Chia sẻ cùng bạn bè về kỉ niệm với những người thân trong gia đình mà em nhớ nhất.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hồi nhỏ tôi hay được mẹ cho chơi trò “giã gạo”, mỗi lần được mẹ nhấc bổng lên tôi lại cảm thấy rất vui và cười khúc khích. Cả nhà thấy tôi được mẹ nâng lên hạ xuống và cười nắc nẻ như vậy cùng cười rộ lên và vỗ tay cùng trêu đùa với mẹ con tôi.
Ngày đầu tiên đi học ở lớp mẫu giáo, em đã khóc rất nhiều và nhất định không chịu học. Cô và mẹ phải dỗ mãi em mới ngồi yên. Đến giữa buổi, có thể hòa nhập được thì mẹ mới đi về, nhìn ra không thấy mẹ đâu, em đã bỏ lớp và chạy một mạch về nhà. Mẹ nhìn em hốt hoảng, lại vội vàng dẫn em đến lớp và ngồi ở cổng đợi em cho tới hết buổi học. Đã 7 năm trôi qua, em vẫn nhớ như in khoảnh khắc ấy và thấy thương mẹ vô cùng.
Mở đoạn:
- Giới thiệu người mẹ của mình.
Thân đoạn:
Làm rõ các ý sau:
- Tả mẹ:
+ dáng người mẹ như thế nào,
+ làn da mái tóc mẹ ra sao,
+ lời nói hành động của mẹ thường ngày như thế nào
-> từ đó nói lên tính cách của mẹ, mẹ là người phụ nữ như thế nào (theo suy nghĩ của mình)
+ điều mà mình thích nhất ở mẹ là gì?
--> Nêu lên cảm xúc, tình cảm mình dành cho mẹ.
- Giới thiệu hoàn cảnh, địa điểm, thời gian xảy ra kỉ niệm của mình với mẹ (ví dụ: một buổi đi bán hàng cùng mẹ)
- Tả bầu trời, khung cảnh lúc đó.
- Kể việc mẹ làm: sắp đồ, bán đồ,....
- Kể việc mình giúp mẹ những gì,....
- Nêu lên suy nghĩ của mình sau khi xong việc:
+ Cảm thấy mệt mỏi,....
- Nêu lên tình cảm dành cho mẹ:
+ Em càng thấy thương mẹ hơn, sẽ cố gắng học hành chăm chỉ sau này cho mẹ cuộc sống vui vẻ hạnh phúc không phải làm việc cực nhọc như vậy.
+ .....
Kết đoạn:
- Khẳng định lại câu chuyện: đó là kỉ niệm sâu sắc nhất đời em,...
- Khẳng định lại tình cảm của mình dành cho mẹ.
- Gửi lờ nhắn nhủ đến mọi người rằng nên yêu thương mẹ như thế nào qua đoạn văn.
* Những việc em đã và sẽ làm để bảo quản đồ dùng gia đình:
- Tắt các thiết bị điện nếu như không sử dụng.
- Gấp quần áo, phân chia gọn gàng vào tủ.
- Giúp mẹ lau dọn nhà cửa.
- Dọn dẹp nhà vệ sinh thường xuyên.
* Mỗi ngày, em sẽ cùng với mọi người trong gia đình thực hiện đúng cách bảo quản đồ dùng gia đình.
* Hãy quan sát bạn bè, người thân trong việc bảo quản đồ dùng gia đình. Nếu như làm sai hoặc chưa có trách nhiệm trong việc bảo quản đồ dùng gia đình thì em cần nhắc nhở và đưa ra lời khuyên hợp lí.
Có thể chọn kỉ niệm đáng nhớ bất kì:
- Mừng đại thọ của ông/bà.
- Ngày sinh nhật đáng nhớ của mẹ.
- Cả nhà cùng nhau đi du lịch nước ngoài.
- Ngày đó, cả nhà được lên TV.
- Mùa tết 2022 của nhà mình.
-v.v.v...
Chia sẻ về một lần em đã giữ lời hứa hoặc không giữ lời hứa với bạn bè và người thân trong gia đình.
Hướng dẫn:
- Giữ lời hứa: Em hứa với mẹ sẽ dọn dẹp phòng của mình và gấp lại tủ quần áo vào ngày cuối tuần. Em đã dậy sớm vào ngày chủ nhật để hoàn thành nhiệm vụ đó.
- Không giữ lời hứa: Em hứa sẽ đọc truyện cho em gái em nghe vào tối thứ bảy. Nhưng hôm đó bạn em rủ em đi chơi, và em quên mất lời hứa với em gái em. Em gái em rất buồn và đã khóc. Em nhận ra bản thân mình đã không giữ lời hứa với em gái mình. Em sẽ rút kinh nghiệm, sẽ không thất hứa với em gái em nữa.
Tham khảo!
Mẹ là người cho em tình thương yêu vô hạn nhưng bà cũng cho em những tình yêu thương, tình bà cháu kính yêu tôn trọng. Ở trong nhà em hợp nhất với bà chính vì thế mà em có chuyện gì cũng kể với bà chứ không phải là mẹ. bà cho em một tuổi thơ êm đềm nhưng cũng đầy dữ dội. Cái dữ dội ấy không phải là khổ sở hay đau đớn mà là nghịch ngợm trên những cánh đồng quê hương.
Bà luôn cho em những tình yêu thương nhất, ngày còn bé cho đến tận bây giờ em không thể nào quên những kỉ niệm về bà. Từ khi em còn là một đứa đi học mẫu giáo bà đã sắm cho em đôi quần chíp để mặc. Vì mẹ em bận làm cho nên không quan tâm đến những vấn đề đó lắm. Tóc bà cũng cắt cho em, có thể nói tuổi thơ gắn liền với những kỉ niệm về bà. bà làm thay hết những công việc của mẹ em lo cho chúng em từ cái ghim kẹp tóc trở đi.
Nhớ những lần sáng sớm ra đòi bà mua quà những chiếc bánh rán năm trăm đồng ba chiếc. Khi ấy đồng tiền nó mới có giá trị làm sao. Quần áo bà mua cho em, mái tóc bà cắt cho em nốt. Bà em như một nhà tạo mẫu tóc chuyên nghiệp nhưng chỉ có một kiểu tóc duy nhất đó là tóc tiếng. Lũ trẻ con quê chúng em từ những đứa sạch cho đến những đứa bẩn đều có chấy. Chính vì thế mà bà phải cắt tóc ngắn cho chấy đỡ đẻ nhiều. Nhớ những buổi trưa ngồi trên bậu cửa bà bới tóc bắt từng con chấy cho vào răng cắn đến cậc một cái. Tuổi thơ em giữ dội là thế.
Mấy bà cháu sau những bữa em thường nằm quây quần bên nhau nghe bà kể chuyện ngày xưa. Bà lại trêu chúng em “Cấm cười cấm nói cấm gọi cấm thưa, cấm cửa nhà vua, ba phèo chín đấm”. Khi ấy đứa nào mà nhúc nhích là bà sẽ cù ki cho cười sặc mới thôi. Thằng em trai em sợ khủng long bà cứ dọa nó mỗi khi nó hư. Có lần gần sáng nhưng em vẫn xuống bô của bà ở cuối giường để tiểu. Ấy thế mà lúc ấy bà trêu thằng em rằng khủng long kìa. Em vội chạy lên làm đứt cả màn của bà.
Không những thế bà còn là một người khá nghiêm khắc nữa. Những lúc có khách mà chúng em đùa nhau nhộn quá bà thường phạt góc chúng em. Bà yêu thương chúng em như thế nhưng cũng rất nghiêm để dạy cho những em điều hay lẽ phải.
Đến bây giờ em vẫn không thể nào quên những kỉ niệm ấy. Bà của em bây giờ đã già rồi, mắt đã mờ, chân tay đã chậm và trí nhớ cũng không còn được minh mẫn như trước nữa nhưng những câu chuyện cổ tích vẫn theo bà, theo chúng em cho đến tận bây giờ.