Cả nhận đoạn văn Lần lần ... đến bao giờ chết thì thôi . Từ đó nhận xét về giá trị hiện thực đặc sắc của tác phẩm.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Lão Hạc đã đối diện với cái chết 3 lần.
- lần 1: Lão không lấy được vợ cho con, con trai lão bỏ đi đồn điền cao su nên lão đành thui thủi sống 1 mình, không người chăm sóc, nương tựa, đỡ đần lúc tuổi già. Chỉ có ông giáo hàng xóm để trút bầu tâm sự. Lão quyết không tiêu vào tiền bòn vườn và quyết không bán khu vườn. Lão bị ốm một trận thập tử nhất sinh, việc không có, tiền tiết kiệm tiêu sạch. Đó là lần thứ nhất lão đối diện với cái chết.
- Lần 2: lão bán cậu Vàng. Lão coi cậu vàng như con trai vì đó là sợi dây tình cảm nối giữa lão Hạc và con trai. Lão chăm sóc trò chuyện với cậu Vàng như với con trai. Nhưng sau trận ốm, lão không đủ sức nuôi bản thân huống chi con chó. Mà cậu Vàng lại ăn tốn quá. Nên lão quyết định bán cậu Vàng. Lúc này là lão "chết" về tinh thần. Ân hận dằn vặt đau đớn vì già đời rồi mà còn chót lừa một con chó.
- lần 3: lão chết vì bả chó. Lão quyết định kết liễu cuộc đời mình để có thể không cảm thấy có lỗi với con, cậu vàng và không phải tiêu vào tiền dành dụm cho con trai.
Câu 2.
- Lão Hạc và chị Dậu đều là những người nông dân nghèo khổ sống dưới thời xã hội thực dân nửa phong kiến. Đều chịu 2 tầng áp bức: phong kiến và Nhật - Pháp. Vừa bị cướp ruộng đất, trở thành nông dân vô sản lại vừa chịu cảnh phu phen tạp dịch, thuế khóa nặng nề.
- Họ đều là những người nông dân giàu lòng tự trọng. Lão Hạc không vì nghèo khó mà tha hóa. Chị Dậu cũng vậy, không vì thiếu sưu mà trộm cướp, chỉ có đường cùng là bán con bán chó, đi ở vú.
- Họ đều là những người giàu tình cảm, giàu tình yêu thương con, gia đình. Lão Hạc vì thương con mà dồn tình yêu và gửi gắm qua những lời trò chuyện với cậu Vàng. Còn chị Dậu lại hi sinh, dành hết cho chồng con (chờ chồng xem ăn có ngon miệng hay không, bảo vệ chồng đau ốm trước những đòn roi của cai lệ)...
Câu 3.
- Người kể chuyện trong tác phẩm "Lão Hạc" là ông giáo.
- Ông giáo là người nghèo khổ, cũng như bao người trí thức tiểu tư sản khác trong xã hội thực dân nửa phong kiến: sống chật vật bằng những đồng lương còm cõi. Có nhận thức nên thấy được những bất công và những tồn tại trong xã hội nhưng bất lực, không thể làm gì đó để thay đổi xã hội ngột ngạt, tù túng ấy. Chỉ biết sống lay lắt, chứng kiến và chia sẻ với lão Hạc. Ông giáo là người quan sát, kể lại câu chuyện và bày tỏ những nỗi niềm tâm tình thay cho tác giả.
So sánh hai đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” (Lê Hữu Trác) với “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” (Phạm Đình Hổ)
* Giống nhau: Đều phán ánh hiện thực cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh
* Khác nhau:
- Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh – Phạm Đình Hổ
+ Phản ánh sự nhũng nhiễu của quan lại đối với nhân dân
+ Các sự kiện được kể một cách tản mạn, ghép nối
+ Thể hiện thái độ phê phán gay gắt của tác giả đối với Chúa và quan lại
- Vào phủ chúa Trịnh – Lê Hữu Trác
+ Ghi chép sự việc theo trình tự thời gian một cách tỉ mỉ và trung thực
+ Thể hiện thái độ phê phán một cách kín đáo
+ Thể hiện thái độ dửng dưng, coi thường vinh hóa phú quý và tấm lòng y đức của Lê Hữu Trác
Gợi ý nhân vật Dế Mèn trong tác phẩm "Bài học đường đời đầu tiên" nha:")
Một số ý chính:
- Ngoại hình của Dế Mèn: chóng lớn là một thanh niên cường tráng, đôi càng mẫm bóng.
+ có những chiếc vuốt ở chân cứng, nhọn đầy sự lợi hại.
+ đôi cánh như cái áo dài kín tới đuôi, mỗi khi vũ lên thì nghe tiếng phành phạch giòn giã.
-> lúc đi bách bộ thì trông rất ưa nhìn.
+ đầu to nổi ra từng tảng.
+ có hai cái răng đen nhánh, sợi râu dài uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng.
- Tính cách của Dế Mèn:
+ hãnh diện, tự tin với vẻ ngoài bản thân: hãnh diện với bà con về cặp râu của mình, chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa chân vuốt râu.
+ thích tỏ vẻ ra kiểu con nhà võ: đi đứng oai vệ, mỗi bước làm điệu dún dẩy cái khoeo chuẩn, rung lên rung xuống hai chiếc râu.
+ bạo tợn, hung hăng thích gây gổ với mọi người xung quanh: thích cà khịa tất cả bà con trong xóm.
+ tự cho là bản thân giỏi giang, tính xốc nổi nhưng tưởng lần mình là tài ba.
+ khinh thường Dế Choắt nhỏ bé, không muốn giúp đỡ chính người hàng xóm của mình: không nhận lời đào tổ giúp Dế Choắt còn nói rằng: "Đào tổ nông thì cho chết".
+ hung hăng bậy bạ, kiêu căng, láo toét thích chọc đùa quá trớn với chị Cốc.
=> Hậu quả của Dế Mèn: gây ra cái chết cho chính người bạn của mình là Dế Choắt.
=> Nhân vật Dế Mèn là điển hình cho những người có thói khoe khoang, kiêu căng, hống hách, ăn nói vồn vã, hành động không biết suy trước nghĩ sau trong xã hội; tượng trưng cho những người có không có lòng yêu thương trong cuộc sống, không biết giúp đỡ người khác mà còn hay cà khịa, tự cho mình giỏi, suy nghĩ nông cạn xấu xa muốn cho người ta thất bại/ gặp điều xui xẻo.
- Mở rộng hơn:
+ Tuy ở Dế Mèn có nhiều điểm đáng trách nhưng nhân vật này vẫn có tính mà ta đáng khen là sự biết ăn năn, hối lỗi sau sai phạm của bản thân.
- Kết luận: chúng ta sống ở đời không nên có những tính cách như nhân vật Dế Mèn mà cần tập luyện cho bản thân sự khiêm tốn, biết giúp đỡ mọi người xung quanh, sống yêu thương hòa đồng.
- Đặc sắc nghệ thuật:
+ Truyện kể hồi kí với theo trình tự thời gian, cảm xúc của nhân vật " tôi" hết sức tự nhiên, trong sáng.
+ Những hình ảnh so sánh, nhân hóa đầy thi vị
+ Giọng văn nhẹ nhàng, trong sáng diễn tả trọn vẹn cảm xúc chân thật của đứa trẻ lần đầu đi học
+ Chạm tới lòng người đọc bằng chính những trải nghiệm cảm xúc chung nhất của bất kì ai trong ngày đầu đi học.
- Sức hút của truyện từ:
+ tình huống truyện hấp dẫn
+ cảm xúc trong sáng, chân thật của nhân vật
+ hình ảnh đẹp đẽ, gần gũi.
Sức cuốn hút của tác phẩm được tạo ra từ:
-Tình cảm ấm áp trìu mến của người lớn đối với các em nhỏ lần đầu tiên đến trường
-Tình huống truyện
-Hình ảnh thiên nhiên,ngôi trường,các hình ảnh so sánh ...giàu sức gợi cảm.
~>Toát lên chất trữ tình thiết tha
Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn:
-Bố cục theo dòng hồi tưởng,cảm nghĩ của nhân vật tôi theo trình tự thời gian
-Kết hợp hài hòa giữa kể-tả-biểu cảm
Dàn ý như sau nhé :
1. Giới thiệu chung :
- “Chinh phụ ngâm khúc” - bản chữ Hán của Đặng Trần Côn, bản chữ Nôm được cho là của Đoàn Thị Điểm - là một trong những tác phẩm tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam, mang giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Tác phẩm là nỗi lòng của người phụ nữ có chồng ra trận đã lâu mà không rõ ngày trở về, qua đó cho thấy khát vọng hạnh phúc của con người trong xã hội cũ.
- Đoạn "Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ" - tô đậm nỗi cô đơn lẻ bóng, nỗi sầu muộn triền miên và nỗi nhớ thương chồng da diết của nàng.
2. Phân tích đoạn trích:
- 8 câu đầu - nỗi cô đơn lẻ bóng của người chinh phụ:
+ Thể hiện qua các hành động: một mình dạo hiên vắng, cuốn rèm nhiều lần, mong chim thước mách tin nhưng vô vọng -> tâm trạng rối bới, nỗi lo âu, khắc khoải thường trực trong lòng nàng.
+ Nỗi cô đơn thể hiện qua sự đối bóng giữa chinh phụ và ngọn đèn: ngọn đèn vô tri không thể san sẻ, làm vơi đi nỗi cô đơn sầu muộn của nàng mà còn tô đậm hơn cảnh ngộ đáng thương đến tội nghiệp ấy.
- 8 cầu tiếp - nỗi sầu muộn triền miên:
+ Thể hiện qua cách đếm thời gian "khắc giờ đằng đẵng như niên" - thời gian nhuốm màu tâm trạng.
+ Người chinh phụ càng cố thoát khỏi nỗi sầu lại càng sầu thêm: đốt hương hồn càng "mê mải", soi gương lại nước mắt đầm đìa, muốn tấu một khúc nhạc xua tan cái lạnh lẽo, yên ắng đến vô tận của không gian lại sợ đứt dây đàn, mang đến những điềm gở,.. -> Sự bế tắc đến tuyệt vọng của nàng. Đằng sau đó còn là khao khát hạnh phúc lứa đôi rất mãnh liệt.
- 8 câu cuối - nỗi nhớ thương chồng da diết:
+ 6 câu trên thể hiện trực tiếp nỗi nhớ thương chồng. Nỗi nhớ tràn ra không gian, lấp đầy khoảng cách nghìn trùng "nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời", nỗi nhớ trải dài theo thời gian "đau đáu nào xong". Khao khát sum họp, khao khát hạnh phúc lứa đôi bị dồn nén, đến đây bật ra thành câu hỏi vừa táo bạo vừa bất lực "Lòng này ... gửi tới non Yên"
+ 2 câu cuối: cảnh và người đồng điệu, thấm đãm nỗi buồn.
- Nghệ thuật:
+ Bút pháp tả cảnh ngụ tình, miêu tả tinh tế nội tâm nhân vật
+ Ngôn từ chọn lọc, sử dụng nhiều biện pháp tu từ.
+ Kết hợp giữa lời kể và lời độc thoại nội tâm nhân vật tạo hiệu quả biểu đạt cao.
3. Đánh giá:
- Qua đoạn trích cần thấy được giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc của tác phẩm: tố cáo chiến tranh phong kiến phi nghĩa; đề cao khát vọng hạnh phúc của con người.
Khẳng định tài năng của tác giả.
a) Mở bài
Khái quát về tác giả, tác phẩm
* Tác giả:
- Tô Hoài là nhà văn có sức sáng tạo dồi dào, số lượng tác phẩm đạt kỷ lục.
- Sáng tác của ông thiên về diễn tả những sự thật của đời thường. Theo ông: viết văn là quá trình đấu tranh để nói ra sự thật, cho dù phải đập vỡ những thần tượng trong lòng người đọc”.
b) Thân bài
Cảm nhận đoạn trích
* Khái quát về Mị:
- Xinh đẹp, là bông hoa của núi rừng
- Có tài: thổi sáo, thổi lá cũng hay như thổi sáo
- Hiếu thảo
- Khát vọng tự do
→ Vì món nợ của cha mẹ, Mị bị bắt về làm dâu gạt nợ.
* Khái quát nội dung đoạn trích trước đó:
- Mở đầu tác phẩm là giọng văn êm như ru, mở ra thế giới Tây Bắc và bức chân dung thiếu phụ buồn.
- Khi mới về làm dâu: đêm nào Mị cũng khóc, Mị định về từ biệt cha rồi ăn lá ngón tự tử.
- Câu văn: Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau: gợi ấn tượng về thời gian sống trong nhà thống lí, mấy năm nhưng dài vô tận
- Trước đây, Mị từng muốn ăn lá ngón tự tử nhưng vì thương cha nên Mị chấp nhận kiếp sống làm dâu gạt nợ
→ khát vọng sống luôn tồn tại.
- Nhưng nay, bố Mị chết, Mị cũng không nghĩ đến chuyện tự từ nữa. Vì Mị đã quen khổ rồi. Hai chữ “quen khổ” đầy da diết, khắc khoải.
→ chai lì về cảm xúc. Môi trường độc địa ấy, hay cường quyền và thần quyền đã tước đi khát vọng sống của Mị, khiến Mị quen dẫn và không biểu hiện phản kháng.
- Ngay cả Mị cũng “tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa”, câu văn chất chứa nỗi xót xa cùng cực của Tô Hoài dành cho nhân vật của mình. Thân phận của Mị chẳng khác nào thân phận “trâu ngựa”. Con trâu con ngựa suốt tháng suốt năm phải làm việc lam lũ trên nương, khoảnh khắc nghỉ chân của nó thật ngắn ngủi. Mị cũng thế, từ hồi về nhà thống lí Pá Tra làm dâu, quanh năm Mị quanh quẩn trên nương “bẻ bắp”, “hái củi”, “bung ngô”, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi.
- Về làm dâu nhà thống lí, Mị từ một cô gái yêu đời, khao khát tự do đã trở nên chai sạn, mất đi nhận thức về thời gian, không gian. Căn buồn Mị nằm chẳng khác gì nấm mồ lộ thiên chôn vùi và giam hãm tuổi xuân của Mị.
Đoạn văn đã mở ra thân phận cam chịu, tủi nhục của Mị. Người đàn bà ấy đã gồng gánh gian lao đi qua cơ cực mỏi mòn mà chẳng biết nặng là gì. Rõ là cái xã hội ấy thật bất nhân, nó tước đoạt đi quyền hạnh phúc, đồng thời cắt đứt mạch sống của người con gái đương phơi phới xuân thì. -> tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến.
c) Kết bài
- Nhận xét:
+ Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.
+ Ngòi bút Tô Hoài: diễn tả những sự thật của đời thường…
+ Tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến miền núi đã chà đạp con người.
- Giá trị hiện thực của tác phẩm.
Có thể đưa hết đoạn trích lên k ạ?