Sắm vai thể hiện kĩ năng kiểm soát cảm xúc trong các tình huống sau:
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hình 1:
Khi được mẹ thông báo Chủ nhật sẽ được đi chơi, em sẽ rất vui sướng và háo hức chờ đến ngày Chủ nhật.
Hình 2:
Nhưng khi thấy Chủ nhật mưa, không thể đi chơi được, em cảm thấy vô cùng hụt hẫng và buồn bã.
Tham khảo
Tình huống 1:
Ánh: "Xin lỗi Hà, nhưng tớ phải nói rằng tớ không thích nghe những lời đó. Tớ và Thủy là bạn thân từ rất lâu rồi và tớ không tin rằng cậu ấy sẽ nói như vậy về tớ. Nếu có vấn đề gì, tớ muốn hỏi thẳng Thủy và giải quyết nó. Tớ hy vọng cậu có thể tôn trọng quan hệ giữa tớ và Thủy và không nói chuyện phiền phức về bọn tớ nữa".
Tình huống 2:
Minh có thể đối chiếu tên và hình đại diện với danh sách bạn bè hiện tại của mình để xem có quen biết không. Nếu không quen biết, Minh nên hạn chế chia sẻ thông tin cá nhân và tương tác với tài khoản đó. Nếu Minh vẫn muốn tìm hiểu thêm về tài khoản đó, có thể gửi tin nhắn hỏi thăm hoặc kiểm tra trang cá nhân của tài khoản đó để có thêm thông tin. Tuy nhiên, Minh cần đảm bảo an toàn cho bản thân bằng cách không chia sẻ thông tin nhạy cảm hoặc đồng ý gặp gỡ người đó ngoài không gian an toàn.
- Tình huống 1: Em sẽ xin lỗi bố và rút kinh nghiệm trông em cẩn thận hơn.
- Tình huống 2: Em không tức giận mà lấy đó làm động lực cố gắng hơn trong bài kiểm tra sau.
- Tình huống 3: Em lắng nghe và cùng bạn phân tích quan điểm.
- Học sinh thảo luận và đưa ra cách kiểm soát cảm xúc trong tình huống.
- Học sinh làm việc nhóm, đóng vai thể hiện cách kiểm soát cảm xúc trong tình huống được giao.
- Tình huống 1: Em bình tĩnh nói chuyện với và phân tích về hiểu lầm bạn đang nghĩ về mình.
- Tình huống 2: Em cần có thái độ tôn trọng bố mẹ và chia sẻ với bố mẹ về lỗi lầm của mình để bố mẹ hiểu.
- Tình huống 3: Em cần có thái độ lắng nghe tích cực với các bạn và cùng tranh luận trên thái độ tôn trọng.
- Đánh giá mức độ kiểm soát cảm xúc trong tình huống: Kiểm soát cảm xúc tốt.
Tình huống 1: Nếu là G thì mình sẽ nói lại rằng: Mỗi người đều có quyền tự do ngôn luận riêng, bạn không có quyền được cấm không cho người khác nói.
Tình huống 2: Nếu là M, emsẽ nói lại với bạn là khi kiểm tra thì nên làm đúng sức mình, không nên nhờ người khác chỉ bài.
- Tình huống 1: Lan nên chủ động kết bạn với bạn Mai và chia vai thực hành
- Tình huống 2: Chúng ta không nên quan tâm tới những bình luận tiêu cực vì họ có thể là do ghen tỵ với thành quả của chúng ta và suy nghĩ của mỗi người khác nhau chúng ta cũng không thể bắt họ thích những gì ta làm được. Do đó chúng ta không cần để tâm quá nhiều vào những bình luận đó.
- Tình huống 3: Cường nên chọn bạn có khả năng dẫn chương trình tốt vì khi làm việc không thể chọn theo tình cảm, phải chọn người tốt nhất cho công việc, tránh làm ảnh hưởng tới công việc chung của toàn trường. Còn nếu Mai chủ động đề nghị chọn bạn ý thì Cường nên từ chối và động viên bạn cố gắng tốt hơn ở những lần sau.
Hình 1: Em nhận được thư của bố đang công tác ở nơi xa.
Thể hiện cảm xúc: Bạn nhỏ nên viết một lá thư hồi đáp gửi cho bố. Trong thư sẽ hỏi thăm sức khỏe bố, bộc lộ nỗi nhớ của bản thân, sự vui mừng, hạnh phúc khi nhận được thư của bố và mong muốn bố sớm trở về với mình.
Hình 2: Em nhận được một món quà mong muốn từ ông già Nô-en.
Thể hiện cảm xúc: Bạn nhỏ có thể nhảy lên, nói to rằng: “Đây đúng là món quà em đang mơ ước. Thật tuyệt vời làm sao!” để thể hiện cảm xúc tích cực, bất ngờ, vui mừng của mình.
Kĩ năng kiểm soát cảm xúc: Bình tĩnh suy nghĩ kĩ, uống nước,...
Một số cách giải toả cảm xúc tiêu cực khác trong cuộc sống: Viết nhật kí, ngồi thiền, nghe youtube luật hấp dẫn,...
Tình huống 1:
- Em phân vai thể hiện kĩ năng kiểm soát cảm xúc trong các tình huống. 3 bạn làm 3 nhân vật: Lan, Mai và Ly.
- Nhân vật Lan tức giận nhưng cần kiểm soát cảm xúc của bản thân. Lan có thể đến và hỏi các bạn: “Tại sao các bạn lại nói vậy?” hoặc “Đó chỉ là hiểu lầm về mình.” Tránh tức giận, có ngôn từ thiếu lịch sự.
Tình huống 2:
- Em phân vai thể hiện kĩ năng kiểm soát cảm xúc trong các tình huống. 2 bạn đóng vai Hòa và Nam.
- Việc Nam không cho Hòa chép bài không sai, Nam nên nói chuyện với Hòa về việc đó, khuyên Hòa chăm chỉ trong quá trình học tập.