Viết một đoạn văn ngắn nêu tác hại của tính tự phụ ( khoảng 4-6 dòng )
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mỗi năm, chúng ta sử dụng hàng triệu bao ni lông. Những cái bao ni lông dùng đó sẽ đi đâu? Trong khi nó không phân hủy được, do đó chúng ta phải thiêu huỷ chúng. Và khi đó chúng ta sẽ tạo ra 1 lượng lớn khí thải độc hại ảnh hưởng đến môi trường và con người. Ngoài ra chung ta còn ứt bao ni lông xuống cống thoát nước, việc nay sẽ gây tắc nghẽn ống thoát nước, vứt xuống biển sẽ làm chết những con cá nuốt phải nó. Rồi nó còn làm mất mỹ quan của đô thị, của thành phố. Chúng ta cần có một số biện pháp nhằm khắc phục việc sử dụng bao bì ni lông như: Coi túi ni-lông là một sản phẩm huỷ hoại môi trường nghiêm trọng cần quản lý nghiêm ngặt. Nghiên cứu sản xuất các loại bao bì khác, vừa tiện lợi, dễ phân huỷ, vừa có có giá cả hợp lý. Tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng xã hội về tác hại của túi ni-lông. Vận động cộng đồng xã hội hạn chế sử dụng túi ni-lông, bảo vệ môi trường. Hạn chế và kiểm soát tác hại của rác thải túi ni-lông không dễ, nhưng với sự cương quyết của các cơ quan quản lý nhà nước và sự đồng lòng của người dân trong việc thực hiện 5 đề xuất nêu trên, môi trường Việt Nam sớm sẽ không còn bị huỷ hoại bởi rác thải túi ni-lông.
Tham khảo
Hàng năm trên đất nước ta có biết bao trận lũ lụt xảy ra trên mọi miền đất nước . Không lớn thì nhỏ nhưng nó đều gây ra nhiều tai hại đối với đời sống con người. Những trận lũ lụt kinh hoàng ấy đã cuốn đi biết bao nhiêu là sinh vật vô tội: những con vật nông chăm chỉ sớm hôm , những người nông dân chăm chỉ bên đồng ruộng . Những ngôi nhà bị cuỗm hết những vật thân yêu của nó. Chưa kể đến những người dân phải chịu đói rét vì không có thức ăn. Em luôn mong muốn sẽ học thật giỏi để giúp những người dân tội nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng.
Tất cả những gì ở nơi đây bao trùm một thứ gì đó đơn điệu mà ẩn chứa bao nguy hiểm cùng với màn trắng của nước là màu xanh của ngọn cây, những cây cổ thụ dám dương đầu với dòng nước lũ và những mái ngói nhấp nhô.Nơi duy nhất để người dân bám trụ là những nhà văn hóa, những bệnh viện cao ráo hơn. Mọi người từ cụ già đến trẻ em đều sống trong tâm trạng lo lắng, hoang mang, lo sợ, làn da xám đi vì lạnh. Có những đứa trẻ mới sinh ra mới vài tháng, cơ thể như không còn chút sinh lực. Họ sống trong tình trạng thiếu thốn không điện, không thức ăn, nước uống. Nhiều thanh niên đi mò trong biển nước những cây lúa còn sót lại một cách vô vọng.
* Hok tốt !
# Linh
Hiện tượng lười học là vấn đề bức thiết mà không học sinh nào có thể tránh khỏi nếu không biết rèn luyện, phấn đấu. Những học sinh lười học thường là những học sinh thích ham chơi, không chịu làm bài tập, học thuộc bài trước khi đến lớp. Những học sinh ấy thường trốn học, bỏ tiết, rúc đầu vào quán điện tử cày ngày cày đêm. Biển hiện của hiện tượng lười học là ngôi trên lớp không chú ý nghe giảng, không chép bài, tâm hồn treo ngược cành cây. Cá nhân học sinh lười nhác chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của tri thức, chỉ lơ đáng, lo đua đòi theo chúng bạn mà quên mất nhiệm vụ của chính mình.Những việc làm đó gây nên rất nhiều hậu quả to lớn đối với bản thân và toàn xã hội. Khi các bạn học sinh đó lười học sẽ bị hổng kiến thức, kết quả học tập sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến thành tích của lớp, của nhà trường cũng sẽ bị ảnh hưởng. Không những thế, việc làm đó còn làm cho cha mẹ chúng ta buồn lòng. Còn những bạn ham chơi điện tử, đua đòi thì sẽ làm cho kinh tế của gia đình bị hao hụt. Nhiều bạn như thế thì sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn kinh tế của nhà nước. Khi các bạn không học, đua đòi thì sẽ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc gây nên nhiều tệ nạn xã hội cho đất nước ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân. Bản thân là một học sinh, em sẽ cố gắng trở thành một học sinh nghiêm túc, không lười biếng trong học tập
Xuân Diệu là một nhà thơ Mới xuất sắc và đạt nhiều thành tựu của văn học Việt Nam. Một trong những bài thơ hay nhất của ông là bài thơ "Vội vàng" trích trong tập "Thơ thơ". Thi phẩm mang đến cho đọc giả một bức tranh mùa xuân tươi mới và những cảm quan nhân sinh đầy mới mẻ. Đoạn 2 của bài thơ là đoạn văn thể hiện sâu sắc nhất về triết lý thời gian và cuộc đời.
"Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất
Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật
Không cho dài thời trẻ của nhân gian."
Nếu như ở khổ thơ đầu, nhà thơ đã dựng lên bức tranh mùa xuân tuyệt đẹp với ong bướm, hoa cỏ, đồng nội, yến anh, cùng với đó là tình yêu đến cháy bỏng của người thi sĩ thì đến khổ thơ thứ 2, Xuân Diệu lại thể hiện sự khắc khoải trước những bước đi của thời gian. Dường như, sâu thẳm trong tâm hồn người thi nhân ấy ý thức rất rõ sự chảy trôi đến mức vô tình của thời gian. Trước một mùa xuân với sắc hương rực rỡ quyến rũ mê hoặc ấy, tác giả cũng tận hưởng, cùng thưởng thức đấy thôi nhưng lòng vẫn lo sợ. Lỡ sợ rằng "xuân đương tới" rồi xuân cũng sẽ "đương qua", xuân còn non không có nghĩa là xuân sẽ không già, bởi mỗi phút giây quá đi là đời người lại thêm ngắn lại. Thời gian chẳng thể níu giữ được mùa xuân, được tuổi trẻ, được thanh xuân, được đời người. Thời gian, tuổi trẻ, chả bao giờ có thể quay lại, bởi thế mà tứng giấy đều phải trân trọng, phải vội vàng sống kẻo lỡ những thành xuân cuộc đời. Sự phối kết hợp những động, tính từ trái nghĩa "tới" - "qua"; " già"- "non", đã cho thấy cảm quan của thi nhân trước thời gian đầy tinh tế. Mỗi ngày, mỗi tháng năm qua đi tháng năm qua đi đời người thêm phần ngắn lại, khi mà ta không còn cảm nhận được mùa xuân nữa nghĩa là đời người không còn, sinh thể vĩnh viễn xa rời cuộc đời. Dù biết lòng người thì rộng, còn bao khát khao, bao hoài bão và những ước mơ đấy nhưng biết làm sao được khi thời gian càng rút ngắn, khi lượng trời hữu hạn, tuổi trẻ nhân gian đâu có chịu dài. Cảm nhận được sự vội vã ấy, nhà thơ càng bất an, càng thảng thốt, nghẹn ngào:
Tự phụ được hiểu chính là sự kiêu căng, con người tự ảo tưởng về bản thân, xem mình luôn luôn là nhất, điều mà bản thân mình nói ra cũng luôn là đúng đắn mà người đó lại coi thường mọi người xung quanh. Hay nói một cách khác, tự phụ cũng chính là tự cao, tự đại, tự đắc, con người cũng đã tự đánh giá cao bản thân mình trước mặt những người xung quanh. Những người có tính tự phụ thì sẽ tự cho mình là người luôn có quyền không cần phải tuân thủ các quy định, chuẩn mực đã được đề ra và có sẵn trong gia đình, tổ chức hoặc trong cộng đồng xã hội.Tự phụ là một tính xấu có hại. Nó làm cho con người ta ảo tưởng về bản thân mình. Tài năng chỉ có chút đỉnh nhưng lại tưởng mình là thiên tài, để rồi nảy sinh thói huênh hoang, khoác lác đến mức lố bịch, đáng ghét.Người tự phụ ngồi đâu cũng thích nói về mình, khoe khoang cái mình có, thâm chí bịa đặt, thổi phồng cả những cái mình không hề có để thỏa mãn sở thích hơn người. Vì không nhận thức một cách đúng đắn về bản thân nên kẻ mắc bệnh “tự phụ” khó có thể thành công lâu dài và ít nhận được sự ủng hộ của số động.Họ sẽ không được sự yêu mến, quý trọng của mọi người mà thay vào đó là sự xa lánh, miệt thị. Điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công việc của cá nhân họ.Người có tính cách tự phụ không biết lắng nghe, không chịu khó học hỏi và luôn tự thu mình trong cái vỏ bọc của cá nhân nên dễ bị lạc hậu và chậm tiến hơn so với mọi người.Tính tự phụ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của bản thân họ, những người kiêu ngạo sẽ hình thành nên một bức màn ngăn cách với thế giới bên ngoài.Người tự phụ cũng rất khó kết bạn. Vì cái tôi trong họ quá cao nên rất khó có thể tìm được sự đồng điệu, thấu hiểu giữa những người bạn.