viết bài văn thuyết minh về bài thơ ''ông đồ'' của vũ đình liên trong đó có sử dụng 1 câu nghi vấn
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Nguồn: Hoidap247
I,MB: Giới thiệu bài thơ "Khi con tu hú"
II, TB:
1. Giới thiệu đôi nét về tác giả Tố Hữu
Tố Hữu (1920 – 2002) quê ở Thừa Thiên – Huế. Được giác ngộ trong phong trào học sinh, sinh viên. Với nguồn cảm hứng lớn từ lý tưởng cách mạng, thơ Tố Hữu trở thành là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam.
2. Tác phẩm
a, HCST, xuất xứ
- Hoàn cảnh sáng tác : Khi con tu hú ra đời khi tác giả đang bị giam cầm trong nhà lao Thừa Phủ. - - Xuất xứ : Được in trong tập Từ ấy – tập thơ đầu tiên của Tố Hữu.
b, Thể thơ:
Lục bát -> giàu nhạc điệu, mượt mà, uyển chuyển.
c, Nội dung:
Bố cục gồm 2 phần
* Phần 1 (6 câu thơ đầu) : Cảnh thiên nhiên mùa hè.
- Tiếng kêu của chim tu hú trên đồng quê gọi bầy xa gần nghe bồi hồi tha thiết
->Báo hiệu mùa hè sang.
- Tiếng ve ngân từ những vườn cây trái.
- Tiếng sáo diều trên đồng quê. gợi nhớ, gợi thương với bao kỷ niệm đẹp.
- Màu sắc lộng lẫy của cây trái :
+ Màu vàng của đồng lúa chiêm đang chín.
+ Màu đỏ của trái chín với vị ngọt làm say lòng người
+ Màu xanh của bầu trời cao rộng.
->Cảnh sắc mùa hè tươi thắm, lộng lẫy, khoáng đạt và tràn đầy nhựa sống.
*Phần 2 (4 câu thơ cuối) Tâm trạng của người tù :
- “Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi ! Ngột làm sao chết uất thôi”
->Ngắt nhịp 6/2, 3/3 ; từ ngữ mạnh, đầy ấn tượng (đạp tan, chết uất) ; từ cảm thán (ôi).
->Tâm trạng ngột ngạt, bực bội, u uất và khát khao sống, khát khao tự do.
c, Nghệ thuật
- Viết theo thể thơ lục bát, giàu nhạc điệu, mượt mà, uyển chuyển.
- Lựa chọn lời thơ đầy ấn tượng để biểu lộ cảm xúc khi thiết tha, khi lại sôi nổi, mạnh mẻ.
- BPTT: điệp ngữ, liệt kê, vừa tạo nên tính thống nhất về chủ đề văn bản, vừa t.hiện cảm nhận về sự đối lập giữa niềm khao khát sự sống đích thực, đầy ý nghĩa với hiện tại buồn chán của tác giả vì bị giam hãm trong nhà tù thực dân.
d, Ý nghĩa:
Bài thơ thể hiện lòng yêu đời, yêu lý tưởng của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi trong hoàn cảnh ngục tù.
III, KB: Khẳng định lại giá trị của bài thơ
Bạn tham khảo :
Mở bài:
Thế Lữ là một ngôi sao sáng nổi bậc trên bầu trời thi ca Việt Nam đầu thế kỉ XX. Tuy không trở thành một hiện tượng như Xuân Diệu hay Hàn Mặc Tử hay Chế Lan Viên nhưng ông lại là người đặt những viên gạch đầu tiên trong công cuộc xây dựng tòa lâu đài Thơ mới.
Thân bài:
Nhà thơ Thế Lữ:
Xuất thân và vị trí của Thế Lữ trên văn đàn:
Thế Lữ sinh năm 1907 mất năm 1989 tại Hà Nội, tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ. Ông là nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động sân khấu nổi tiếng ở Việt Nam thế kỉ XX. Thế Lữ nổi danh trên văn đàn vào những năm 1930, với những tác phẩm Thơ mới, đặc biệt là bài Nhớ rừng. Ông còn được xem là người tiên phong đi đầu trong phong trào đổi mới nền thơ ca Việt Nam đầu thế kỉ XX và là cây bút chủ chốt đặt những nền móng đầu tiên khỏi xướng của phong trào Thơ mới.
Những hoạt động chính của Thế Lữ:
Thế Lữ học chữ Nho khi lên 8 tuổi và sớm được học chữ Quốc ngữ khi lên 10. Năm 1925, ông vào học Cao đẳng Tiểu học Bonnal ở Hải Phòng, học được 3 năm thì bỏ. Những năm học Thành chung, ông chịu tác động từ tinh thần yêu nước của giới học sinh, qua báo Việt Nam hồn từ Pháp gửi về, cũng như từ những thầy giáo như Trịnh Đình Rư, Hoàng Ngọc Phách, Nguyễn Hữu Tảo.
Ông sớm tham gia các hoạt động nghệ thuật, trở thành nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới ngay từ buổi đầu. Thơ ông hướng đến biểu lộ tâm trạng của lớp người yêu nước nhưng chưa tìm thấy được con đường để cứu nước. Giọng thơ trong trẻo, đôi khi đượm buồn, thấm đẫm tâm trạng uẩn uất.
Từ năm 1937, hoạt động của Thế Lữ chủ yếu chuyển hướng sang biểu diễn kịch nói, trở thành diễn viên, đạo diễn, nhà viết kịch, trưởng các ban kịch Tinh Hoa, Thế Lữ, Anh Vũ, hoạt động cho đến sau Cách mạng tháng Tám. Ở thời kì này, Thế Lữ hoạt động vo cùng sôi nổi, có đóng góp rất lớn cho sự phát triển nền kịch sân khấu Việt Nam đầu thế kỉ XX.
Ngoài ra, Thế Lữ còn viết truyện ngắn, truyện trinh thám, truyện đường rừng, truyện kinh dị. Những tác phẩm của ông có cốt truyện lôi cuốn, hấp dẫn, giọng kể thâm trầm, cốt truyện đầy kịch tính gây được sự say mê trong lòng người đọc.
Khi kháng chiến nổ ra, ông hăng hái tham gia kháng chiến chống Pháp, làm kịch kháng chiến cổ vũ mạnh mẽ tinh thần chiến đấu của nhân dân. Khi đất nước giải phóng, Thế Lữ vẫn tiếp tục cống hiến sức mình vì sự nghiệp phát triển nền văn học dân tộc. Năm 1986, ông qua đời tại Hà Nội.
Tác phẩm chính của Thế Lữ:
Sáng tác chủ đạo của Thế Lữ ở giai đoạn đầu là thi ca. Ông để lại các tập thơ nổi tiếng như: Mấy vần thơ (1935), Mấy vần thơ, tập mới (1941). Thế Lữ còn viết kịch, truyện ngắn, truyện dài. Tác phẩm kịch: Dương Quý Phi (1942), Người mù (1946), Cụ đạo sư ông (1946), Đoàn biệt động (1947), Đề Thám (1948), Đợi chờ (1949), Tin chiến thắng Nghĩa Lộ (1952). Tác phẩm truyện: Vàng và máu (1934), Bên đường thiên lôi (1936), Lê Phong phóng viên (1937), Mai Hương và Lê Phong (1937), Đòn hẹn (1937), Gói thuốc lá (1940), Gió trăng ngàn (1941), Trại Bồ Tùng Linh (1941), Thoa (truyện ngắn, 1942), Truyện tình của anh Mai (truyện vừa, 1953), Tay đại bợm (truyện ngắn, 1953). Ông còn viết lời bài hát: Xuân và tuổi trẻ (1946) phổ lời cho nhạc bởi La Hối
Thế Lữ cũng là dịch giả nhiều vở kịch của Shakespeare, Goethe, Schiller,… Dù thành công ở nhiều lĩnh vực nghệ thuật, song khi nhắc đến Thế Lữ người đọc thường nhớ đến một nhà thơ tài hoa, người mở đầu cho sự cách tân trong phong trào thơ Mới ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.
Đánh giá về Thế Lữ:
Có thể nói, Thế Lữ là một con người đa tài. Ở lĩnh vực nào ông cũng đạt được nhiều thành công. Ở ông, người ta nhân thấy một sức sáng tạo mạnh mẽ, một ý chí phi thường, một nhân cách cao đẹp. Đánh giá sự nghiệp Thế Lữ, nhà phê bình Vũ Ngọc Phan đã ghi: “… công đầu trong việc xây dựng nền thơ mới. Phan Khôi, Lưu Trọng Lư chỉ là những người làm cho người ta chú ý đến Thơ mới mà thôi, còn Thế Lữ mới chính là người làm cho người ta tin cậy ở tương lai Thơ mới. Thơ ông không phải chỉ mới ở lời mà còn mới cả ở ý nữa”…
Để ghi nhận điều này, trong cuốn “Thi nhân Việt Nam”, Hoài Thanh đã trân trọng nêu tên ông ở đầu tập sách như một nhà tiên phong. Còn Xuân Diệu ca ngợi Thế Lữ được “người đương thời ưa thích nhất giữa các nhà thơ mới khoảng 1932 – 1937”. Có lẽ, có được vinh dự đó là do bởi thơ Thế Lữ lúc nào cũng nhẹ nhàng, tinh tế; vừa như tiếng ca ở trong lòng lúc bay bổng, lúc âm thầm; lại vừa như tiếng gió thổi, tiếng sáo reo lúc xa lúc gần, có sức mê hoặc lạ thường.
Dù như thế nào, ảnh hưởng và vai trò tiên phong của Thế Lữ đối với thơ mới vẫn được công nhận. Trong quyển Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh nhận xét: “Thế Lữ như vừng sao đột hiện, ánh sáng chói khắp cả trời thơ Việt Nam. Người ta không thể không nhìn nhận cái công Thế Lữ đã dựng thành nền thơ mới ở xứ này…Độ ấy thơ mới vừa ra đời, Thế Lữ như vầng sao đột hiện ánh sáng chói khắp cả trời thơ Việt Nam… Thế Lữ không bàn về Thơ mới, không bênh vực thơ mới, không bút chiến, không diễn thuyết, Thế Lữ chỉ lặng lẽ, chỉ điềm nhiên bước những bước vững vàng, mà trong khoảnh khắc cả hàng ngũ thơ xưa phải tan vỡ”.
Đó cũng là đánh giá danh giá nhất dành cho một nghệ sĩ đã cống hiến hết mình vì sự nghiệp phát triển của nền văn học nước nhà.
Phong cách thơ Thế Lữ:
Thế Lữ được xem là người tiên phong đề cao cái đẹp trong nghệ thuật. Ông công khai tuyên bố làm nghệ thuật là đi tìm cái đẹp. Bởi thế, thơ ông thể hiện niềm say mê cái đẹp, đi tìm cái đẹp ở mọi nơi, ở mọi âm thanh và sắc màu. Nhiều bài thơ của ông thể hiện hình ảnh cõi tiên tuyệt sắc, hay cảnh vật trong trạng thái tràn trề vẻ đẹp. Cái đẹp trong thơ Thế Lữ là cái đẹp thoát tục, thanh cao và lý tưởng.
Thơ Thế Lữ cũng có nhiều bài nói về tình yêu, tuy nhiên tình yêu trong thơ Thế Lữ thường thiên về sự thanh cao, mộng ảo, dè dặt chứ không đắm say, cuồng nhiệt như các bài thơ tình thời kỳ sau. Ông chủ trương lấy tình yêu để tôn vinh vẻ đẹp con người, lấy khổ đau làm cảm hứng nghệ thuật. Ông tìm thấy ở đó là vẻ đẹp của niềm hi vọng mong manh, của đức hi sinh thầm kín mà vĩ đại.
Thơ Thế Lữ thể hiện cái tôi muốn thoát ly với thực tại xã hội-đó cũng là một xu hướng của các nghệ sĩ lúc bấy giờ muốn tìm một hướng vượt thoát cho tâm hồn mình. Ông tạo dựng hình ảnh một tài tử bất hòa với xã hội, chán ghét cuộc sống giả tạo, ông muốn sống nghênh ngang, cô độc và đầy kiêu hãnh.
Ông muốn dược sống tự do, thoát khỏi tù túng để đến với thế giới bao la, rộng lớn hơn. Dường như thực tại nhỏ bé không thể bao chứa nổi tâm hồn đang sôi nổi của ông. Tâm sự và khát vọng của Thế Lữ cũng là tâm sự và khát vọng của thế hệ thanh niên tri thức tiểu tư sản lúc bấy giờ đang cuộn mình tìm lấy một lối đi riêng.
Thế Lữ đã tạo nguồn cảm hứng sáng tạo cho các thế hệ kế cận. Có thể nói ông là người gây ảnh hưởng nhiều nhất đối với các nhà thơ mới tài năng sau này như Xuân Diệu, Huy Cận, Anh Thơ,…
Sau khi qua đời, Thế Lữ tiếp tục được ghi nhận như một nghệ sĩ tiên phong, đặc biệt có công lớn trong việc mở đầu phong trào Thơ mới và là “người đầu tiên đưa hoạt động nghệ thuật biểu diễn kịch nói ở nước ta trở thành chuyên nghiệp và có công xây dựng nó trở thành một nghệ thuật sân khấu hoàn chỉnh”.
Năm 2000, Thế Lữ được Nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật trong lĩnh vực sân khấu cho hai tác phẩm Cụ đạo, Sự ông và Đề Thám, hai vở kịch được ông sáng tác và biểu diễn trong những năm kháng chiến. Ông đã được dựng tượng đặt ở chính giữa Nhà truyền thống của Nhà hát Kịch Việt Nam.
Thế Lữ đã được đặt tên cho một số đường phố ở Đà Nẵng, Hải Phòng, Huế và Thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều tác phẩm của ông đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên khắp thế giới.
Kết bài:
Những gì có giá trị sẽ luôn còn mãi với thời gian. Tuy ngày nay, thị hiếu tiếp nhận và ý thức nghệ thuật đã có nhiều thay đổi nhưng những bài thơ của Thế Lữ viết ở giai đoạn đầu vẫn còn làm say mê người đọc, những vở kịch của ông vẫn còn được tiếp tục dàn dựng công diễn. Thế Lữ thực sự là một nghệ sĩ đích thực, là niềm tự hào của nền thi ca dân tộc qua mọi thời đại.
Bài thơ rút trong “Nhật ký trong tù”; tập nhật ký bằng thơ được viết trong một hoàn cảnh đoạ đầy đau khổ, từ tháng 8-1942 đến tháng 9-1943 khi Bác Hồ bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ. Bài thơ ghi lại một cảnh ngắm trăng trong nhà tù, qua đó nói lên một tình yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết. Đọc bài thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện. Đọc bài thơ tứ tuyệt “Ngắm trăng” này, ta được thưởng một thi phẩm mang vẻ đẹp cổ kính, hoa lệ. Bác đã kế thừa thơ ca dân tộc, những bài ca dao ói về trăng làng quê thôn dã, trăng thanh nơi Côn Sơn của Nguyễn Trãi, trăng thề nguyền, trăng chia ly, trăng đoàn tụ, trăng Truyện Kiều. Uống rượu, ngắm trăng là cái thú thanh cao của các tao nhân mặc khách xưa, nay – “Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén” (Nguyễn Trãi). Ngắm trăng, thưởng trăng đối với Bác Hồ là một nét đẹp của tâm hồn rất yêu đời và khát khao tự do. Tự do cho con người. Tự do để tận hưởng mọi vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương xứ sở. Đó là cảm nhận của nhiều người khi đọc bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh.
Bắt nguồn từ ca dao, dân ca, được phát triển qua các truyện thơ Nôm… thơ lục bát đã đạt đến sự hoàn thiện hoàn mĩ với Truyện Kiều của thiên tài Nguyễn Du. Trong thơ ca hiện đại, thơ lục bát vẫn được tiếp tục phát huy qua thơ Nguyễn Bính, Tố Hữu, Xuân Diệu, Nguyễn Duy, Trần Đăng Khoa… và nhiều nhà thơ khác, chứng tỏ sức sống mãnh liệt của nó trong lòng người đọc.
Có thể nói rằng không người Việt Nam nào mà lại không biết đến thơ lục bát, một thể thơ thuần túy dân tộc, xuất hiện đã hàng ngàn năm nay. Từ thuở nằm nôi, nằm võng, theo lời ru ngọt ngào của bà, của mẹ, thơ lục bát đã ngấm vào tim óc, làm nên đời sống tâm hồn phong phú của mỗi con người.
Nghiên cứu về đặc điểm của các thể thơ nói chung và thơ lục bát nói riêng, chúng ta cần lưu ý đến các mặt như: Số tiếng, số câu, cách gieo vần, phối thanh và ngắt nhịp.
Đơn vị cơ bản của thơ lục bát gồm một cặp câu: Câu lục (sáu tiếng) và câu bát (tám tiếng). Số câu trong bài không hạn định, ít nhất là hai, nhiều có thể lên tới hàng ngàn, vài ngàn câu như các truyện thơ Nôm mà tiêu biểu nhất là Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Trong ca dao, có những bài chỉ vẻn vẹn hai câu mà đủ sức thể hiện, khái quát một nội dung, một vấn đề nào đó của xã hội, hay một trạng thái tình cảm của con người. Bên cạnh đó là những truyện thơ lục bát trường thiên kể về bao biến cố trong suốt cuộc đời dài dằng dặc của nhân vật. Điều đó chứng tỏ độ dài ngắn của thơ lục bát là hoàn toàn phụ thuộc vào chủ định của người sáng tác.
Vần trong thơ lục bát có hai loại: Vần lưng và vần chân. Hai dòng lục bát hiệp theo vần lưng có nghĩa là tiếng thứ sáu của câu lục vần với tiếng thứ sáu của câu bát. Nếu tiếp tục kéo dài thì tiếng thứ tám của câu bát lại vần với tiếng thứ sáu của câu lục bên dưới. Đó là vần chân. Ví dụ:
Ta về mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
(Việt Bắc – Tố Hữu)
Ngoài dạng lục bát nguyên thể như trên, còn có dạng lục bát biến thể đôi chút bằng cách thêm bớt một số tiếng hoặc xê dịch về cách hiệp vần hay phối thanh.
Ví dụ:
Cơm ăn mỗi bữa lưng lưng,
Uống nước cầm chừng, để dạ thương em.
(Ca dao)
Tiếng thứ sáu của câu lục lại vần với tiếng thứ tư của câu bát, tuy vậy đọc lên vẫn thấy du dương. Trường hợp thêm chữ như câu ca dao sau đây:
Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng,
Về sông ăn cá, về đồng ăn cua.
(Ca dao)
Câu lục đã được thêm vào hai tiếng (gió đẩy). Nếu bớt đi hai tiếng này thì hai câu lục bát trên sẽ trở lại dạng nguyên thể về vần, nó vẫn tuân thủ theo cách hiệp vần lưng.
Quy luật phối thanh của thơ lục bát khá linh hoạt, uyển chuyển. Thường thường thì các tiếng ở vị trí thứ hai, bốn, sáu, tám là thanh bằng, vị trí thứ tư là thanh trắc. Còn các tiếng ở vị trí lẻ một, ba, năm, bảy thì có thể là bằng hay trắc đều được cả.
Ví dụ:
Bần thần hương huệ thơm đêm
b t b
Khói nhang vẽ nẻo đường lên Niết Bàn
B t b b
Chân nhang lấm láp tro tàn
b t b
Xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào.
b t b b
(Mẹ và em – Nguyễn Duy)
Nếu ở câu lục có hiện tượng tiểu đối thì luật bằng trắc có thể thay đổi.
Ví dụ:
Khi tựa gối, khi cúi đầu,
t b b
Khi vò chín khúc, khi chau đôi mày.
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Tiếng thứ hai thanh trắc, tiếng thứ tư thanh bằng, khác với cách phối thanh của câu lục bình thường.
Nhịp trong thơ lục bát phần lớn là nhịp chẵn, tạo nên âm điệu êm đềm, thong thả, thích hợp làm lời hát ru, hát ngâm.
Ví dụ:
Vì mây / cho núi / lên trời,
Vì chưng / gió thổi / hoa cười/ với trăng.
Hay:
Gió sao / gió mát / sau lưng
Dạ sao / dạ nhớ / người dưng / thế này?
(Ca dao)
Nhưng khi cần biểu đạt một nội dung tư tưởng, tình cảm nhất định nào đó, người ta có thể biến đổi nhịp thơ cho thích hợp. Ví dụ như lời Thúy Kiều nói với Hoạn Thư trong cảnh Kiều báo ân báo oán:
Dễ dàng / là thói / hồng nhan,
Càng / cay nghiệt lắm / càng / oan trái nhiều!
Rõ ràng là giọng đay nghiến, chì chiết khi Thúy Kiều nhắc tới máu ghen đáo để có một không hai của tiểu thư họ Hoạn.
Thơ lục bát đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt Nam. Cái hay, cái đẹp của nó là kết tinh hoa ngôn ngữ tiếng Việt. Với những ưu điểm trong cách gieo vần, phối thanh, ngắt nhịp… biến hóa linh hoạt, uyển chuyển, thơ lục bát dễ nhớ, dễ đi sâu vào tâm hồn. Điều quan trọng là thơ lục bát đủ khả năng diễn tả đời sống tình cảm phong phú, đa dạng của người Việt. Cho đến nay, giữa rất nhiều thể thơ khác nhau, thì thơ lục bát vẫn có vị trí xứng đáng và vẫn được đông đảo bạn đọc yêu mến. Sau kiệt tác Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du đã tôn vinh thơ lục bát lên tới đỉnh cao của nghệ thuật thi ca, các bài thơ lục bát của Nguyễn Bính, Tố Hữu, Xuân Diệu, Nguyễn Duy, Trần Đăng Khoa và một số nhà thơ khác vẫn kế tục và phát huy thế mạnh của thể thơ thuần túy dân tộc, để thơ lục bát mãi mãi là niềm tự hào – là sản phẩm tinh thần vô giá của non sông, đất nước.
Tham khảo:
Thể thơ thất ngôn bát cú được hình thành từ thời nhà Đường. Một thời gian dài trong chế độ phong kiến, thể thơ này đã được dùng cho việc thi cử tuyển chọn nhân tài. Thể thơ này đã được phổ biến ở nước ta vào thời Bắc thuộc và chủ yếu được những cây bút quý tộc sử dụng.
Cấu trúc bài thơ thất ngôn bát cú gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Nếu tiếng thứ hai của câu 1 là vẫn bằng thì gọi là thể bằng, là vần trắc thì gọi là thể trắc. Thể thơ quy định rất nghiêm ngặt về luật bằng trắc. Luật bằng trắc này đã tạo nên một mạng âm thanh tinh xảo, uyển chuyển cân đối làm lời thơ cứ du dương như một bản tình ca. Người ta đã có những câu nối vấn đề về luật lệ của bằng trắc trong từng tiếng ở mỗi câu thơ: các tiếng nhất - tam - ngũ bất luận còn các tiếng: nhị - tứ - lục phân minh. Tuy nhiên trong quá trình sáng tác bằng sự sáng tạo của mình, các tác giả đã làm giảm bớt tính gò bó, nghiêm ngặt của luật bằng - trắc để tâm hồn lãng mạn có thể bay bổng trong từng câu thơ. Ví dụ trong bài "Qua Đèo Ngang" được viết theo thể:
Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
T T B B T T B
Cỏ cây chen đá lá chen hoa
T B B T T B B
Về vần, thể thơ thường có vần bằng được gieo ở tiếng cuối các câu 1-2-4-6-8. Vần vừa tạo sự liên kết ý nghĩa vừa có tác dụng tạo nên tính nhạc cho thơ. Ví dụ trong bài "Qua Đèo Ngang”, vẫn được gieo là vần "a".
Thể thơ còn có sự giống nhau về mặt âm thanh ở tiếng thứ 2 trong các cặp câu: 1 - 8, 2 - 3, 4 - 5, 6 - 7. Chính điều này tạo cho bài thơ một kết cấu chặt chẽ và nhịp nhàng trong âm thanh. Trong bài thơ "Qua Đèo Ngang": câu 1 - 8 giống nhau ở tất cả các tiếng, trừ tiếng thứ 6 (TTBBTB) câu 2-3 giống nhau ở các tiếng 2, 4, 6 (BTB)...
Về đối, thể thơ có đối ngẫu tương hỗ hoặc đối ngẫu tương phản ở các câu: 3 - 4, 5 – 6. Ở bài thơ "Qua Đèo Ngang" câu 3 - 4 hỗ trợ nhau để bộc lộ sự sống thưa thớt, ít ỏi của con người giữa núi đèo hoang sơ, câu 5-6 cùng bộc lộ nỗi nhớ nước thương nhà của tác giả. Các câu đối cả về từ loại, âm thanh, ý nghĩa.
Cấu trúc của thể thơ thất ngôn bát cú gồm bốn phần: Hai câu đề nêu cảm nghĩ chung về người, cảnh vật, hai câu thực miêu tả chi tiết về cảnh, việc, tình để làm rõ cho cảm xúc nêu ở hai câu đề; hai câu luận: bàn luận, mở rộng cảm xúc, thường nêu ý tưởng chính của nhà thơ; hai câu kết: khép lại bài thơ đồng thời nhấn mạnh những cảm xúc đã được giãi bày ở trên. Cấu trúc như vậy sẽ làm tác giả bộc lộ được tất cả nguồn cảm hứng sáng tác, ngạch cảm xúc mãnh liệt để viết lên những bài thơ bất hủ.
Còn về cách ngắt nhịp của thể thơ, phổ biến là 3 - 4 hoặc 4 - 3 (2 - 2 - 3; 3 - 2 - 2). Cách ngắt nhịp tạo nên một nhịp điệu êm đềm, trôi theo từng dòng cảm xúc của nhà thơ.
Thể thơ thất ngôn bát cú thực sự là một thể tuyệt tác thích hợp để bộc lộ những tình cảm da diết, mãnh liệt đến cháy bỏng đối với quê hương đất nước thiên nhiên. Chính điều đó đã làm tăng vẻ đẹp bình dị của thể thơ. Có những nhà thơ với nguồn cảm hứng mênh mông vô tận đã vượt lên trên sự nghiêm ngặt của thể thơ phá vỡ cấu trúc vần, đối để thể hiện tư tưởng tình cảm của mình. Tóm lại, thể thơ thất ngôn bát cú mãi mãi là một trang giấy thơm tho để muôn nhà thơ viết lên những sáng tác nghệ thuật cao quý cho đời sau.
Thất ngôn bát cú là thể thơ thông dụng trong các thể thơ Đường Luật được các nhà thơ Việt Nam rất ưa chuộng. Đây là hình thức lấy câu thơ bảy chữ làm đơn vị nhịp điệu.
Ra đời từ rất sớm ở Trung Quốc, bắt nguồn từ thơ bảy chữ cổ phong ( thất ngôn cổ thể), đến đời Đường, thơ thất ngôn bát cú phát triển rầm rộ. Trong quá trình giao lưu hội nhập văn hóa một nghìn năm Bắc thuộc, hình thức thơ này đã du nhập vào Việt Nam, được các nhà thơ cổ điển Việt Nam ưa chuộng, tiêu biểu như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan... Sau năm 1930, các nhà thơ hiện đại, nhất là các nhà thơ thuộc trào lưu thơ mới đã làm một cuộc cách mạng về thi ca, phá bỏ những hình thức niêm luật cứng nhắc của thơ cũ nhưng thể thơ thất ngôn bát cú vẫn được sử dụng. Tuy nhiên ngoài một số ít tác phẩm được viết theo thể thất ngôn bát cú, thơ bảy chữ hiện đại đã có sự thay đổi: gồm nhiều thể thơ nối tiếp nhau, cách gieo vần, niêm luật linh hoạt hơn, hình thức này đã tạo ra những tác phẩm dài hơi, tiêu biểu là bản trường ca "Theo chân Bác" của nhà thơ Tố Hữu.
Thể thơ thất ngôn bát cú có bố cục bốn phần, mỗi phần ứng với hai câu đảm nhận nhưng nhiệm vụ cụ thể. Hai câu đề giới thiệu về thời gian, không gian, sự vật, sự việc. Hai câu thực trình bày, mô tả sự vật, sự việc. Hai câu luận diễn tả suy nghĩ, thái độ, cảm xúc về sự vật, hiện tượng. Hai câu kết khái quát toàn bộ nội dung bài theo hướng mở rộng và nâng cao. Ở một số trường hợp, phần thực và luận có chung nhiệm vụ vừa tả thực vừa luận, ví dụ như hai câu thực và luận trong bài "Qua đèo Ngang" của BHTQ:
"Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà."
"Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia"
Luật bằng trắc là 1 trong những yếu tố quan trọng tạo nên nhịp điệu thơ bảy chữ, nó còn gọi là luật về sự phối thanh giữa các tiếng trong từng câu và các câu trong từng khổ, từng bài. Thanh bằng là thanh huyền và thanh ngang, thanh trắc là thanh hỏi, sắc, ngã, nặng. Trong mỗi câu thơ, sự phối thanh được qui định khá chặt chẽ theo quan điểm "Nhất tam ngũ bất luận" (Các tiếng 1, 3, 5 không xét tới) và "Nhị tứ lục phân minh" (Các tiếng 2, 4, 6 qui định rõ ràng). Quan hệ bằng trắc giữa các câu cũng được qui định chặt chẽ. Nếu dòng trên là bằng mà ứng với dòng dưới là trắc thì gọi là đối, ứng với dòng dưới cũng là bằng hoặc ngược lại thì gọi là niêm với nhau. Trong thơ thất ngôn bát cú, quan hệ bằng trắc giữa các các câu trong mỗi phần đề, thực, luận, kết phải đối nhau; còn 1-8, 2-3, 4-5, 6-7 phải niêm với nhau. Theo quan điểm, ta có thể thấy rõ sự qui định nghiêm ngặt về niêm, luật trong thơ thất ngôn bát cú. Chỉ cần dựa vào tiếng thứ hai của câu mở đầu, ta có thể biết bài được viết theo luật bằng hay trắc, ví dụ:.... Tuy nhiên, trong thơ hiện đại không đòi hỏi niêm luật này.
Vần là một bộ phận của tiếng không kể thanh và phụ âm đầu (nếu có). Sự phối vần là một trong những nguyên tắc của sáng tác thơ, những tiếng có bộ phận vần giống nhau gọi là hiệp vần với nhau. Khác với thơ lục bát, thơ thất ngôn bát cú gieo vần chân, vần được gieo ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8.
Ngoài ra, nhịp thơ cũng là một yếu tố quan trọng làm nên nhạc điệu thơ. Cách ngắt nhịp trong thơ không đơn giản là tạo sự ngừng nghỉ trong quá trình đọc mà quan trọng hơn, nó góp phần thể hiện nội dung, ý nghĩa cần biểu đạt. Trong thể loại thơ này, ta có thể ngắt nhịp bốn- ba hoặc ba- bốn nhiều hơn, thông dụng hơn. Tuy nhiên, trong một số tác phẩm, tác giả đã thay đổi cách ngắt nhịp thông thương nhằm phục vụ một ý đồ nghệ thuật nhất định. Ta lấy ví dụ ở bài "Qua đèo Ngang" của BHTQ:
"Lom khom dưới, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà."
Cách ngắt nhịp 2/2/3 đã phần nào cho ta thấy được sự heo hắt của cảnh vật cùng sự cô đơn, buồn tủi của con người.
Thất ngôn bát cú Đường luật đẹp về sự hài hòa, cân đối, cổ điển với âm thanh trầm bổng, nhịp nhàng, hình ảnh gợi tả, tình ý sâu xa. Dù vậy, nó lại bị gò bó vì nhiều ràng buộc và niêm luật chặt chẽ nên giờ đây rất khó có thể tìm được một bài thơ mới được viết đúng theo thể thất ngôn bát cú Đường luật.
Dù có những hạn chế như vậy nhưng có thể, không có nhà thơ nổi tiếng nào là chưa một lần làm thơ bảy chữ. Thất ngôn bát cú có một chỗ đứng quan trọng trong thơ Việt Nam, nó là minh chứng cho cả một thời đại các nhà thơ nổi tiếng với những bài thơ đã đi vào lịch sử văn học trữ tình.
Đối tượng thuyết minh của văn bản Tiểu dẫn bài Thơ hai- cư của Ba- sô: tiểu sử, sự nghiệp của Ma-su-ô Ba-sô và những đặc điểm của thể thơ Hai-cư
b, Bố cục 2 phần:
- Phần 1 (từ đầu... M.Si- ki (1867- 1902): Tóm tắt tiểu sử, giới thiệu những tác phẩm của Ba-sô
- Phần 2 (còn lại): thuyết minh về đặc điểm thơ Hai –cư
c, Phần tóm tắt
Thơ Hai-cư có số từ vào loại ngắn nhất, thường chỉ có 17 âm tiết, được ngắt làm ba đoạn theo thứ tự 5 âm- 7 âm- 5 âm. Mỗi bài thơ có tứ thơ nhất định, tả phong cảnh đến khơi gợi cảm xúc, suy tư. Về ngôn ngữ, hai cư không cụ thể hóa sự vật, mà thường chỉ dùng nét chám phá, chừa ra nhiều khoảng trống cho trí tưởng tưởng của người đọc. Thơ hai-cư là đóng góp lớn của Nhật Bản vào kho tàng văn hóa nhân loại.