Khai thác thông tin trong bài và lược đồ 17.5, em hãy vẽ sơ đồ tư duy diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên 1258.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những nét chính của cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ năm 1258:
- Tháng 1 – 1258, 3 vạn quân Mông Cổ do tướng Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, từ Vân Nam tiến vào Đại Việt.
- Vua Trần Thái Tông trực tiếp chỉ huy trận Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc). Trước thế giặc mạnh, quân ta tạm thời rút lui để bảo toàn lực lượng.
- Nhà Trần thi hành kế sách “vườn không nhà trống”, quân Mông Cổ chiếm được Thăng Long nhưng chỉ là một tòa thành trống rỗng.
- Trước tình cảnh khó khăn của quân giặc, nhà Trần mở cuộc tấn công quyết định vào Đông Bộ Đầu (Hà Nội ngày nay). Quân Mông Cổ thua trận, rút chạy khỏi Thăng Long.
Những nét chính của cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ năm 1258:
- Tháng 1 – 1258, 3 vạn quân Mông Cổ do tướng Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, từ Vân Nam tiến vào Đại Việt.
- Vua Trần Thái Tông trực tiếp chỉ huy trận Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc). Trước thế giặc mạnh, quân ta tạm thời rút lui để bảo toàn lực lượng.
- Nhà Trần thi hành kế sách “vườn không nhà trống”, quân Mông Cổ chiếm được Thăng Long nhưng chỉ là một tòa thành trống rỗng.
- Trước tình cảnh khó khăn của quân giặc, nhà Trần mở cuộc tấn công quyết định vào Đông Bộ Đầu (Hà Nội ngày nay). Quân Mông Cổ thua trận, rút chạy khỏi Thăng Long.
- Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi sau chưa đầy một tháng.
Tham khảo
- Kháng chiến chống Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất (1873 - 1874):
+ Cuối năm 1873, thực dân Pháp của Ph.Gác-ni-ê đưa quân ra Bắc, dùng vũ lực chiếm thành Hà Nội. Sau đó quân Pháp tỏa đi đánh chiếm các tỉnh Bắc Kỳ.
+ Quân triều đình ở thành Hà Nội dưới sự chỉ huy của Tổng đốc Nguyễn Tri Phương đã anh dũng chiến đấu nhưng thất bại.
+ Nhân dân Bắc Kỳ ở khắp nơi nổi dậy đấu tranh, tiêu biểu là: chiến thắng Cầu Giấy (tháng 12/1873), khiến tướng Ph.Gác-ni-ê của Pháp tử trận, quân Pháp hoang mang.
+ Giữa lúc tinh thần kháng chiến của nhân dân đang lên cao, năm 1874, nhà Nguyễn tiếp tục kí với Pháp bản Hiệp ước Giáp Tuất, thừa nhận chủ quyền của Pháp ở 6 tỉnh Nam Kì và nhiều điều khoản bất lợi khác.
- Kháng chiến chống Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ hai (1882 - 1883):
+ Tháng 4/1882, Pháp xâm lược Bắc Kỳ lần 2, chiếm được thành Hà Nội và dần dần kiểm soát được toàn bộ các tỉnh thuộc Đồng bằng Bắc Bộ.
+ Quân triều đình ở thành Hà Nội dưới sự chỉ huy của Tổng đốc Hoàng Diệu đã anh dũng chiến đấu nhưng thất bại.
+ Nhân dân Bắc Kỳ ở khắp nơi nổi dậy đấu tranh chống Pháp, tiêu biểu là: chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai (tháng 5/1883).
- Thực dân Pháp tấn công Thuận An, nhà Nguyễn đầu hàng (1884):
+ Lợi dụng triều đình lục đục khi vua Tự Đức mất, Pháp quyết định đánh thẳng vào Huế, buộc triều Nguyễn phải đầu hàng.
+ Tháng 8/1883, Pháp đánh chiếm cửa biển Thuận An (sát kinh thành Huế).
+ Triều đình nhà Nguyễn hoảng hốt, cử người tới điều đình và kí với Pháp bản Hiệp ước Hác-măng. Tới tháng 6/1884, nhà Nguyễn tiếp tục kí với Pháp bản Hiệp ước Pa-tơ-nốt.
Tham khảo:
- Chiến sự ở Đà Nẵng (tháng 9/1858 - tháng 2/1862):
+ Chiều ngày 31/8/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. Sáng 1/9/1858, Pháp nổ súng tấn công và đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà, mở đầu quá trình xâm lược Việt Nam.
+ Dưới sự chỉ huy trực tiếp của Nguyễn Tri Phương, nhân dân cùng với quân đội triều đình đẩy lùi nhiều đợt tấn công, cầm chân liên quân Pháp - Tây Ban Nha suốt 5 tháng trên bán đảo Sơn Trà. => Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bước đầu thất bại.- Chiến sự ở Đông Nam Kì (tháng 2/1859 - tháng 6/1862):
+ Sau thất bại ở Đà Nẵng, Pháp chuyển quân vào Nam Kỳ. Ngày 17/2/1859, quân Pháp tấn công và nhanh chóng chiếm được thành Gia Định. Tuy nhiên, do vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân, nên sau đó, Pháp buộc phải phá thành, rút xuống cố thủ trong các tàu chiến. => Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp thất bại hoàn toàn.
+ Năm 1860, do phải san sẻ lực lượng cho các chiến trường khác nên lực lượng quân Pháp ở Gia Định còn lại rất mỏng. Tuy nhiên, quân đội triều đình không nắm bắt thời cơ, mà vẫn “thủ hiểm”, phòng ngự trong Đại đồn Chí Hòa.
+ Đầu năm 1861, sau khi giải quyết được khó khăn, Pháp tập trung lực lượng tấn công Đại đồn Chí Hòa, đánh chiếm Gia Định, tiếp đó, mở rộng đánh chiếm các tỉnh: Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long.
+ Tháng 6/1862, triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp bản Hiệp ước Nhâm Tuất.
+ Bất chấp sự hoà hoãn của triều đình, phong trào kháng Pháp của nhân dân Đông Nam Kỳ diễn ra sôi nổi và ngày càng lan rộng. Tiêu biểu là: nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp,…
- Giai đoạn từ 1862 - 1874:
+ Sau Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Bắc Kì và Trung Kì; ngăn cản phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì.
+ Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình nhà Nguyễn, năm 1867, thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên)
+ Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân các tỉnh Nam Kì vẫn tiếp diễn ngày càng mạnh mẽ, dưới nhiều hình thức.+ Từ 1867 - 1873, thực dân Pháp từng bước thiết lập bộ máy cai trị ở Nam Kì, dùng 6 tỉnh Nam Kỳ làm bàn đạp tấn công Cam-pu-chia và tìm cơ hội đánh chiếm hết Việt Nam.
tham khảo
Yêu cầu số 1:
Yêu cầu số 2: Điểm chung về tinh thần chống giặc ngoại xâm của vua quan và nhân dân nhà Trần đó là: tất cả vua quan, cùng toàn bộ nhân dân nhà Trần đều chung một lòng quyết tâm chống giặc ngoại xâm, quyết không đầu hàng địch