiệm sản xuất của ông cha ta gồm 4 câu có 4 chữ học ở sách sinh học lớp 6
Chúc bn học tốt
Theo kinh nghiệm của các cụ để bảo đảm có mùa gặt thành công, thửa đất hay mảnh ruộng cần hội đủ 4 điều kiện được tóm gọn trong câu: “nhất nước, nhị phân, tam cần, tứ giống.”
* “Nhất Nước”: Thứ nhất là Nước. Nước không chỉ là nước mà phải được hiểu là mảnh đất hay thửa ruộng được cầy bừa cẩn thận và có nước tưới đầy đủ.
* “Nhị Phân”: Thứ nhì là Phân Bón. Phân Bón càng được bón đúng loại, đầy đủ và đúng lúc thì càng tốt.
* “Tam Cần”: Thứ ba là Cần tức là Lao động. Lao động càng tiên tiến và càng cao về mặt kỹ thuật thì càng bảo đảm.
* “Tứ Giống”: Thứ bốn là Giống tức là Hạt giống. Hạt giống càng có năng suất cao, có sức đề kháng sâu rầy càng mạnh càng tốt.
Muốn cây phát triển xanh tốt cần:
- Thứ nhất: Nước.
- Thứ hai: Phân bón (thức ăn cho cây trồng).
- Thứ ba: Cần cù, đức tính siêng năng của người nông dân.
- Thứ tư: Giống tốt.
tham khảo:
Đất Việt ta tự hào với chiếc nôi của nền văn minh nông nghiệp sông Hồng. Trải qua bao gian khó, nhọc nhằn bên đồng ruộng, cha ông ta đã đúc rút ra kinh nghiệm quý báu để có một vụ mùa nông nghiệp bội thu:”Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Câu tục ngữ tuy ngắn gọn, súc tích nhưng đã nêu ra được bốn khâu quan trọng trong trồng trọt, cấy hái. Nước là yếu tố hàng đầu trong nông nghiệp để tưới mát cho cây, giúp cây đủ nguồn nước và ra hoa, kết trái. Những vụ mùa hạn hán, cây cối rất khó để đạt được năng suất cao. Yếu tố quan trọng thứ hai là phân bón, cây muốn phát triển tốt cần được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết và được bón đúng thời điểm. Không có phân bón, cây sẽ còi cọc và chất lượng sản phẩm sẽ thấp. Điều quan trọng thứ ba là yếu tố con người, sự cần cù chăm bón trên đồng ruộng, siêng năng học hỏi kinh nghiệm làm nông nghiệp sẽ làm nên một vụ mùa bội thu. Yếu tố cuối cùng được các tác giả dân gian nhắc đế chính là giống cây trồng, hạt giống tốt và khỏe sẽ có sức đề kháng cao, chống được sâu bệnh. Đặc biệt việc nghiên cứu và sử dụng các giống mới không chỉ cho năng suất cao mà còn tạo ra những sản phẩm chất lượng ngày càng cao. Câu tục ngữ ngắn gọn, có vần nhịp đã gợi tả được những kinh nghiệm của cha ông đã quan sát và đúc rút qua ngàn đời. Bài học ấy là “sàng khôn” cho người nông dân Việt trong phát triển nền nông nghiệp đất nước ngày một trù phú và tươi đẹp hơn.
Tục ngữ: đi một ngày đàng học một sàng khôn
giải thích:
Xã hội loài người phát triển được như ngày nay là nhờ quá trinh tìm hiểu nhận thức, tích luỹ và không ngừng nâng cao tri thức của tất cả các dân tộc trên thế giới. Tri thức rất cần thiết đối với con người. Muốn có tri thức thì phả học hỏi. Học trong sách vở, học từ thực tế cuộc sống, ông cha ta xưa kia để nhận thức rất đúng đắn về sự cần thiết của việc mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết đối với mỗi người nên đã khuyên nhủ, động viên con cháu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
Xã hội Việt Nam trước đây là xã hội phong kiến còn nhiều bảo thủ, lạc hậu. Người dân quanh năm suốt tháng chỉ quanh quẩn trong luỹ tre xanh, ranh giới của cộng đồng làng xã. Có người suốt đời chẳng bước ra khỏi cổng làng, số người được đi xa để ăn học hoặc làm việc rất hiếm hoi. Vì vậy, trình độ hiểu biết của mọi người nói chung rất thấp vá khó mà mở rộng hoặc nâng cao lên được.
Tuy vậy, trong sự ràng buộc của tư tưởng bảo thủ, lạc hậu, vẫn loé lên những tia sáng nhận thức về sự cần thiết phải học hỏi để nâng cao hiểu biết. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Chỉ cần đi một ngày đàng (ý nói thời gian ít ỏi và quãng đường không xa là bao so với nơi ta sinh sống) thì ta đã học được một sàng khôn. Đây là hình ảnh cụ thể, gần gũi được dùng để thể hiện một khái niệm trừu tượng là sự hiểu biết của con người. Nếu chịu khó đi xa thì ta sẽ học được nhiều bài học bổ ích trong cuộc đời, bởi trên khắp các nẻo đường đất nước, nơi nào cũng có vô vàn những điều hay, điều lạ.
Để động viên tinh thần học hỏi của con cháu, ông cha xưa đã có những câu ca dao nội dung tương tự như câu tục ngữ trên: Làm trai cho đáng nên trai. Phú Xuân cùng trải, Đồng Nai cũng từng; Làm trai đi đó đi đây, Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn. Điều đó chứng tỏ ông cha ta đã nhận thức được việc đi xa để học hỏi là điều quan trọng, cần thiết và đáng khuyến khích.
Trình độ hiểu biết tạo điều kiện cho ta làm việc tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn, giúp ích cho gia đình, xã hội được nhiều hơn. Hiểu biết càng nhiều, con người càng có cách xử thế đủng đắn trong quan hệ gia đình và xã hội.
Trong giai đoạn đổi mới hiện nay, việc học tập để mở mang nhận thức va hiểu biết của mỗi người càng trở nên cấp bách. Muốn xoá bỏ tình trạng lạc hậu, muốn rút ngắn sự cách biệt giữa nước ta và các nước phát triển trên thế giới, chúng ta chỉ có một con đường là học: Học, học nữa, học mãi như lời Lênin đã dạy. Vấn đề đặt ra là phải học những điều hay, lẽ phải, những điều thiết thực, bổ ích cho sự nghiệp xây dựng đất nước. Không nên học theo điều dở, điều xấu, có hại đến bản thân, gia đình và xã hội.
Hiện nay, việc đi đó đi đây không còn là chuyện hiếm có như ngày xưa. Ai cũng có quyền tự do đi lại, học hành, kể cả ra nước ngoài. Học hỏi bằng con đường tham quan, du lịch; học hỏi bằng con đường du học... Nhưng mục đích cuối cùng vẫn là để tiếp thu những kinh nghiệm, những kiến thức khoa học mới mẻ, tiên tiến của nhân loại, nhằm phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển Việt Nam thành một đất nước giàu mạnh mà vẫn giữ được bản sắc và truyền thống dân tộc.
Học hỏi không phải là chuyện ngày một, ngày hai mà là chuyện của cả đời người. Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở cuộc sống. Việc nâng cao hiểu biết là rất quan trọng và cần thiết đối với mỗi người. Vì vậy chúng ta phải có mục đích và phương pháp học tập đúng đắn để đạt được hiệu quả cao. Có tri thức, chúng ta mới làm chủ được bản thân, mới đóng góp hữu ích cho gia đình, xã hội. Học vấn làm đẹp con người - đó cũng là điều ông cha muốn nhắn gửi đến chúng ta. Câu tục ngữ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn là lời khuyên quý báu của người xưa; đến nay nó vẫn là bài học quý báu đối với tuổi trẻ trên con đường tạo dựng sự nghiệp.
hok tốt
#~DCT3,14~
1. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
Giải thích : Quan trọng nhất là nước, cây thiếu nước chắc chắn sẽ chết. Tiếp theo là phân, không có phân, cây sẽ khó phát triển. Thứ ba là cần, sự chăm sóc của nhà nông bắt sâu, tỉa lá,.... cho cây đạt năng suất cao hơn. Cuối cùng là giống, giống tốt thì cây tốt, năng suất cao.
2. Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn
Giải thích : Có nghĩa là công trồng cây chưa quyết định được năng suất và chất lượng cây trồng. Muốn cây sinh trưởng tốt, đạt năng suất thì phải phụ thuộc vào kĩ thuật chăm sóc cây. Ở đây muốn nhấn mạnh tác dụng của công việc chăm sóc cây trồng là rất lớn.
3. Tấc đất tấc vàng
Giải thích : Qua câu tục ngữ, nhân dân ta khuyên nhủ mọi người biết quan tâm bảo vệ, giữ gìn đất, không được làm cho ruộng đất, vườn tược,... bị bạc màu, khô xác, cằn cỗi. Không ai được lãng phí hoặc bỏ hoang đất.
Chúc bạn học tốt, nhớ tick cho mình nhé
1. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
Cây sinh trưởng phần lớn là do nước,tùy từng loại cây cần nhiều ít,nhưng nếu độ ẩm vừa phải cho từng chủng loại thì cây sẽ phát triển mạnh .Điều kiện quan trọng đầu tiên của cây trồng là nước bạn ạ .
Điều kiện thứ 2 là phân bón , bón đúng lúc hợp thời vụ sẽ có kết quả tốt cho cây.
Điều kiện thứ 3 là công lao chăm sóc ,cần cù cần mẫn chăm chỉ trông nom .
Điều kiện quan trọng thứ 4 nữa mới đến giống,nếu tốt giống thì cây sẽ sinh trưởng phát triển tốt .
2. Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn.
công trồng cây chưa quyết định được năng suất và chất lượng cây trồng. Muốn cây sinh trưởng tốt, đạt năng suất cao thì phải phụ thuộc vào kĩ thuật chăm sóc cây. Ở đây muốn nhấn mạnh tác dụng của công việc chăm sóc cây trồng là rất lớn
3. Tấc đất tấc vàng
Câu tục ngữ vừa nêu lên giá trị của đất, vừa khuyên mọi người phải có ý thức bảo vệ, giữ gìn đất đai, ra sức chăm bón ruộng vườn ngày thêm màu mỡ:đất là vàng, đất quý như vàng, đất quý hơn vàng
tham khảo:
Đó là thứ tự cần thiết khi trồng lúa nước để được bội thu . Nhất nước là nước là quang trọng bậc nhất , nhì phân là thứ hai là phân bón phải bón đủ đạm và bón đúng thời điểm , tam cần là thứ 3 cần sự chăm sóc của nông nhân , phải phun thuuốc diệt cỏ đúng thời điểm và thăm đồng thường xuyên để phát hiện sâu rầy để phun thuốc bảo vệ , tứ giống là thứ 4 là lúa giống phải thích hợp với thổ nhưỡng và kịp thời vụ. Đó là 4 điều cần thiết khi trồng lúa nước để có mùa bội thu .
tham khảo:
Đó là thứ tự cần thiết khi trồng lúa nước để được bội thu . Nhất nước là nước là quang trọng bậc nhất , nhì phân là thứ hai là phân bón phải bón đủ đạm và bón đúng thời điểm , tam cần là thứ 3 cần sự chăm sóc của nông nhân , phải phun thuuốc diệt cỏ đúng thời điểm và thăm đồng thường xuyên để phát hiện sâu rầy để phun thuốc bảo vệ , tứ giống là thứ 4 là lúa giống phải thích hợp với thổ nhưỡng và kịp thời vụ. Đó là 4 điều cần thiết khi trồng lúa nước để có mùa bội thu
“Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống": liệt kê ra 4 yếu tố quan trọng của nhân dân ta trong việc trồng trọt, nước là quan trọng nhất, tiếp đến là phân bón và sự ân cần, cần cù chăm sóc của con người, cuối cùng là giống loài cây trồng.