Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là gì?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Ẩn dụ là gọi tên sự vật , sự việc , hiện tượng , ... này bằng tên sự vật , hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm làm tăng sức gợi hình , gợi cảm cho sự diễn đạt
- Ẩn dụ cách thức là sự chuyển đổi tên gọi về cách thức thực hiện , hành động khi giữa chúng có nét tương đồng.
- Ẩn dụ phẩm chất là sự chuyển đổi tên gọi giữa những sự vật , hiện tượng có nét tương đồng với nhau ở một vài điểm nào đó về phẩm chất.
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là sự chuyển đổi tên gọi giữa những sự vật , hiện tượng có nét tương đồng với nhau về cảm giác, Loại ẩn dụ này thường kết hợp với các từ chỉ cảm giác loại này với cảm giác loại khác.
Ẩn dụ hình thức: Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da
Cách thức:Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Phẩm chất: Thấy 1 mặt trời trong lăng rất đỏ
Cảm giác: Cát lại vàng giòn
Ánh nắng chảy đầy vai
- Ẩn dụ hình thức: Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười, ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
- Ẩn dụ cách thức: Áo đỏ em đi giữa phố đông,
Cây xanh như cũng ánh theo hồng.
Em đi lửa thắp trong bao mắt,
Anh đứng thành tro em biết không?
- Ẩn dụ phẩm chất: Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao-Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác : - Ẩn dụ phẩm chất:
Em thấy cả trời sao Anh đội viên nhìn Bác
Xuyên qua từng kẽ lá Càng nhìn lại càng thương
Em thấy cơn mưa rào Người Cha mái tóc bạc
Ướt tiếng cười của bố. Đốt lửa cho anh nằm
Tick giùm mik nha ! Mới vào học à! chưa có điểm nào hết.
Em tham khảo:
Có 4 kiểu ẩn dụ thường gặp là
a) Ẩn dụ hình thức
VD: Về thăm quê Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.
b) Ẩn dụ cách thức
VD: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
c) Ẩn dụ phẩm chất
VD: Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.
d) Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
VD: Nhìn thấy ớn, nghe mệt, nói ngọt, giọng chua lè, thơm điếng cả mũi,...
+ Ẩn dụ phẩm chất:
Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
+ Ẩn dụ hình thức:
Về thăm nhà Bác làng sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng
(trong ví dụ này, còn có cả ẩn dụ cách thức “thắp”: nở hoa)
+ Ẩn dụ cách thức:
Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:
Một tiếng chim kêu sáng cả rừng
1)ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:
Nắng vàng giòn chảy đầy sân nhà em.
MÌNH TỊT RỒI
Tìm những ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong các câu văn, câu thơ dưới đây và nên lên tác dụng của những ẩn dụ ấy trong việc miêu tả sự vật, hiện tượng.
a) Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai.
(Hoàng Trung Thông)
b) Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.
(Trần Đăng Khoa)
d) Em thấy cả trời sao
Xuyên qua từng kẽ lá
Em thấy cơn mưa rào
Ướt tiếng cười của bố.
(Phan Thế Cải)
Bài làm:
Các từ ngữ ẩn dụ:
- (Mùi hồi chín) chảy
=> thể hiện được cụ thể hơn, rõ ràng hơn cái đắm say, ngây ngất của mọi người khi ngửi thấy mùi hồi chín.
- (Ánh nắng) chảy;
=> sự chuyển đổi này giúp gợi tả sinh động hình ảnh của nắng, nắng không còn đơn thuần là "ánh sáng" mà còn hiện ra như là một "thực thể" có thể cầm nắm, sờ thấy.
- (Tiếng rơi) rất mỏng;
=> cái nhẹ của tiếng lá rơi được gợi tả tinh tế, trở nên có hình khối cụ thể (mỏng - vốn là hình ảnh của xúc giác) và có dáng vẻ (rơi nghiêng - vốn là hình ảnh của thị giác).
- Ướt (tiếng cười).
=> gợi tả được tiếng cười của người bố qua sự cảm nhận của tâm hồn trẻ thơ hồn nhiên.
Các hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ở trên cho thấy: với kiểu ẩn dụ này, không những đối tượng được miêu tả hiện ra cụ thể (ngay cả đối với những đối tượng trừu tượng) mà còn thể hiện được nét độc đáo, tinh tế trong sự cảm nhận của người viết, những liên tưởng, bất ngờ, thú vị là sản phẩm của những rung động sâu sắc, sự nhạy cảm, tài hoa.
Tìm những ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong các câu văn, câu thơ dưới đây và nên lên tác dụng của những ẩn dụ ấy trong việc miêu tả sự vật, hiện tượng.
a) Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai.
(Hoàng Trung Thông)
b) Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.
(Trần Đăng Khoa)
d) Em thấy cả trời sao
Xuyên qua từng kẽ lá
Em thấy cơn mưa rào
Ướt tiếng cười của bố.
(Phan Thế Cải)
Bài làm:
Các từ ngữ ẩn dụ:
- (Mùi hồi chín) chảy
=> thể hiện được cụ thể hơn, rõ ràng hơn cái đắm say, ngây ngất của mọi người khi ngửi thấy mùi hồi chín.
- (Ánh nắng) chảy;
=> sự chuyển đổi này giúp gợi tả sinh động hình ảnh của nắng, nắng không còn đơn thuần là "ánh sáng" mà còn hiện ra như là một "thực thể" có thể cầm nắm, sờ thấy.
- (Tiếng rơi) rất mỏng;
=> cái nhẹ của tiếng lá rơi được gợi tả tinh tế, trở nên có hình khối cụ thể (mỏng - vốn là hình ảnh của xúc giác) và có dáng vẻ (rơi nghiêng - vốn là hình ảnh của thị giác).
- Ướt (tiếng cười).
=> gợi tả được tiếng cười của người bố qua sự cảm nhận của tâm hồn trẻ thơ hồn nhiên.
Các hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ở trên cho thấy: với kiểu ẩn dụ này, không những đối tượng được miêu tả hiện ra cụ thể (ngay cả đối với những đối tượng trừu tượng) mà còn thể hiện được nét độc đáo, tinh tế trong sự cảm nhận của người viết, những liên tưởng, bất ngờ, thú vị là sản phẩm của những rung động sâu sắc, sự nhạy cảm, tài hoa.
a.Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà.
=> Ẩn dụ được chuyển đổi từ ''tiếng thơ'', cảm giác tiếng thơ làm cho cây cối và nắng thêm phần rực rỡ
b.Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ
Cục ...cục tác ...cục ta
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.
=> Ẩn dụ được chuyển đổi từ ''tiếng gà nhảy ổ'', tiếng gà làm cho người nghe trở về tuổi thơ, chân hết mỏi và nắng như chuyển động
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là hình thức tu từ dựa trên các đặc tính riêng biệt của sự vật nhất định. Được nhận biết bằng một giác quan tuy nhiên lại được đặc tả bằng câu từ cho các gian quan khác. Nói cách khác, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là dựa trên sự giống nhau về cảm giác. Chuyển đổi từ hình thái cảm giác này sang hình thái cảm giác khác.
- Ba câu thơ cuối của của khổ 1 trong bài thơ "Tiếng gà trưa" sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy thính giác (nghe) thay cho thị giác (thấy)
"Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ"
Động từ "nghe" được lặp lại ở đầu mỗi dòng thơ có tác dụng đem lại ấn tượng như tiếng gà ngưng lại, làm xao động không gian, xao động lòng người.