4. Tác giá phân chia sự khác biệt thành hai loại: sự "khác biệt vô nghĩa” (qua cách thể hiện của số đông các bạn trong lớp) và sự “khác biệt có ý nghĩa" (qua cách thê hiện của J). Em có đồng tỉnh với cách phân chia như thế không? Vi sao?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Em đồng tình với cách phân chia đó. Vì trở nên khác biệt là điều không khó nhưng cách thức mỗi người muốn mình trở nên khác biệt lại thể hiện được chính bản thân mỗi người. Những người chọn cách thức khác biệt đi vào chiều sâu, tìm kiếm một ý nghĩa thì sẽ đem lại ấn tượng sâu sắc hơn.
- Khác biệt vô nghĩa là sự khác biệt bề ngoài, có tính chất dễ dãi, không cần huy động khả năng gì đặc biệt. Đó có thể là cách ăn mặc, kiểu tóc, những động tác lạ mắt, sự sôi động ồn ào gây chú ý,… Vì dễ, cho nên hầu như ai muốn cũng có thể bắt chước.
- Ngược lại, muốn tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa, con người cần có trí tuệ, biết nhận thức về các giá trị, phải có các năng lực cần thiết, có bản lĩnh, sự tự tin,… Những năng lực và phẩm chất quý giá ấy không phải ai cũng có được.
Tham khảo:
- Số đông thường thể hiện sự khác biệt vô nghĩa: vì sự khác biệt đó rất dễ để thực hiện, không cần phải suy nghĩ, nghiên cứu lâu dài, và thường chỉ dừng lại ở hình ảnh ngoại hình, hành động lố lăng, xấu xí...
- Muốn tạo ra sự khác biệt có nghĩa, con người cần phải có vốn tri thức phong phú, có sự tin tin, bản lĩnh là chính mình, luôn vững vàng trước sóng gió, thử thách, luôn muốn đào sâu khám phá những điều mới lạ.
- Một bên, số đông các bạn trong lớp tạo sự khác biệt bằng cách ăn mặc quái lạ, kì dị, làm những trò lố,…
- Một bên (duy nhất chỉ có J) vẫn ăn mặc bình thường như mọi ngày khi đến trường, nhưng thể hiện sự khác biệt bằng phong thái điềm tĩnh, thái độ nghiêm túc, lễ độ nhưng dõng dạc khi trả lời những câu hỏi của giáo viên, tự tin bắt tay thầy giáo khi tiết học kết thúc, …
Sự khác biệt ấy thể hiện một bên tạo sự khác biệt bằng cách ăn mặc quái lạ, kì dị, làm những trò lố, một bên ( duy nhất chỉ có J) vẫn ăn mặc bình thường như mọi ngày đến trường, nhưng thể hiện sự khác biệt bằng phong thái điềm tĩnh, thái độ nghiêm túc, lễ độ nhưng dõng dạc khi trả lời những câu hỏi của GV, tự tin bắt tay với thầy giáo khi tiết học kết thúc,…
Sự khác biệt về ngôn ngữ giữa các vùng miền đã góp phần làm vón từ Tiếng Việt thêm giàu đẹp. Việc tôn trọng sự khác biệt về ngôn ngữ cũng chính là tôn trọng sự khác biệt về văn hóa giữa các vùng miền.
Từ ngữ | Miền Bắc | Miền Trung | Miền Nam |
bát | bát | Đọi | Chén, tô |
Quả roi | Quả roi | Quả đào | Quả mận |
Cải cúc | Cải cúc | Tàng ô | Tần ô |
Khi soạn bài Hai loại khác biệt – Kết nối tri thức, em đồng tình với cách phân chia đó. Vì trở nên khác biệt là điều không khó nhưng cách thức mỗi người muốn mình trở nên khác biệt lại thể hiện được chính bản thân mỗi người. Những người chọn cách thức khác biệt đi vào chiều sâu, tìm kiếm một ý nghĩa thì sẽ đem lại ấn tượng sâu sắc hơn.