Dựa vào sơ đồ 13.1 và thông tin trong bài em hãy mô tả quá trình hình thành và phát triển của vương quốc Lào.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Năm 802, một người trong hoàng tộc Giay-a-vác-man II đã giành được độc lập, lập ra triều đại Ăng-co.
Từ thế kỉ IX đến thế kỉ X là thời kì vương quốc Ăng-co khôi phục và củng cố.
Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIII, thời kì Ăng-co phát triển thịnh vượng và đạt được nhiều thành tựu.
Từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XV, Ăng-co bước vào thời kì suy thoái khi liên tục bị người Thái tấn công và cướp phá.
Năm 1432, học chuyển dần địa bàn cư trú về bờ nam Biển Hồ. Lịch sử gọi đó là thời kì hậu Ăng-co.
Quá trình hình thành và phát triển các quốc gia Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI:
- Thế kỉ X, nhà nước độc lập, thống nhất của người Việt được thành lập.
- Các nhà nước đã ra đời trước thế kỉ X như: Cam-pu-chia, Pa-gan, Sri Vijava bước vào thời kì thống nhất và phát triển.
- Thế kỉ XIII, Đại Việt chặn đứng được cuộc xâm lược của quân Mông-Nguyên và bước vào giai đoạn phát triển rực rỡ.
- Các quốc gia nói tiếng Thái như Sukhothai, Ayutthaya ở lưu vực sông Mê Nam, vương quốc Majapahit lần lượt ra đời.
- Đầu thế kỉ XV, vương quốc Malacca được thành lập và phát triển thịnh vượng ở Đông Nam Á.
- Một số quốc gia phát triển nông nghiệp thời kì này: Đại Việt, Cam-pu-chia, A-út-thay-a. Thương mại thì có Malacca, Mô-giô-pa-hít.
Tham khảo!
- Năm 1967, cộng đồng châu Âu bao gồm 6 thành viên là CHLB Đức, Pháp, I - ta- li- a, Hà Lan, Bỉ,Lúc xăm bua được hợp nhất tự cộng đồng Than và thép châu Âu, Cộng đồng kinh tế châu Âu, Cộng đồng Nguyên tử châu Âu.
- Đến năm 2022 EU có 27 thành viên chính thức. Tổng diện tích là 4.2 triệu km2. Tổng số dân là 446.9 triệu người. Với GDP là 17 088,6 tỉ USD.
Quá trình hình thành Trái Đất:
- Những thiên thể trong hệ Mặt Trời hình thành từ 1 đám mây bụi và khí lạnh hình đĩa với các vành xoắn ốc quay tương đối chậm.
- Trong quá trình chuyển động, các hạt bụi va chạm lẫn nhau, nóng lên, dính kết với nhau.
- Khối bụi lớn nhất tập trung ở trung tâm, hình thành Mặt Trời.
- Những vành xoắn ốc phía ngoài dần kết tụ lại dưới tác dụng của trọng lực, trở thành các hành tinh, trong đó có Trái Đất.
Tham khảo
- Các biểu hiện của quá trình hình thành chủ nghĩa đế quốc ở châu Âu và Mỹ:
+ Xuất hiện các công ty độc quyền, dưới những hình thức khác nhau, như: các-ten; xanh-đi-ca; tơ-rớt,… các công ty độc quyền này có khả năng chi phối, lũng đoạn đời sống kinh tế, chính trị ở các nước.
+ Sự kết hợp giữa tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp tạo nên tầng lớp tư bản tài chính.
+ Tầng lớp tư bản tài chính chú trọng hoạt động xuất khẩu tư bản, dưới các hình thức như: đầu tư sản xuất, kinh doanh ở các nước thuộc địa và phụ thuộc; cho vay lãi, giành quyền kiểm soát qua thâu tóm cổ phiếu,...
+ Các nước tư bản tăng cường cạnh tranh xâm lược thuộc địa.
- Chủ nghĩa tư bản phát triển thành chủ nghĩa đế quốc vào thời điểm: cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
Tham khảo!
Yêu cầu số 1: Các nước đã gia nhập ASEAN:
- Hiện nay, ASEAN gồm 10 quốc gia thành viên, là: Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Thái Lan, Mianma, Xingapo, Việt Nam, Lào, Campuchia, Brunây.
Yêu cầu số 2: Quá trình hình thành và phát triển của ASEAN
- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào ngày 8/8/1967 tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 quốc gia thành viên ban đầu là: Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Xingapo và Thái Lan.
- Năm 2021, ASEAN gồm 10 thành viên, các thành viên gia nhập sau này gồm: Brunây (1984), Việt Nam (1995), Lào và Mianma (1997), Campuchia (1999).
- Ngày 22/11/2015, trong cuộc họp thượng đỉnh tại thủ đô Cuala Lămpơ (Malaixia), lãnh đạo các quốc gia ASEAN đã kí kết tuyên bố chung, chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN.
- Cộng đồng ASEAN đã chính thức trở thành một thực thể pháp lí vào ngày 31/12/2015.
Yêu cầu số 3:
♦ Mục tiêu của ASEAN: Các mục tiêu chính của ASEAN được quy định trong Hiến chương bao gồm:
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa của các nước thành viên, thu hẹp khoảng cách phát triển.
- Thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực, duy trì một khu vực không có vũ khí hạt nhân và vũ khí huỷ diệt hàng loạt.
- Thúc đẩy hợp tác, tích cực và hỗ trợ lẫn nhau giữa các nước thành viên về vấn đề cùng quan tâm (kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, hành chính,...).
- Duy trì hợp tác chặt chẽ cùng có lợi giữa ASEAN với các nước hoặc tổ chức quốc tế khác.
=> Mục tiêu chung: đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, an ninh, ổn định, cùng phát triển hướng đến “Một Tầm nhìn, Một Bản sắc, Một Cộng đồng”
♦ So sánh mục tiêu giữa ASEAN và EU:
- Giống nhau: thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia thành viên trên nhiều lĩnh vực, như: kinh tế, văn hóa, an ninh - quốc phòng,…
- Khác nhau:
+ EU: sự thống nhất, liên kết giữa các nước thành viên xuất phát từ lĩnh vực kinh tế, thương mại.
+ ASEAN: động cơ liên kết ban đầu của các nước là hợp tác về chính trị - an ninh (do chịu ảnh hưởng sâu sắc từ bối cảnh thế giới và khu vực lúc bấy giờ).
tham khảo
Châu thổ sông Hồng có diện tích khoảng 15 000 km3, được bao bọc bởi địa hình đồi núi phía bắc và phía tây, mở rộng về phía vịnh Bắc Bộ theo hướng đông nam.
Châu thổ sông Hồng được hình thành trong thời gian dài nhờ phù sa của hai hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi tụ trầm tích trên vùng trũng:
- Có nhiều phụ lưu lớn (sông Đà, sông Lô,..) và chi lưu (sông Đuống, sông Luộc, sông Đáy,...), giữ vai trò chính trong việc bồi tụ châu thổ; Có xu hướng lấn ra biển với tốc độ trung bình khoảng 80 - 100m/năm, tiêu biểu như ở Thái Bình, Ninh Bình.
- Hệ thống sông Thái Bình được hợp lưu bởi sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam và một số phụ lưu khác, chảy đến hạ lưu thì chia ra các nhánh như sông Kinh Thầy, sông Bạch Đằng, sông Cấm,... Hệ thống sông Thái Bình góp phần vào việc bồi tụ nên châu thổ này.
Ở phía bắc châu thổ sông Hồng có nhiều đồi núi sót, phía nam còn nhiều ô trũng giữa sông Hồng và sông Đáy. Trong 2000 năm gần đây, châu thổ sông Hồng có nhiều thay đổi do hoạt động đắp đê, lấn biển ở vùng châu thổ và sự xuất hiện các công trình thuỷ lợi — thuỷ điện ở vùng thượng nguồn.
Tham khảo
- Châu thổ sông Hồng có diện tích khoảng 15.000 km2, được hình thành trong thời gian dài nhờ phù sa của hai hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi tụ trầm tích trên vùng trũng:
+ Hệ thống sông Hồng có nhiều phụ lưu lớn và chi lưu, giữ vai trò chính trong việc bồi tụ châu thổ. Nhờ có lượng phù sa lớn nên châu thổ sông Hồng có xu hướng lấn ra biển với tốc độ trung bình khoảng 80 - 100m/năm, tiêu biểu như ở Thái Bình, Ninh Bình.
+ Hệ thống sông Thái Bình được hợp lưu bởi sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam và một số phụ lưu khác, chảy đến hạ lưu thì chia ra các nhánh như sông Kinh Thầy, sông Bạch Đằng, sông Cấm,... Hệ thống sông Thái Bình góp phần vào việc bồi tụ nên châu thổ sông Hồng.
- Ở phía bắc châu thổ sông Hồng có nhiều đồi núi sót, phía nam còn nhiều ô trũng giữa sông Hồng và sông Đáy.
- Trong 2000 năm gần đây, châu thổ sông Hồng có nhiều thay đổi do hoạt động đắp đê, lấn biển ở vùng châu thổ và sự xuất hiện các công trình thuỷ lợi - thuỷ điện ở vùng thượng nguồn.
Tham khảo
- Châu thổ sông Cửu Long là một phần của châu thổ sông Mê Công, rộng khoảng 40.000 km2. Đây là châu thổ trẻ, có quá trình hình thành chủ yếu cách đây hơn 2.000 năm, được bồi đắp bởi phù sa sông Cửu Long và ảnh hưởng của các đợt biển tiến, biển thoái.
- Hệ thống sông Cửu Long gồm hai dòng chính là sông Tiền và sông Hậu cùng hệ thống kênh, rạch chằng chịt, có lượng phù sa lớn nên đồng bằng phát triển nhanh, mỗi năm lấn ra biển khoảng 100 m như ở bán đảo Cà Mau (Cà Mau).
- Châu thổ sông Cửu Long còn nhiều ô trũng lớn chưa được phù sa bồi đắp ở Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, trung tâm bán đảo Cà Mau. Do địa hình thấp nên hằng năm, các vùng trũng này bị ngập nước vào mùa lũ.
- Ở bãi triều ven biển và vùng cửa sông của châu thổ, rừng ngập mặn rất phát triển.
tham khảo
-Châu thổ sông Cửu Long là một phần của châu thổ sông Mê Công, rộng khoảng 40 000 km2. Đây là châu thổ trẻ, có quá trình hình thành chủ yếu cách đây hơn 2000 năm, được bồi đắp bởi phù sa sông Cửu Long và ảnh hưởng của các đợt biển tiến, biển thoái.
-Hệ thống sông Cửu Long gồm hai dòng chính là sông Tiền và sông Hậu cùng hệ thống kênh, rạch chằng chịt, có lượng phù sa lớn nên đồng bằng phát triển nhanh, mỗi năm lấn ra biển khoảng 100 m như ở bán đảo Cà Mau (Cà Mau).
-Châu thổ sông Cửu Long còn nhiều ô trũng lớn chưa được phù sa bồi đắp. Do địa hình thấp nên hằng năm, các vùng trũng này bị ngập nước vào mùa lũ
-Ở bãi triều ven biển và vùng cửa sông của châu thổ, rừng ngập mặn rất phát triển.
- Vua chỉ huy quân đội, quan đứng đầu các mường. Kinh đô ban đầu ở Mường Xoa, sau chuyển về Viêng Chăn.
- Cuối thế kỉ XIV, cư dân dần trở nên đông đúc, đời sống thanh bình.
- Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, phát triển nghề thủ công truyền thống, trao đổi buôn bán với các nước láng giềng.
- Đối ngoại: Lan Xang giữ quan hệ hòa hiếu với Can-pu-chia và Đại Việt. Kiên quyết chống quân xâm lược (chống Miến Điện năm 1565).
Giai đoạn trước năm 1353:
- Từ xa xưa, người Lào Thơng sinh sống, là chủ nhân của văn hóa cánh đồng Chum.
- Từ thế kỉ XIII, một nhóm người nói tiếng Thái đến định cư ở những vùng đồng bằng ven sông Mê Công, họ được gọi là người lào Lùm.
Giai đoạn từ 1353 đến thế kỉ XVIII
- Năm 1353, một tộc trưởng tên Pha Ngừm đã tập hợp và thống nhất các tộc Lào, lên ngôi vua, đặt tên nước là Lan Xang (nghĩa là Triệu Voi).
- Vương quốc Lan Xang phát triển và đạt đến sự thịnh vượng trong các thế kỉ XVI-XVII.