Câu 1: Có 1 người có 9 đồng tiền, trong đó có 1 đồng là giả. Đồng tiền giả nhẹ hơn các đồng tiền còn lại. Cho 1 cái cân đĩa. Chỉ với 2 lần cân, làm cách nào để xác định đồng tiền giả? Câu 2: Có 10 túi tiền. Mỗi túi có 10 đồng tiền. Trong đó có 1 túi toàn tiền giả. Đồng tiền thật nặng 10g còn đồng tiền giả nặng 9g. Cho 1 cái cân đĩa. Chỉ với 1 lần cân, làm cách nào để xác định túi tiền giả?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài toán gốc trong tình huống này chính là bài toán cân ba đồng xu: “Có ba đồng xu giống hệt nhau, trong đó có một đồng xu giả nặng hơn các đồng xu còn lại. Bằng một lần cân, hãy tìm ra đồng xu giả đó.”
Cách làm như sau: Đặt 2 đồng xu bất kì lên cân.
- Nếu cân thăng bằng, đồng tiền còn lại là đồng tiền giả.
- Nếu cân không thăng bằng, đồng tiền giả nằm ở bên cân nặng hơn.
Bài toán 9 đồng tiền vàng cần thêm một lần cân để thu hẹp phạm vi đối tượng cần xem xét, từ 9 đồng tiền vàng xuống 3 đồng tiền vàng bằng cách: Chia 9 đồng tiền thành ba nhóm, mỗi nhóm 3 đồng.
Đặt hai trong ba nhóm lên hai đĩa cân.
- Nếu cân thăng bằng thì đồng tiền giả nằm trong nhóm ba đồng còn lại.
- Nếu cân không thăng bằng thì đồng tiền giả nằm trong nhóm ở bên cân nặng hơn.
Như vậy cần 2 lần cân để tìm ra đồng tiền giả trong 9 đồng tiền vàng.
Đáp án: chỉ cần 1 lần cân là xác định được túi tiền giả. Sau đây là lời giải của bạn Minh Châu: Đánh số thứ tự cho 10 túi từ 1 đến 10. Lấy trong các túi tiền từ 1 đến 9 ra số lượng đồng tiền bằng số thứ tự của túi, ví dụ túi số 1 lấy 1 đồng túi số 2 lấy 2...... đến túi số 9 thì lấy 9 đồng, rồi đem tất cả những đồng tiền lấy ra đó bỏ lên cân 1 lần duy nhất ( 1+2+3+4+5+6+7+8+9 = 45 đồng) Nếu cân được 450g có nghĩa là không có đồng tiền giả nào trong 9 túi, nên túi số 10 là tiền giả, Nếu thiếu 1g (tức là cân được 449g) thì túi số 1 là tiền giả, thiếu 2g thì túi số 2 là tiền giả ......... như vậy nếu thiếu đến 9g thì túi số 9 là tiền giả.
Vì đây là cân đĩa nên mỗi lần đặt lên đều tín 1 lần.
A.6
B.Chia 27 đồng làm 3 phần, mỗi phần 9 đồng, cân lần lược như sau:
Lần 1 đặt 1 phần lên cân, vì không thể biết đó là đồng tiền giả hay thật nên phải cân lần thứ 2 thì mới xác định.
Lần 2 cân phần 2 nếu nặng hơn thì phần 1 có chứa đồng tiền giả, còn nếu bằng nhau thì phần còn lại chứa đồng tiền giả.
Lần 3 lần 4 lần 5 và lần 6 Cân tương tự như trên.
a.3 lần
b.Lần 1:Chìa 27 đồng tiền thành 3 phần,đặt 2 phần lên hai đĩa cân, nếu cân bằng nhau thì phần còn lại có đồng tiền giả, nếu có một phần nhẹ hơn thì đồng tiền giả nằm trong phần nhẹ hơn.
Lần 2:Khi chia 27 thành ba phần thì mỗi phần có 9 đồng tiền,chia thành 3 phần ,mỗi phần 3 đồng,đặt hai phần lên cân nếu như cân bằng nhau thì đồng tiền giả trong phần còn lại ,nếu như có một phần nhẹ hơn thì đồng tiền giả trong phần nhẹ hơn.
Lần 3: Chia 3 đồng thành ba phần,mỗi phần 1 đồng tiền ,đặt 2 đồng lên hai đĩa cân, nếu như cân bằng nhau thì đồng tiền giả chính là đồng tiền chưa cân, nều như có phần nhẹ hơn thì đồng tiền giả chính là phần nhẹ hơn.
Chia ra làm 3 nhóm, hai nhóm 3 đồng tiền và một nhóm 2 đồng tiền.
Cân hai nhóm 3 đồng tiền, nếu hai nhóm nặng bằng nhau thì đồng tiền giả sẽ ở nhóm cuối cùng và ta chỉ cần cân nốt hai đồng tiền còn lại và đồng nào nặng hơn thì nó là tiền giả.
Nếu hai nhóm nặng không bằng nhau,ta lấy nhóm nặng hơn và lấy hai đồng tiền bất kì trong nhóm đó rồi cân với nhóm 2 đồng tiền,nếu hai đĩa cân bằng nhau thì đồng tiền giả là đồng còn lại.
Nếu hai đĩa cần không bằng nhau thì ta lấy nhóm nặng hơn và cân hai đồng tiền trong nhóm đó, nếu đồng nào nặng hơn thì đó là đồng tiền giả.
Cav đá
Chỉ cần 2 lần cân:
- Lần 1: Chia 9 đồng thành 3 phần, mỗi phần có 3 đồng tiền (3 ; 3; 3). Đặt phần thứ nhất và phần thứ hai lên cân, nếu phần nào nhẹ hơn thì phần đó chứa đồng giả, nếu hai phần này bằng nhau thì đồng giả nằm ở phần thứ ba.
- Lần 2: Sau lần cân 1 ở trên đã xác định được phần chứa đồng giả. Phần này có 3 đồng, trong đó chỉ có 1 đồng giả. Đặt 2 đồng tiền bất kỳ lên hai đĩa cân, nếu đồng nào nhẹ hơn thì đồng đó là đồng giả, nếu hai đồng này bằng nhau thì đồng còn lại là đồng giả.