K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo:

10 tháng 4 2019

+ Cấu trúc của cacbohiđrat:

  - Cacbohiđrat là hợp chất hữu cơ được cấu tạo từ ba nguyên tố là C, H, O theo nguyên tắc đa phân với đơn phân chủ yếu là các đường 6C.

  - Dựa theo số lượng đơn phân trong phân tử mà người ta chia cacbohiđrat thành 3 loại:

    • Đường đơn: 1 phân tử đường 6C (glucozơ, fructozơ, galactozơ)

    • Đường đôi: 2 phân tử đường 6C liên kết với nhau (saccarôzơ, lactôzơ, mantôzơ)

    • Đường đa: nhiều phân tử đường 6C liên kết với nhau (tinh bột, xenlulozơ)

+ Chức năng của cacbohiđrat:

  - Là nguồn năng lượng dự trữ của tế bào và cơ thể: đường sữa, glicôgen, tinh bột,…

  - Cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể: xenlulôzơ, kitin, glycôprôtêin,…

19 tháng 4 2017

Cấu trúc của cacbohiđrat: Cacbohiđrat được cấu tạo chủ yếu từ ba nguyên tố là C, H, O theo nguyên tắc đa phân. Một trong đơn phân chủ yếu cấu tạo nên các loại cacbohiđrat là đường có cacbon, gồm các loại: đường đơn, đường đôi, đường đa.
Chức năng của cacbohiđrat: Chức năng chính của cacbohiđrat là: Nguồn năng lượng dự trữ của tế bào và cơ thể. Cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể. Cacbohiđrat liên kết với prôtêin hoặc lipit tạo nên những hợp chất tham gia cấu tạo nên các thành phần khác nhau của tế bào.

28 tháng 2 2016

Tế bào trong cơ thể bao gồm các thành phần cấu trúc và chức năng được trình bày trong bảng sau:

Các thành phần cấu trúc

Cấu trúc

Chức năng

1. Màng sinh chất

- Dày khoảng \(70-120\text{Å }\)

\(1\text{Å}=10^{-7}mm\)
- Cấu tạo bởi các phân tử prôtêin và phôtpholipit.

- Bảo vệ và ngăn cách các tế bào.
- Trao đổi chất có chọn lọc đối với các yếu tố của môi trường.

2.Tế bào chất và các bào quan:

- Gồm 2 lớp: ngoại chất và nội chất.
- Trong chứa nhiều bào quan.

Thực hiện mọi hoạt động sống của tế bào

a) Ti thể






b) Lạp thể (lục lạp, sắc lạp, bột lạp)
c) Trung thể


d) Thể Gôngi


e) Lưới nội chất






g) Lizôxôm (thể hòa tan)


h) Thể vùi

- Thể hình sợi, hạt, que
- Kích thước nhỏ: \(0,2-7\mu m\)
- Số lượng tùy thuộc hoạt động của các loại tế bào ( \(2-2000\text{/}1\) tế bào).
- Có hệ enzim nằm trên các tấm răng lược ở thành trong ti thể.
- Chỉ có ở tế bào thực vật, quan trọng nhất là lục lạp trong chứa chất diệp lục.
- Chỉ có ở tế bào động vật và thực vật bậc thấp.
- Nằm gần nhân
- Có dạng gồm nhiều túi dẹp xếp chồng.
- Nằm gần nhân
- Là hệ thống các xoang và ống phân nhánh nối màng với nhân và các bào quan, có cấu tạo giống màng sinh chất.
- Có các ribôxôm (vi thể) kích thước từ \(100-150\text{Å}\) .- Có dạng túi nhỏ chứa nhiều enzim thủy phân.

Tham gia quá trình hô hấp của tế bào →tạo năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào.



- Lục lạp than gia vào quá trình quang hợp.

Tham gia vào quá trình phân bào.

Tập trung các chất tiết, các chất cặn bã thải ra ngoài (kể cả các chất độc).
- Tham gia vào quá trình trao đổi vật chất cùng với màng tế bào.


- Nơi thực hiện quá trình tổng hợp prôtêin trong tế bào.


- Phân giải các chất dinh dưỡng thâm nhập vào tế bào, thực hiện tiêu hóa nội bào.
- Bảo vệ cơ thể.
- Nơi dự trữ glicôgen, lipit

3. Nhân

- Hình cầu, ở trung tâm tế bào

- Màng nhân ngăn cách chất nhân với tế bào chất, có nhiều lỗ nhỏ.

- Trong nhân có nhân con và chất nhiễm sắc (ADN).

- Trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
- Ngăn cách chất nhân với tế bào chất, có nhiệm vụ điều khiển trao đổi chất giữa nhân và tế bào chất.
- ADN có chức năng di truyền. Nhân con tổng hợp các ribôxôm cho tế bào chất.

 

 

28 tháng 2 2016

Tế bào học là một lĩnh vực khá rộng lớn. Những phần mà teenager (có lẽ em nên gọi là chị teenager) vừa nêu trên chỉ là một phần nhỏ trong cấu tạo tế bào.
Tế bào học theo em có thể chia thành 2 phần (em chỉ có thể phân chia theo trí nhớ hạn hẹp của mình, mong các bác thông cam cho những sai sót): 
Phần i: Các thành phần hóa học
Phần ii: Cấu tạo và chức năng của tế bào

Những phần mà teenager nêu trên mới chỉ thuộc phần các thành phần hóa học của tế bào. Tuy nhiên, theo Mèo thì không nên đề cập và phân chia một cách quá rõ ràng giữa protein, enzyme và vitamin. Đây là 3 mảng kiến thức có liên quan chặt chẽ tới nhau: enzyme là chất xúc tác có bản chất là protein, và vitamine thì lại chính là thành phần coenzyme. Những phần này đề cập trong Tế bào học là hơi sâu và có phần lạc.

Một mảng quan trong nữa trong thành phần cấu tạo TB là phần cấu tạo và các chức năng của tế bào. Bao gồm những phần sau:

- Sơ lược về các thành phần cấu trúc TB (TB nhân sơ, TB nhân chuẩn, Vi khuẩn cổ)
- Cấu tạo tế bào (màng sinh chất, tế bào chất, lưới nội chất, ty thể, lạp thể, nhâ tế bào và các bào quan khác)
- Chuyển hóa năng lượng và vật chất ở Tế bào (hô hấp tế bào và quang hợp)

C1: Nêu đặc điểm của cơ thể sống.C2: Nêu đặc điểm chung của thực vật.C3: Thế nào là thực vật có hoa, thực vật không có hoa?C4: Thế nào là cây một năm, cây lâu năm?C5: Nêu cấu tạo, cách sử dụng kính lúp, kính hiển vi.C6: Nêu cấu tạo tế bào thực vật.C7: Trình bày sự lớn lên và phân chia của tế bào. Ý nghĩa?C8: Có mấy loại rễ chính? Đặc điểm của mỗi loại rễ.C9: Các miền của...
Đọc tiếp

C1: Nêu đặc điểm của cơ thể sống.

C2: Nêu đặc điểm chung của thực vật.

C3: Thế nào là thực vật có hoa, thực vật không có hoa?

C4: Thế nào là cây một năm, cây lâu năm?

C5: Nêu cấu tạo, cách sử dụng kính lúp, kính hiển vi.

C6: Nêu cấu tạo tế bào thực vật.

C7: Trình bày sự lớn lên và phân chia của tế bào. Ý nghĩa?

C8: Có mấy loại rễ chính? Đặc điểm của mỗi loại rễ.

C9: Các miền của rễ, chức năng của mỗi miền.

C10: Nêu cấu tạo miền hút của rễ.

C11: Trình bày sự hút nước và muối khoáng của rễ.

C12: Trình bày thí nghiệm chứng tỏ nước và muối khoáng cần thiết cho cây.

C13: Kể tên các loại rễ biến dạng, đặc điểm, chức năng.

C14: Nêu cấu tạo ngoài của thân cây.

C15: Thân dài ra do đâu?

C16: Vì sao phải bấm ngọn hoặc tỉa cành?

C17: So sánh cấu tạo trong của thân non với miền hút của rễ.

C18: Thân to ra do đâu?

C19: Dác, ròng là gì?

C20: Nêu chức năng của mạch gỗ, mạch rây

C21: Kể tên các loại thân biến dạng, đặc điểm, chức năng.

C22: Nêu đặc điểm bên ngoài của lá.

C23: Nêu cấu tạo trong của phiến lá.

C24: Trình bày sơ đồ hô hấp, quang hợp.

C25: Thiết kế thí nghiệm chứng tỏ cây hô hấp, quang hợp.

C26: Phần lớn nước vào cây đi đâu?

C27: Nêu các loại lá biến dạng, đặc điểm, chức năng.

Trả lời các câu hỏi giúp mk nhé!!

Ai nhanh mk tick!! mơm nhìu  >_<

0
31 tháng 10 2017

c1 tv co hoa cqss là hoa qua hat .... tv ko co hoa cqss là re than lá

31 tháng 10 2017

Câu 2 : 

- Vách tế bào làm cho tế bào có hình dạng nhất định 

- Màng sinh chất : bao bọc ngoai chất tế bào 

- Chất tế bào : là chất keo lỏng trong chứa các bào quan như lục lạp 

- Nhân : thường chỉ có 1 nhân cấu tạo phức tạp có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào 

Ngoài ra tế bào còn có không bào : chứa dịch tế bào.

- Đặc điểm cấu trúc của ADN giúp chúng thực hiện chức năng mang thông tin di truyền là:

+ ADN là một đại phân tử hữu cơ, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là nucleotide. Một phân tử ADN được cấu tạo bởi lượng lớn nucleotide. Mỗi loài khác nhau sẽ có phân tử ADN đặc trưng bởi số lượng và trình tự các nucleotide. Sự sắp xếp trình từ các nucleotide là thông tin di truyền quy định trình tự các protein quy định tính trạng của mỗi sinh vật.

+ Từ 4 loại nucleotide do cách sắp xếp khác nhau đã tạo nên tính đặc trưng và đa dạng của các phân tử ADN ở các loài sinh vật

- Đặc điểm cấu trúc của ADN giúp chúng thực hiện chức năng bảo quản thông tin di truyền.

+ Trên mỗi mạch đơn của phân tử ADN, các nucleotide liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị bền vững, đảm bảo sự ổn định của ADN (thông tin di truyền) qua các thế hệ.

+ Nhờ các cặp nucleotide thuộc hai mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung đã tạo cho chiều rộng của ADN ổn định, các vòng xoắn của ADN dễ dàng liên kết với protein tạo cho cấu trúc ADN ổn định, thông tin di truyền được điều hòa và bảo quản.

- Đặc điểm cấu trúc của ADN giúp chúng thực hiện chức năng truyền đạt thông tin di truyền

+ Trên mạch kép các nucleotide liên kết với nhau bằng liên kết hydrogen giữa nhóm nitrogenous base của các nucleotide theo nguyên tắc bổ sung. Tuy liên kết hydrogen không bền vững nhưng số lượng liên kết lại rất lớn nên đảm bảo cấu trúc không gian của ADN được ổn định và dễ dàng cắt đứt trong quá trình tự sao, phiên mã.

27 tháng 3 2021

tham khảo

Cây hoa có mấy loại cơ quan?

=> -Cây hoa có 2 loại cơ quan: cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản

Mỗi cơ quan gồm những cơ quan nào?

=> -Cơ quan sinh dưỡng gồm rễ, thân, lá

      -Cơ quan sinh sản gồm hoa, quả, hạt

Nêu đặc điểm chính về cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan?

=> -Cơ quan sinh dưỡng: có chức năng nuôI dưỡng cây
      +Rễ: Hấp thụ nước và các muối khoáng cho cây
       +Thân: Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và chất hữu cơ từ lá đến tất cả các bộ phận khác của cây
        +Lá: Thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây, trao đổi khí với môi trường bên ngoài và thoát hơi nước
         - Cơ quan sinh sản: Hoa , quả, hạt có chức năng sinh sản, duy trì và phát triển nòi giống
         +Hoa: Thực hiện thụ phấn, thụ tinh, kết hạt và tạo quả
         +Quả: Bảo vệ hạt và góp phần phát tán hạt
         +Hạt: Gồm vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ

Rễ : Hấp thụ nước và các muối khoáng cho cây

Thân :vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và chất hữu cơ từ lá đến tất cả các bộ phận khác của cây

Lá : Thu nhận ánh sáng để chế taqọ chất hữu cơ cho cây. Trao đổi khí với môi trường bên ngoài và thoát hơi nước

Hoa : Thực hiện thụ phấn, thụ tinh, kết hạt tạo quả

Quả  : Bảo vệ hạt và góp phần phát tán hạt

- Hạt : Nảy mầm thành cây con, duy trì và phát triển nòi giống

Cây có hoa có 2 loại cơ quan :

+ Cơ quan sinh dưỡng : thân, lá, rễ

+ Cơ quan sinh sản : hoa, quả, hạt

Chức năng của mỗi cơ quan ở thực vật có hoa

Cơ quan

Các chức năng chính của mỗi cơ quan

Rễ

Hấp thụ nước và các muối khoáng cho cây

Thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây

Trao đổi khí với môi trường bên ngoài và thoát hơi nước

Mạch gỗ , mạch dây

Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và chất hữu cơ từ lá đến tất cả các bộ phận khác của cây

Hoa

Thực hiện thụ phấn, thụ tinh và tạo quả, kết hạt

Quả

Bảo vệ hạt và góp phần phát tán hạt

Hạt

Nảy mầm thành cây con, duy trì và phát triển nòi giống