Quan sát hình 29.3, nêu ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng của mỗi sinh vật.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với các sinh vật ở trong hình:
- Cây hoa cúc: Nhiệt độ ảnh hưởng đến khả năng ra hoa của cây hoa cúc. Cụ thể, cây không ra hoa khi nhiệt độ lớn hơn 30oC hoặc ra hoa chậm khi nhiệt độ dưới 12oC.
- Rùa ấp trứng: Nhiệt độ ảnh hưởng đến tỉ lệ giới tính của con non. Cụ thể, ở nhiệt độ 28,5oC thì tỉ lệ con đực và cái xấp xỉ nhau; dưới 25oC thì đa số là con đực; trên 30oC thì đa số là con cái.
- Cá chép: Nhiệt độ ảnh hưởng đến khả năng đẻ trứng. Cụ thể, cá chép chỉ đẻ trứng khi nhiệt độ trên 15oC.
- Rau cải: Nhiệt độ thấp ảnh hưởng đến sự ra hoa của cây rau cải. Cụ thể, cây rau cải ra hoa nhiều hơn khi trải qua nhiệt độ thấp của mùa đông.
Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với các sinh vật ở trong hình:
- Cây hoa cúc: Nhiệt độ ảnh hưởng đến khả năng ra hoa của cây hoa cúc. Cụ thể, cây không ra hoa khi nhiệt độ lớn hơn 30oC hoặc ra hoa chậm khi nhiệt độ dưới 12oC.
- Rùa ấp trứng: Nhiệt độ ảnh hưởng đến tỉ lệ giới tính của con non. Cụ thể, ở nhiệt độ 28,5oC thì tỉ lệ con đực và cái xấp xỉ nhau; dưới 25oC thì đa số là con đực; trên 30oC thì đa số là con cái.
- Cá chép: Nhiệt độ ảnh hưởng đến khả năng đẻ trứng. Cụ thể, cá chép chỉ đẻ trứng khi nhiệt độ trên 15oC.
- Rau cải: Nhiệt độ thấp ảnh hưởng đến sự ra hoa của cây rau cải. Cụ thể, cây rau cải ra hoa nhiều hơn khi trải qua nhiệt độ thấp của mùa đông.
Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật:
- Mỗi loại sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiêt độ và môi trường thích hợp. Nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao có thể làm cho quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật bị chậm lại hoặc bị chết. Một số sinh vật có hiện tượng “nghỉ sinh trưởng” do tác động của nhiệt độ như động vật ngủ đông, cây rụng lá vào mùa đông.
- Ở thực vật, nhiệt độ ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt, sự lớn lên của cây, ra hoa,…
- Ở động vật, nhiệt độ ảnh hưởng đến chu kì sống, tỉ lệ của trứng, tỉ lệ giới tính,…
- Quan sát hình 35.1 ta thấy, hạt là nguồn cung cấp auxin (AIA) cho quả phát triển.
+ Quả được tạo ra do thụ tinh bình thường có kích thước quả lớn.
+ Quả bị loại bỏ hạt và xử lí AIA ngoại sinh có kích thước tương đương với quả tạo ra do thụ tinh bình thường.
+ Quả bị loại bỏ hạt và không xử lí AIA có kích thước quả nhỏ hơn rất nhiều so với quả tạo ra do thụ tinh bình thường.
→ Auxin (AIA) kích thích sinh trưởng làm tăng kích thích quả dâu tây.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản của sinh vật là một số yếu tố môi trường như ánh sáng, nhiệt độ, gió, độ ẩm, thức ăn và yếu tố bên trong cơ thể như hormone sinh sản, di truyền.
- Nhiệt độ ảnh hưởng sâu sắc đến tốc độ phản ứng hóa học, sinh hóa học trong tế bào.
- Đặc điểm:
+ Vi sinh vật ưa lạnh thường sống ở các vùng Nam Cực, Bắc cực, các đại dương, sinh trưởng tối ưu ở nhiệt độ nhỏ hơn hoặc bằng 150C. Các enzim, các protein vận chuyển chất dinh dưỡng và các riboxom hoạt động bình thường ở nhiệt độ thấp. Màng sinh chất của chúng chứa nhiều axit béo không no nên ở nhiệt độ thấp màng vẫn duy trì ở trạng thái bán lỏng, nếu nhiệt độ trên 200C màng sinh chất bị vở.
+ Vi sinh vật ưa ấm sống trong đất, nước, cơ thể người và gia súc, vsv gây hư hỏng đồ ăn, thức uống, nhiệt độ sinh trưởng tối ưu là 20-400C.
+Vi sinh vật ưa nhiệt thường sống ở các đống phân ủ, đống cỏ khô tự đốt nóng và các suối nước nóng. Sinh trưởng tối ưu ở 55-650C, hoạt động của các enzim và riboxom của chúng thích ứng ở nhiệt độ cao. Đa số là vi khuẩn, nấm, tảo.
+ Vi sinh vật ưa siêu nhiệt thường ở vùng nóng bỏng của biển hoặc đáy biển, nhiệt độ sinh trưởng tối ưu 85 – 1100C.
Tham khảo:
- Nước và độ ẩm không khí: là nguồn nguyên liệu cung cấp cho quá trình quang hợp và các hoạt động trao đổi chất khác của cây. Tùy theo đặc điểm sinh lí của từng loại thực vật mà có nhu cầu nước khác nhau.
- Nhiệt độ: ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng của cây. Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng của cây nhiệt đới là 25 - 35 độ C.
- Ánh sáng: có ảnh hưởng đến quá trình quang hợp và sự tích lũy các chất trong cây. Ánh sáng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của thân mầm và phân hóa mầm hoa.
- Đất và dinh dưỡng khoáng: thực vật cần cung cấp đầy đủ các nguyên tố thiết yếu đa lượng và vi lượng, nếu thiếu các nguyên tố này đều làm cho quá trình sinh trưởng bị ức chế, cây sinh trưởng chậm và năng suất giảm.
- Độ pH ảnh hưởng tới tính thấm qua màng, hoạt động chuyển hóa vật chất trong tế bào, hoạt tính enzim, sự hình thành ATP…
-Vi sinh vật ưa trung tính: sinh trưởng tốt ở pH 6-8, ngừng sinh trưởng ở pH dưới 4 và trên 9 vì các ion H+ và OH- kìm hãm hoạt động của các enzim trong tế bào, đa số vi khuẩn và động vật nguyên sinh.
- Vi sinh vật ưa axit: pH 4-6, các ion H+ làm bền màng sinh chất của chúng nhưng không tích lũy bên trong tế bào, do đó pH nội bào vẫn duy trì gần trung tính. Số ít vi khuẩn và đa số nấm ưa axit, 1 số vi khuẩn ở đất mỏ (pH 2-3), suối nóng axit (pH 1-3).
- Vi sinh vật ưa kiềm sinh trưởng ở pH lớn hơn 9, đôi khi 11, có ở các hồ và đất kiềm, chúng duy trì pH nội bào gần trung tính nhờ khả năng tích lũy các ion H+ từ bên ngoài.
- Thức ăn có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật vì: Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn là nguyên liệu cho quá trình tổng hợp các chất trong cơ thể từ đó làm tăng số lượng và kích thước tế bào, hình thành các cơ quan và hệ cơ quan. Các chất dinh dưỡng còn là nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của động vật thông qua hô hấp tế bào.
- Nhiệt độ xuống thấp (trời rét) lại có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật vì:
+ Đối với động vật biến nhiệt là những động vật có nhiệt độ cơ thể biến đổi theo nhiệt độ môi trường. Khi nhiệt độ môi trường xuống thấp (trời rét) làm thân nhiệt của động vật giảm thep. Khi đó, các quá trình chuyển hóa trong cơ thể giảm, thậm chí bị rối loạn; các hoạt động sống của động vật như sinh sản, kiếm ăn,…giảm. Vì thế quá trình sinh trưởng và phát triển chậm lại.
+ Đối với động vật biến nhiệt là những động vật có nhiệt độ cơ thể duy trì ổn định so với nhiệt độ môi trường thông qua các cơ chế điều hòa nhiệt độ trong cơ thể. Khi nhiệt độ môi trường xuống thấp (trời rét), do thân nhiệt cao hơn nhiều so với nhiệt độ môi trường nên động vật mất rất nhiều nhiệt vào môi trường xung quanh. Để bù lại số lượng nhiệt đã mất và duy trì thân nhiệt ổn định, cơ chế chống lạnh được tăng cường, quá trình chuyển hóa ở tế bào tăng lên, các chất oxi hóa nhiều hơn. Nếu không được ăn đầy đủ để bù lại các chất đã bị oxi hóa (tăng khẩu phần ăn so với ngày bình thường) động vật sẽ bị sút cân và đễ mắc bệnh, thậm chí có thể chết. Tuy nhiên vào những ngày trời rét, nếu được ăn uống đầy đủ, động vật sẽ tăng cân do cơ thể tăng cường chuyển hóa và tích lũy các chất dự trữ để chống rét.
- Cho trẻ nhỏ tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều tối (khi ánh sáng yếu) sẽ có lợi cho sinh trưởng và phát triển của chúng vì tắm nắng cho trẻ khi ánh sáng yếu giúp đẩy mạnh quá trình hình thành xương của trẻ. Tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D. Vitamin D có vai trò chuyển hóa canxi để
- Hình (a): Nhiệt độ có ảnh hưởng đến chu kì sống của ruồi giấm. Ở nhiệt độ 25oC, chu kì sống là 10 ngày, còn ở nhiệt độ 18oC thì chu kì sống kéo dài hơn 17 ngày. Điều đó chứng tỏ, ở 25oC, ruồi giấm sinh trưởng và phát triển nhanh hơn ở 18oC.
- Hình (b): Cá rô phi chỉ sống được ở nhiệt độ trong khoảng 5,6oC - 42oC. Ngoài khoảng này (tức là dưới 5,6oC hoặc trên 42oC), cá sẽ bị chết.