Mô tả và nêu nhận xét về tổ chức chính quyền thời Đinh- Tiền Lê.
K
Khách
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những câu hỏi liên quan
- Thời Đinh, chính quyền được kiện toàn dần
+ Hoàng đế đứng đầu triều đình trung ương
+ Giúp vua trị nước có các cao tăng và hai ban văn, võ
+ Đinh Tiên Hoàng cử các tướng lĩnh thân cận giữ các chức vụ chủ chốt
+ Chính quyền địa phương gồm các cấp: đạo (châu), giáp, xã.
- Thời Tiền Lê
+ Vua đứng đầu chính quyền trung ương
+ Phong vương cho các con và cử đi trấn giữ những nơi quan trọng
+ Giúp vua lo việc nước có Thái sư, đại sư và các quan văn, võ
+ Ở địa phương, năm 1002, vua đổi đạo thành lộ, phủ, châu rồi đến giáp
+ Đơn vị cơ sở là xã
+ Quân đội gồm 2 bộ phận là: cấm quân (bảo vệ kinh thành) và quân địa phương
+ Thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”
* Nhận xét: Bộ máy chính quyền thời Đinh - Tiền lê được tổ chức chặt chẽ
- Vua là người đứng dầu nhà nước cai quản mọi công việc. Ở những nơi chủ chốt, quan trọng nhà vua đều cử những người thân cận, uy tín nắm giữ; Chính quyền địa phương cũng được tổ chức chặt chẽ, chia thành các đơn vị hành chính, cấp bậc khác nhau
- Đặc biệt thời Tiền Lê thực hiện chính sách “Ngụ binh ư nông” vừa phát triển kinh tế, vừa củng cố quân đội, quốc phòng.