Viết bài văn tả nhân vật Hải Thượng Lãn Ông trong truyện Thầy thuốc như mẹ hiền lớp 5
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nội dung :
Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao cả của Hải Thượng Lãn Ông. |
Ca ngợi tấm lòng y đức nhân hậu ko màng danh lợi ko cần tiền tính nhân cách cao cả của người thầy thuốc hải thượng lãn ông
Pham Thi Lam
Có thể nói, Lương y Nguyễn Bá Nho là một trong những tấm gương sáng, giống như người học trò tiêu biểu của Đại Danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Trải qua hơn 40 năm hành nghề y học dân tộc, với bài thuốc gia truyền từ 4 đời, Lương y Nho đã chữa khỏi cho hàng chục nghìn người mắc bệnh ung thư. Ông được nhiều người biết đến là “khắc tinh” của căn bệnh ung thư. Mỗi khi nhắc đến những người bệnh đã được ông chữa khỏi ung thư, người ta nhớ ngay tới Lương y Nguyễn Bá Nho tại xã Xuân Giang, huyện Sóc Sơn, Hà Nội như một địa chỉ cầm tay. Trong hành nghề chữa bệnh cứu người, ông luôn tâm niệm: “Cứu một mạng người còn hơn xây bảy tòa tháp”, hay “Nghề bốc thuốc Nam là nghề trị bệnh cứu người, giúp được ai tôi sẽ giúp nhiệt tình, đỡ được mảnh đời bất hạnh nào tôi sẽ đỡ, miễn sao trong khả năng mình có thể thì tôi sẽ làm”.
Điều đặc biệt, bài thuốc điều trị ung thư lâm sàng của ông được Bộ Y tế tiến hành thử nghiệm, kết quả khỏi bệnh 85%, tỷ lệ chuyển biến tích cực >95%. Nói về các bài thuốc của mình, ông cũng rất tự hào và phấn khởi. Cuối cùng, những bài thuốc của ông cũng đã chiến thắng được những phương pháp trị liệu hết sức tốn kém của y học hiện đại. Khi nói chuyện về nghề chữa bệnh cứu người của mình, Lương y Nguyễn Bá Nho luôn khắc cốt ghi tâm câu nói của đại danh y Lê Hữu Trác: “Đạo làm thuốc là một nhân thuật chuyên bảo vệ sinh mạng con người, phải lo cái lo của người, vui cái vui của người, chỉ lấy việc cứu sống mạng người là nhiệm vụ của mình, không nên cầu lợi, kể công”.
Xuất phát từ đạo lý nhân văn ấy, với Lương y Nho, việc cứu chữa người bệnh là điều quan trọng, khi chữa khỏi bệnh ông cũng không màng ơn huệ hay danh lợi gì mà tất cả xuất phát từ cái tâm của người thầy thuốc. Ông luôn động viên họ vượt lên số phận, vượt qua bệnh tật vươn lên trong cuộc sống. Với những bệnh nhân nghèo, bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, ông cũng biếu họ chi phí khám chữa bệnh mà không đòi hỏi ở họ điều gì. Người bệnh đến với ông không chỉ được giúp đỡ khỏi bệnh mà còn được cảm thông và chia sẻ. Họ ngày càng tin tưởng và yêu mến người lương y có tấm lòng từ mẫu như ông. Dưới góc nhìn của người lương y, ông cho rằng: nghề thuốc không chỉ đơn giản là biết bốc thuốc mà phải rèn đức, hướng tâm, hướng thiện, đề cao chữ thiện, chữ tâm. Với nỗ lực của bản thân, hết lòng phụng sự người bệnh. Từ hai bàn tay trắng, Lương y Nho đã gây dựng và phát triển cơ sở khám, chữa bệnh của mình ngày càng lớn mạnh. Từ đó, góp phần tạo dựng chỗ đứng vững chắc trong lòng mọi người, tạo được niềm tin đối với người bệnh. Ngoài ra, ông còn thường xuyên răn dạy con cháu, làm nghề y lấy “cứu nhân độ thế” là chính nên không thể làm giàu. Đồng thời, những bài thuốc làm ra phải luôn an toàn tuyệt đối cho người bệnh bởi ông quan niệm “Mỗi bệnh nhân là sự cố gắng, cống hiến hết mình”.
Ghi nhận những đóng góp to lớn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền y học cổ truyền nước nhà cũng như chăm sóc sức khỏe nhân dân, Hội đồng Giải thưởng đã tiến hành bình chọn và trao giải thưởng Lê Hữu Trác cho ông. Đây là phần thưởng xứng đáng, khích lệ tinh thần dành cho Lương y Nho – một người đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Giải thưởng cũng là động lực giúp ông cố gắng hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng các bài thuốc cũng như trong công cuộc chăm sóc sức khỏe cộng đồng để xứng đáng với niềm tin và hi vọng của nhân dân trong cả nước.
Những cống hiến cho nền y học cổ truyền nước nhà của ông đã được ghi nhận qua Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Đông y, Bằng khen của Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, Chủ tịch Hội Đông y thành phố Hà Nội, Giải thưởng Lê Hữu Trác, Bảng vị vinh danh “Lương y tiêu biểu Vì sức khỏe cộng đồng”, tôn vinh thầy thuốc làm theo lời Bác…
Lương y Nguyễn Bá Nho đã sống và làm việc đúng như câu thơ của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác: “Thiện tâm cốt ở cứu người, sơ tâm nào có mưu cầu chi đâu”. Ông đã và đang giữ được cái tâm từ mẫu của một lương y, đóng góp thầm lặng cho sự nghiệp phát triển của nền y học nước nhà.
bn tham khảo nhé ! chúc bn học tốt ! ^^
Thầy thuốc như mẹ hiền
Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái không màng danh lợi.
Có lần một người thuyền chài có đứa con nhỏ bị bệnh đậu nặng , nhưng nhà nghèo không có tiền chữa. Lãn Ông biết tin bèn đến thăm . Giữa mùa hè nóng nực , cháu bé nằm trong chiếc thuyền nhỏ hẹp người đầy mụn mủ, mùi hôi tanh bốc lên nồng nặc . Nhưng Lãn Ông vẫn không ngại khổ . Ông ân cần chăm sóc đứa bé suốt một tháng trời và chữa khỏi bệnh cho nó. Khi từ giã nhà thuyền chài ông chẳng những không lấy tiền còn cho thêm gạo, củi .
Một lần khác, có người phụ nữ được ông cho thuốc và giảm bệnh . Nhưng rồi bệnh tái phát, người chồng đến xin đơn thuốc mới . Lúc ấy trời đã khuya lên Lãn Ông hẹn hôm sau đến khám kĩ mới cho thuốc . Hôm sau ông đến thì được tin người chồng đã lấy thuốc khác, nhưng không cứa được vợ . Lãn Ông rất hối hận. Ông ghi trong sổ thuốc của mình : '' Xét về việc thì người bệnh chết cho tay thầy thuốc khác , song về tình thì tôi như mắc phải tội giết người . Càng nghĩ càng hối hận ."
Là thầy thuốc nổi tiếng , Lãn Ông nhiều lần được vua chúa mời vào cung chữa bệnh và được tiến cử vào chức ngự y , song ông đã khéo chối từ .
Suốt đời Lãn Ông không vương vào vòng danh lợi . Ông có hai câu thơ tỏ chí của mình :
Công danh trước mắt trôi như nước
Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương.
Điền vào chỗ trống. Thành ngữ phù hợp với thầy thuốc Lãn Ông trong bài đọc "thầy thuốc như mẹ hiền" là "lương y như từ mẫu"
Nhân cách và tâm hồn danh y họ Lê còn được bộc lộ ngay trong suy nghĩ của ông khi kê đơn thuốc cho thế tử Trịnh Cán. Một đấu tranh quyết liệt trước tòa án lương tâm. Một bên là sự trói buộc của công danh, một bên là cái tâm của người thầy thuốc, cái đạo làm người, cái phận làm bề tôi. “Nếu mình làm có kết quả ngay thì sẽ bị danh lợi ràng buộc, không làm sao về núi được (...). Nhưng rồi lại nghĩ: “Cha ông mình đời đời yêu nước, ta phải dốc hết lòng thành, để nối tiếp cái lòng trung của cha ông mình mới được”. Có thể thấy Lê Hữu Trác là người không màng công danh, không ham bổng lộc. Ngược lại ông còn đấu tranh với chính mình để thoát khỏi sự ràng buộc ấy, để được sống tự do cùng núi non để tâm hồn thanh thản. Mặt khác ông cũng là người thầy thuốc có tâm huyết và giàu đức độ. Vì thế mà ông đã kê cho thế tử “phương thuốc hòa hoãn nếu không trúng thì cũng không sai bao nhiêu”, vì lương tâm không cho phép. Nếu làm sai thì sẽ phải phỉ báng cái nghề y của mình, sẽ có lỗi với lòng mình; nếu làm đúng và tốt thì sẽ bị danh lợi ràng buộc. Dù thế nào cũng phải giữ được cho tâm hồn trong sạch, giữ cho nhân cách được trọn vẹn. Cách lí giải về bệnh tình của Trịnh Cán cũng như diễn biến suy nghĩ, tâm trạng của ông khi kê đơn cho thấy Lê Hữu Trác là người thầy thuốc có lương tâm.(hơi dài)