Trao đổi về các biện pháp kiểm soát cảm xúc.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Ở trường:
- Chủ động, tự tin nêu ý kiến, quan điểm của mình với bạn trong học tập và giao tiếp
- Tôn trọng, lắng nghe bạn bè chia sẻ, tư vấn, góp ý
- Kiểm soát cảm xúc tiêu cực và điều chỉnh hành vi theo hướng tích cực khi xảy ra mâu thuẫn với các bạn
- Suy nghĩ kĩ trước những lời đề nghị, lời mời của các bạn
- ...
Qua mạng xã hội:
- Cân nhắc trước khi đồng ý kết bạn với người chưa quen biết trên mạng xã hội
- Chủ động tìm hiểu kĩ về người mà mình dự định kết bạn trên mạng xã hội
- Không tham gia các hội, nhóm trên mạng xã hội có chia sẻ nội dung không lành mạnh
- ...
- Học sinh thảo luận và đưa ra cách kiểm soát cảm xúc trong tình huống.
- Học sinh làm việc nhóm, đóng vai thể hiện cách kiểm soát cảm xúc trong tình huống được giao.
- Tình huống 1: Em bình tĩnh nói chuyện với và phân tích về hiểu lầm bạn đang nghĩ về mình.
- Tình huống 2: Em cần có thái độ tôn trọng bố mẹ và chia sẻ với bố mẹ về lỗi lầm của mình để bố mẹ hiểu.
- Tình huống 3: Em cần có thái độ lắng nghe tích cực với các bạn và cùng tranh luận trên thái độ tôn trọng.
- Tình huống 1: Em sẽ xin lỗi bố và rút kinh nghiệm trông em cẩn thận hơn.
- Tình huống 2: Em không tức giận mà lấy đó làm động lực cố gắng hơn trong bài kiểm tra sau.
- Tình huống 3: Em lắng nghe và cùng bạn phân tích quan điểm.
Tình huống 1:
- Em phân vai thể hiện kĩ năng kiểm soát cảm xúc trong các tình huống. 3 bạn làm 3 nhân vật: Lan, Mai và Ly.
- Nhân vật Lan tức giận nhưng cần kiểm soát cảm xúc của bản thân. Lan có thể đến và hỏi các bạn: “Tại sao các bạn lại nói vậy?” hoặc “Đó chỉ là hiểu lầm về mình.” Tránh tức giận, có ngôn từ thiếu lịch sự.
Tình huống 2:
- Em phân vai thể hiện kĩ năng kiểm soát cảm xúc trong các tình huống. 2 bạn đóng vai Hòa và Nam.
- Việc Nam không cho Hòa chép bài không sai, Nam nên nói chuyện với Hòa về việc đó, khuyên Hòa chăm chỉ trong quá trình học tập.
Kĩ năng kiểm soát cảm xúc: Bình tĩnh suy nghĩ kĩ, uống nước,...
Một số cách giải toả cảm xúc tiêu cực khác trong cuộc sống: Viết nhật kí, ngồi thiền, nghe youtube luật hấp dẫn,...
Các biểu hiện nóng giận: người nóng dần lên, tim đập nhanh hơn, thở bắt đầu gấp hơn,...
Cách luyện tập kiểm soát cảm xúc bản thân: hít sâu, thở chậm, nghĩ đến điều tích cực của người khác để giảm nóng giận.
Học sinh đưa ra những biện pháp kiểm soát cảm xúc. Thảo luận và chia sẻ với các bạn trong lớp.
- Cố gắng đừng suy nghĩ nhiều về vấn đề gây ra cảm giác tức giận trong bạn.
- Cố gắng chấp nhận rằng cảm xúc tiêu cực xảy đôi khi không thể tránh khỏi và động viên bản thân để cảm thấy tốt hơn.
- Thư giãn bằng các hoạt động như đọc sách, đi bộ, thiền hoặc nói chuyện với bạn bè