chọn 3 đoạn văn hoặc thơ ( có cả thơ lẫn văn ) sau đó chỉ ra và phân tích tác dụng biện pháp tu từ sử dụng trong đó
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ"
Ẩn dụ: "mặt trời trong lăng rất đỏ"
Tác dụng:
+ Về mặt nghệ thuật: tăng tính hình ảnh cho đoạn thơ, gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc
+ Về nội dung:
- Mặt trời ẩn dụ cho Bác Hồ, qua hình ảnh ẩn dụ trên tác giả ca ngợi công lao của Bác Hồ như vầng ánh dương soi sáng đường đi cho nhân dân ta đến với độc lập, tự do hạnh phúc. Đồng thời thể hiện lòng biết ơn đối với Bác.
2. "Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc"
Nghệ thuật ẩn dụ :Mùa xuân nho nhỏ
- Tác dụng:
+ Về mặt hình thức: Gây ấn tượng sâu sắc với người đọc, tạo âm hưởng sâu lắng
+ Về mặt nội dung: "Mùa xuân nho nhỏ" ẩn dụ cho khát vọng sống cao đẹp, sống hiến dâng phần đời đẹp nhất của mình để làm đẹp cho mùa xuân của đất nước.
3. "Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang"
Biện pháp tu từ: Ẩn dụ "Khuôn trăng đầy đặn"
Tác dụng:
- Đặc tả vẻ đẹp của Thúy Vân một cách độc đáo nhằm gây ấn tượng với người đọc.
- Khắc họa vẻ đẹp của Thúy Vân là một tuyệt sắc giai nhân khiến người khác ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên
Tham khảo
Biện pháp tu từ điệp ngữ : "Vì"
Tác dụng :
- Nêu lên mục đích chiến đấu của các chiến sĩ
- Cảm xúc lắng sâu lại tìm về ngọn nguồn gần gũi và thiêng liêng nhất của nhà thơ Xuân Quỳnh.
Tham khảo:
- Biện pháp tu từ: so sánh. (Tác giả so sánh mẹ với ngọn gió)
- Tác dụng: Ngọn gió đem đến sự mát mẻ cho con trong giấc ngủ cũng như mẹ mang đến cho con những điều đẹp đẽ nhất, bình yên nhất. Biện pháp so sánh "mẹ" với "ngọn gió" cho thấy sự hy sinh cao cả của mẹ dành cho con.
Tán lá xòe ra
Như cái ô tròn
Tròn như cái nong
là những biện pháp tu từ so sánh
Trong khổ thơ thứ nhất tác giả sử dụng điệp từ " nghe" được đặt ở đầu câu. Biện pháp điệp ngữ ấy càng nhấn mạnh những biến đổi trong trạng thái của người chiến sĩ dưới sự tác động bởi tiếng gà. Tiếng gà trưa làm cho cảnh vật, âm thanh trở nên sinh động hơn. Con người dường như cảm nhận được nét tươi mới trong thiên nhiên đồng thời được thêm niềm tin hơn giữa chiến trường khắc nghiệt. Tiếng gà trưa thân thương ấy khiến đôi bàn chân mệt mỏi thường ngày dần tan biến. Tiếng gà còn mang bao nỗi niềm tuổi thơ, đánh thức những kí ức của ngày xưa bên bà với ổ trứng hồng trong tác giả. Đồng thời từ "nghe" cũng là nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác từ thính giác sang xúc giác và cả những chuyển đổi tinh vi trong tâm hồn đã tạo nên những câu thơ đầy ấn tượng.
Hai câu thơ cuối :
Các biện pháp tu từ là :
+ Giọng thơ:trầm lắng ,tha thiết
+lời thơ :mộc mạc ,giản dị
+câu cảm thán :bộc lộ cảm xúc nỗi nhớ chân thành, da diết
->tình cảm gắn bó sâu lặng với quê hương
=> Với lời thơ mộc mạc, dản dị, sử dụng câu cản thán. Tác giả đã bộc lộ nỗi nhớ chân thành da diết và tình cảm gắn bó sâu lặng với quê hương.