Câu 2. Các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp là:A. Tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khí hậu và tài nguyên sinh vật.B. Dân cư và lao động nông thôn, tài nguyên đất, nước, khí hậu và sinh vật.C. Dân cư và lao động nông thôn, cơ sở vật chất - kĩ thuật, chính sách phát triển của Nhà nước, thị trường trong và ngoài nước.D. Cơ sở vật chất - kĩ thuật, chính sách...
Đọc tiếp
Câu 2. Các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp là:
A. Tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khí hậu và tài nguyên sinh vật.
B. Dân cư và lao động nông thôn, tài nguyên đất, nước, khí hậu và sinh vật.
C. Dân cư và lao động nông thôn, cơ sở vật chất - kĩ thuật, chính sách phát triển của Nhà nước, thị trường trong và ngoài nước.
D. Cơ sở vật chất - kĩ thuật, chính sách phát triển của Nhà nước, tài nguyên đất, nước.
Câu 3. Khu vực có diện tích đất phù sa lớn nhất nước ta là:
A. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Vùng Đồng bằng sông Hồng.
C. Các vùng Trung du và miền núi.
D. Các đồng bằng ở Duyên hải miền Trung.
Câu 4. Hạn chế của tài nguyên nước ở nước ta là:
A. Chủ yếu là nước trên mặt, nguồn nước ngầm không có.
B. Phân bố không đều trong năm gây lũ lụt và hạn hán.
C. Phân bố không đều giữa các vùng lãnh thổ.
D. Khó khai thác để phục vụ nông nghiệp vì hệ thống đê ven sông.
Câu 5. Em hãy vẽ sơ đồ hệ thống cơ sở vật chất - kĩ thuật trong nông nghiệp
Câu 1: Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa
1. Khí áp
- Khu áp thấp: thường mưa nhiều.
- Khu áp cao: thường mưa ít hoặc không mưa (vì không khí ẩm không bốc lên được, không có gió thổi đến mà có gió thổi đi).
2. Frông
Miền có frông, nhất là dải hội tụ đi qua, thường mưa nhiều.
3. Gió
- Gió mậu dịch: mưa ít.
- Gió tây ôn đới thổi từ biển vào gây mưa nhiều (Tây Âu, tây Bắc Mĩ).
- Miền có gió mùa: mưa nhiều (vì một nửa năm là gió thổi từ đại dương vào lục địa)
4. Dòng biển
Tại vùng ven biển
- Dòng biển nóng đi qua: mưa nhiều (không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang vào lục địa).
- Dòng biển lạnh: mưa ít.
5. Địa hình
- Cùng một sườn núi đón gió: càng lên cao, nhiệt độ giảm, mưa nhiều và sẽ kết thúc ở một độ cao nào đó.
- Cùng một dãy núi sườn đón gió ẩm: mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít.
Câu 2: Hậu quả của việc gia tăng dân số:
Gây sức ép nặng nề đối với việc phát triển kinh tế, xã hội, môi trường.
- Kinh tế: GDP/người thấp, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm,...
- Xã hội: gia tăng tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm; gây sức ép lên các vấn đề giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội...
- Môi trường: tài nguyên bị khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm suy thoái (đất, nước, không khí).
Liên hệ với Việt Nam: thất nghiệp nặng nề, quá tải trường học, bệnh viện, sông ngòi ô nhiễm...