6. Những vẻ đẹp nào của quê hương được thể hiện xuyên suốt trong bốn bài ca dao trên? Qua đó, tác giả dân gian thể hiện tình cảm gì với quê hương, đất nước? Dựa vào đâu, em nhận định như vậy?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Bốn bài ca dao trên đã thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, con người, truyền thống lịch sử đấu tranh, văn hoá của mỗi vùng đất.
- Qua đó tác giả thể hiện tình cảm yêu mến, trân trọng, sự tự hào về quê hương, đất nước.
- Dựa vào những hình ảnh, từ ngữ, giọng điệu, biện pháp nghệ thuật được các tác giả dân gian thể hiện qua từng bài ca dao.
- Bài ca dao số 2 đã giới thiệu về đẹp về truyền thống giữ nước của dân tộc, tác giả dân gian đã giới thiệu địa danh lịch sử, gắn với những chiến công lịch sử oanh liệt của dân tộc.
- Cảm xúc của tác giả dân gian là niềm tự hào, yêu mến đối với dân tộc.
Tham khảo!
Bài ca dao số 2 đã giới thiệu về một vẻ đẹp khác của quê hương, đó là vẻ đẹp về truyền thống giữ nước của dân tộc, tác giả dân gian đã giới thiệu địa danh lịch sử, gắn với những chiến công lịch sử oanh liệt của dân tộc (ba lần phá tan quân xâm lược trên sông Bạch Đằng, cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn chiến thắng giặc Minh). Qua đó, đã thể hiện niềm tự hào và tình yêu với quê hương đất nước.
Trải qua bốn nghìn năm lịch sử, tác giả nhân dân đã nhận thức được cái đẹp cái toàn mĩ của quê hương, đất nước bằng cả trái tim của mình. Những tình cảm cao đẹp đó đã ăn sâu vào tâm hồn của họ, từ đó những tâm tình của người lao động đã được gửi gắm vào những câu ca dạo tục ngữ. Đó là sự thương nhớ, vấn vương quê hương mỗi khi đi xa xứ, là vẻ đẹp của người lao động cần cù, niềm tự hào non sống đất nước với những nét đẹp cổ kính ngàn đời,…Tình yêu đất nước trong các câu ca dao không sôi nổi nhưng lại dạt dào như mạch suối ngầm chảy âm ỉ, chảy mãi, niềm tự hào về non sông đất nước được khơi gợi qua từng câu chữ, nét bút.
- Hình ảnh các miền quê hiện lên trong các bài ca dao rất phong phú:
+ vẻ dẹp thơ mộng, tưởng như mơ màng, lặng lẽ nhưng ẩn chứa sức sống bền bỉ, mãnh liệt của Hồ Tây;
+ con đường lên xứ Lạng sơn thủy hữu tình;
+ con đò trên sông Hương và những miền quê xứ Huế êm đềm, …
- Dù viết về những miền quê khác nhau (Hà Nội, Lạng Sơn, Huế), miêu tả những phong cảnh đặc sắc của mỗi miền nhưng chùm ca dao đã thể hiện tình yêu thiết tha, sâu nặng đối với quê hương đất nước.
- Tình yêu đó có khi lặng lẽ, kín đáo như bài 1, cũng có khi thốt lên thành lời thơ tha thiết: “ai ơi đứng lại mà trông” trong bài 2. Hay “Tiếng hò xa vọng nặng tình nước non” bài 3.
Tham khảo :
- Tình yêu của tác giả với dòng sông Mê Kông lớn dần và sâu sắc hơn theo năm tháng:
+ Thủa học trò: “Mười tuổi thơ …”
+ Khi lớn khôn: “Ta đi … bản đồ không nhìn nữa”
+ Khi trưởng thành: “Ta đã lớn…”
→ Theo năm tháng đời người, nhận hức về dòng sông thay đổi, tình cảm với dòng Mê Kông, với đất nước cũng lớn dần: từ sự tưởng tượng diệu kì qua bài giảng của thầy giáo đến những hiểu biết và trải nghiệm phong phú về địa hình, về thiên nhiên và cuộc sống con người gắn với dòng sông, cuối cùng là những cảm nhận sâu sắc về bề dày lịch sử và truyền thống ông cha.
Tham Khảo !
Tình cảm chung trong cả bốn bài ca dao là tình yêu chân chất, tinh tế và lòng tự hào vô hạn của nhân dân đối với con người và quê hương, đất nước. Tình cảm ấy được ẩn đằng sau những câu hỏi, lời đáp, lời mời, lời nhắn gửi và các bức tranh phong cảnh của những mảnh đất, vùng quê trên khắp dải đất hình chữ S này.
Tình cảm chung trong cả bốn bài ca dao là tình yêu chân chất, tinh tế và lòng tự hào vô hạn của nhân dân đối với con người và quê hương, đất nước. Tình cảm ấy được ẩn đằng sau những câu hỏi, lời đáp, lời mời, lời nhắn gửi và các bức tranh phong cảnh của những mảnh đất, vùng quê trên khắp dải đất hình chữ S này.
Tham khảo!
Qua bốn bài ca dao, đã thể hiện được vẻ đẹp cảu quê hương qua vẻ đẹp thiên nhiên, con người, truyền thống lịch sử đấu tranh, văn hoá của vùng đất. Qua đó tác giả thể hiện tình cảm, sự tự hào về quê hương, đất nước.
Dựa vào những hình ảnh, từ ngữ, biện pháp nghệ thuật được các tác giả dân gian thể hiện qua từng bài ca dao.