Dựa vào thông tin trong mục b và hình 2, hãy cho biết các đặc điểm nổi bật của khí hậu châu Phi.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Các đới khí hậu ở châu Phi:
+ Đới khí hậu xích đạo;
+ Đới khí hậu cận xích đạo;
+ Đới khí hậu nhiệt đới;
+ Đới khí hậu cận nhiệt.
- Đặc điểm chung của khí hậu châu Phi:
+ Khí hậu khô nóng bậc nhất thế giới, nhiệt độ trung bình năm trên 20oC, lượng mưa thấp.
+ Các đới khí hậu phân bố gần như đối xứng nhau qua Xích đạo.
Tham khảo!!!
- Cộng hòa Nam Phi là một trong những nước có nền công nghiệp phát triển nhất châu Phi.
- Mặc dù tỉ trọng trong GDP có xu hướng giảm nhưng công nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng, chiếm 23,4% GDP và khoảng 25% lực lượng lao động của đất nước (năm 2020); tạo nên nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng.
- Công nghiệp khai thác khoáng sản:
+ Là ngành công nghiệp mũi nhọn, tạo ra nguồn việc làm cho 451,4 nghìn người (năm 2020) và đem lại nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho nền kinh tế.
+ Cộng hòa Nam Phi là nhà sản xuất lớn nhất thế giới về bạch kim, vàng và crôm.
+ Công nghiệp khai thác khoáng sản tập trung ở khu vực nội địa.
- Một số ngành công nghiệp quan trọng khác của Cộng hòa Nam Phi là: sản xuất ô tô, luyện kim, dệt may, hóa chất, chế biến thực phẩm, chế biến lâm sản.
- Các trung tâm công nghiệp chính là: Kếp tao, Giô-han-ne-xbua, Po Ê-li-da-bét, Đông Luân Đôn và Đuốc-ban.
Khí hậu có sự phân hóa từ Bắc đến Nam, Đông Tây tạo nên các kiểu và các đới khí hậu khác nhau.
-Đới khí hậu cận cực: quanh năm lạnh lẽo, lượng mưa trung bình năm dưới 500mm
-Đới khí hậu ôn đới phân thành 2 kiểu:
+Khí hậu ôn đới hải dương: ôn hòa, mùa đông thì tương đối ấm, mùa hạ mát mẻ; mưa quanh năm, lượng mưa trung bình năm từ 800–1000mm trở lên.
+Khí hậu ôn đới lục địa: mùa đông lạnh khô, mùa hạ nóng ẩm; lượng mưa trung bình năm nhỏ dưới 500mm, mưa chủ yếu vào mùa hạ.
–Đới khí hậu cận nhiệt: Chỉ có một kiểu cận nhiệt địa trung hải (mùa hạ nóng khô thời tiết ổn định, mùa đông ấm, mưa nhiều lượng mưa từ 500-700 mm).
– Ngoài ra khí hậu còn phân hóa theo độ cao.
- Đặc điểm nổi bật của địa hình bề mặt châu Nam Cực: Địa hình châu lục giống một cao nguyên băng khổng lồ cao ở trung tâm, thấp dần ra ngoài rìa lục địa. Ngoài ra còn có các băng thềm lục địa.
Tham khảo!
a) Nông nghiệp
- Đóng góp 2,5% vào GDP (năm 2020), nhưng có vai trò quan trọng:
+ Giải quyết việc làm cho dân cư ở khu vực nông thôn;
+ Tạo ra nguồn thu ngoại tệ đáng kể nhờ xuất khẩu các mặt hàng nông sản
+ Đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
- Diện tích đất trồng trọt chỉ chiếm 1/5 diện tích đất nông nghiệp. Các cây trồng quan trọng là ngô, đậu tương, lúa mì, mía, hướng dương, cây ăn quả các loại.
- Chăn nuôi quảng canh chiếm 4/5 diện tích đất nông nghiệp. Các vật nuôi phổ biến là bỏ, cửu, dê, lợn....
- Nông nghiệp của Cộng hòa Nam Phi có sự phân hóa theo vùng:
+ Hoạt động trồng trọt thâm canh và chăn nuôi hỗn hợp tập trung chủ yếu ở những khu vực có tài nguyên đất và nguồn nước thuận lợi như vùng ven biển đông nam và phía nam, hình thành các vùng chuyên canh cây lương thực, cây công nghiệp và cây ăn quả;
+ Chăn nuôi gia súc thường phân bố ở các vùng khô hạn trong nội địa.
b) Lâm nghiệp
- Là ngành có ý nghĩa quan trọng đối với Cộng hòa Nam Phi.
- Mặc dù chỉ đóng góp 0,6% vào GDP (năm 2020) nhưng đây là ngành cung cấp nguồn nguyên liệu cho nhiều ngành khác như: sản xuất giấy, bột giấy; đặc biệt, lâm nghiệp có ý nghĩa lớn đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học, đảm bảo sử dụng bên vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Rừng trồng của Nam Phi có thể cung cấp hằng năm từ 15 đến 18 triệu m3 gỗ. Mô hình đồn điền trồng cây lấy gỗ đang ngày càng được đầu tư, phát triển cho năng suất cao.
c) Thuỷ sản
- Ngành thuỷ sản chưa thực sự phát triển, mới chỉ đóng góp khoảng 0,1% vào GDP (năm 2020).
+ Sản lượng thuỷ sản khai thác ngày càng tăng, năm 2020 đạt 602,7 nghìn tấn.
+ Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng có xu hướng tăng lên song còn thấp, đạt 9,7 nghìn tấn (năm 2020).
- Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản đang ngày càng được chú trọng theo hướng phát triển bền vững.
(Em chỉ cần chọn 1 trong 3 kiểu môi trường được trình bày bên dưới để ghi vào vở).
Đặc điểm của một trong các môi trường tự nhiên ở Châu Phi:
* Môi trường Xích đạo
- Phạm vi: Gồm bồn địa Công-gô và duyên hải phía bắc vịnh Ghi-nê.
- Khí hậu nóng và ẩm điều hoà, thảm thực vật rừng rậm xanh quanh năm.
* Hai môi trường nhiệt đới
- Phạm vi: gần như trùng với ranh giới đới khí hậu cận xích đạo.
- Có sự phân hoá ra mùa mưa và mùa khô rõ rệt.
- Thảm thực vật chủ yếu là rừng thừa và xa van cây bụi.
- Động vật: nhiều loài ăn cỏ (ngựa vằn, sơn dương, hươu cao cổ,...) và ăn thịt (sư tử, báo gấm,...).
* Hai môi trường cận nhiệt
- Phạm vi: phần cực bắc và cực nam châu Phi.
- Mùa đông ấm, ẩm và mưa nhiều; mùa hạ nóng, khô.
- Thảm thực vật là rừng và cây bụi lá cứng.
- Đặc điểm sông, hồ ở Châu Phi:
+ Mạng lưới sông ngòi của phân bố không đều, tùy thuộc vào lượng mưa.
+ Các sông có nhiều thác ghềnh không thuận lợi cho giao thông nhưng có trữ năng thủy điện lớn.
+ Có nhiều hồ lớn.
- Vị trí các sông và hồ lớn ở châu Phi:
Sông
+ Sông Nin: nằm ở phía đông bắc châu Phi, đổ ra biển Địa Trung Hải.
+ Sông Ni-giê và Xê-nê-gan: nằm ở phía tây bắc châu Phi, đổ ra vịnh Ghi-nê.
+ Sông Công-gô: nẳm ở Trung Phi, đổ ra Đại Tây Dương.
+ Sông Dăm-be-đi: nằm ở Nam Phi, đổ ra Ấn Độ Dương.
Hồ
+ Hồ Vích-to-ri-a: nằm ở sơn nguyên Đông Phi.
+ Hồ Sát: nằm ở bồn địa Sát.
- Đặc điểm khí hậu châu Á:
+ Khí hậu phân hóa đa dạng thành nhiều đới, như: đới khí hậu cực và cận cực; đới khí hậu ôn đới; đới khí hậu cận nhiệt và đới khí hậu nhiệt đới.
+ Mỗi đới lại có nhiều kiểu khí hậu, có sự khác biệt lớn về chế độ nhiệt, gió và mưa.
- Phạm vi của các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa.
+ Khí hậu gió mùa có ở Đông Á; Đông Nam Á và Nam Á.
+ Khí hậu lục địa phân bố chủ yếu trong các vùng nội địa và ở khu vực Tây Nam Á.
- Ý nghĩa của khí hậu đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên:
+ Tạo nên sự đa dạng của các sản phẩm nông nghiệp và hình thức du lịch ở các khu vực khác nhau.
+ Chịu nhiều tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu, vì vậy, cần phải có các biện pháp để phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Các biển và đại dương mà châu Phi tiếp giáp:
+ Biển: Biển Địa Trung Hải, biển Đỏ.
+ Đại dương: Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương
- Đặc điểm nổi bật về vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của châu Phi:
+ Vị trí địa lí: phần lục địa kéo dài từ khoảng 47o20’B đến 34o52’N. Đại bộ phận lãnh thổ nằm giữa hai đường chí tuyến, tương đối cân xứng hai bên đường xích đạo.
+ Hình dạng: dạng hình khối “mập mạp”, đường bờ biển ít bị chia cắt, có rất ít các vịnh biển và bán đảo lớn.
+ Kích thước: diện tích khoảng 30,3 triệu km² (lớn thứ 3 thế giới).
Châu Phi có khí hậu khô nóng bậc nhất thế giới, nhiệt độ trung bình năm trên 20oC, lượng mưa tương đối thấp. Các đới khí hậu phân bố đối xứng qua xích đạo, gồm:
- Khí hậu xích đạo: mưa nhiều quanh năm, nóng ẩm.
- Khí hậu cận xích đạo: chịu tác động của gió mùa, một mùa nóng ẩm, mưa nhiều, một mùa khô, mát.
- Khí hậu nhiệt đới: mang tính lục địa, khô nóng, khu vực Nam Phi ẩm và đỡ nóng hơn.
- Khí hậu cận nhiệt: mùa đông ấm, ẩm, mưa nhiều, mùa hạ khô