Đọc thông tin và quan sát hình 16.2, hãy xác định sự phân bố một số trung tâm kinh tế quan trọng của Bắc Mỹ. Nêu những ngành công nghiệp quan trọng của trung tâm này.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
– Các trung tâm kinh tế quan trọng ở Bắc Mỹ:
+ Khu vực phía tây ven biển Thái Bình Dương: Van-cu-vơ, Xan-phran-xi-cô, Lốt-an-giơ-lét.
+ Khu vực phía đông ven biển Đại Tây Dương: Niu-Oóc, Oa-sinh-tơn, Tô-rôn-tô, Môn-trê-an, Si-ca-gô.
+ Khu vực phía Nam: Hau-xtơn, Niu Oóc-lin.
– Các ngành kinh tế ở một số trung tâm:
(Em có thể lấy vài trung tâm điển hình, không cần ghi tất cả)
+ Van-cu-vơ: sản xuất giấy, điện tử – viễn thông, hải cảng, du lịch và chế biến nông sản.
+ Xan-phran-xi-cô: Cơ khí, hải cảng, đóng tàu, ngân hàng, hóa chất, hàng không và điện tử – viễn thông.
+ Lốt-an-giơ-lét: hàng không, đóng tàu, chế biến nông sản, hải cảng, dệt may, du lịch, điện tử – viễn thông, sản xuất ô tô, ngân hàng, sản xuất máy bay.
+ Niu-Oóc: luyện kim đen, chế biến nông sản, ngân hàng, dệt may, du lịch, hóa chất, điện tử – viễn thông, hàng không.
+ Oa-sinh-tơn: sản xuất máy bay, chế biến nông sản, dệt may, hóa chất, hải cảng, điện tử – viễn thông.
+ Tô-rôn-tô: luyện kim đen, chế biến nông sản, hóa chất, sản xuất ô tô, cơ khí.
+ Môn-trê-an: sản xuất máy bay, chế biến nông sản, dệt may, ngân hàng, du lịch, hóa chất, điện tử – viễn thông, hàng không.
+ Si-ca-gô: luyện kim đen, ngân hàng, chế biến nông sản, hóa chất, cơ khí.
+ Hau-xtơn: luyện kim đen, hóa chất, điện tử – viễn thông, đóng tàu, sản xuất máy bay.
+ Niu Oóc-lin: luyện kim màu, hóa chất, sản xuất máy bay.
Tham khảo:
- Các trung tâm công nghiệp
+ Trung tâm công nghiệp Bắc Kinh, có các ngành: sản xuất ô tô, cơ khí, dệt - may, hóa chất, điện tử - tin học, nhiệt điện.
+ Trung tâm công nghiệp Thượng Hải, có các ngành: hóa chất, điện tử - tin học, đóng tàu, luyện kim đen, luyện kim màu, thực phẩm, chế tạo máy bay.
+ Trung tâm công nghiệp Lan Châu, có các ngành: hóa chất, cơ khí, dệt - may, luyện kim màu, khai thác đồng, khai thác than đá.
- Tình hình phát triển chung:
+ Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, tạo nên sức mạnh nền kinh tế Trung Quốc, chiếm 37,8% GDP (2020).
+ Có tốc độ tăng trưởng cao và thu hút đầu tư nước ngoài lớn.
+ Cơ cấu ngành chuyển dịch theo hướng hiện đại hóa, phát triển các ngành ứng dụng công nghệ cao.
- Sự phát triển của một số ngành công nghiệp nổi bật:
+ Công nghiệp khai thác than:
▪ Đứng đầu thế giới về khai thác than, chiếm 50 % sản lượng than thế giới; trung bình mỗi năm khai thác khoảng trên 1 tỉ tấn than.
▪ Than được khai thác nhiều ở phía đông bắc (tỉnh Sơn Tây, tỉnh Thiên Tây) và phía tây nam (tỉnh Tứ Xuyên).
+ Công nghiệp sản xuất điện:
▪ Sản lượng điện của Trung Quốc đứng thứ hai thế giới.
▪ Trung Quốc phát triển mạnh thuỷ điện; có 11 nhà máy trong số 25 nhà máy thuỷ điện lớn nhất thế giới (năm 2020).
▪ Năng lượng tái tạo được chú trọng phát triển, Trung Quốc đứng đầu châu Á về điện gió, dẫn đầu thế giới trong sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời (năm 2020).
+ Công nghiệp luyện kim:
▪ Là ngành phát triển sớm và được chú trọng đầu tư. Hiện nay, Trung Quốc dẫn đầu thế giới về luyện thép, luyện nhôm.
▪ Các trung tâm công nghiệp luyện kim lớn là: Thiên Tân, Trùng Khánh, Thẩm Dương,...
+ Công nghiệp dệt may, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng:
▪ Được phát triển từ sớm để đáp ứng nhu cầu trong nước và tận dụng nguồn lao động. Trung Quốc tăng cường đổi mới công nghệ, đa dạng sản phẩm, nâng cao chất lượng mẫu mã nên sản phẩm của các ngành này có mặt ở nhiều nước trên thế giới.
▪ Các ngành này tập trung chủ yếu ở các trung tâm công nghiệp vùng duyên hải.
+ Công nghiệp chế tạo:
▪ Phát triển nhanh và ngày càng hiện đại. Trung Quốc là nước sản xuất xe ô tô đứng thứ ba trên thế giới, đứng hàng đầu thế giới về sản xuất thiết bị bay không người lái, sản xuất thiết bị viễn thông.
▪ Các trung tâm lớn là: Thiên Tân, Bắc Kinh, Trùng Khánh,...
THAM KHẢO
- Kể lại câu chuyện:
+ Năm 1882, thực dân Pháp lấy cớ triều đình nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất để đem quân ra xâm lược Bắc Kì lần thứ hai.
+ Sáng ngày 25/4/1882, người Pháp đưa tối hậu thư buộc Tổng đốc Hoàng Diệu phải đầu hàng và ngay sau đó đã tấn công thành Hà Nội. Tổng đốc Hoàng Diệu lên mặt thành đốc quân chiến đấu quyết liệt.
+ Mặc dù Hoàng Diệu và quân đội triều đình quyết tâm bảo vệ, nhưng trước sức tấn công của quân Pháp thành Hà Nội thất thủ. Để giữ trọn khí tiết, Hoàng Diệu đã tuẫn tiết trong vườn Võ Miếu.
Tham khảo!
• Yêu cầu số 1:
- Một số ngành công nghiệp ở vùng Nam Bộ là: khai thác dầu mỏ; điện tử; hóa chất; chế biến nông sản; dệt may; thủy điện; nhiệt điện,…
- Vị trí phân bố:
+ Các nhà máy thủy điện tập trung chủ yếu ở khu vực Đông Nam Bộ.
+ Các nhà máy nhiệt điện tập trung chủ yếu ở: thành phố Hồ Chí Minh; thành phố Cần Thơ và tỉnh Cà Mau.
+ Ngành khai thác dầu mỏ phân bố chủ yếu ở vùng thềm lục địa.
+ Các ngành điện tử, hóa chất, dệt may tập trung chủ yếu ở các trung tâm công nghiệp như: Thành phố Hồ Chí Minh; Biên Hòa; Thủ Dầu Một.
+ Ngành chế biến nông sản tập trung chủ yếu ở các trung tâm công nghiệp như: Thành phố Hồ Chí Minh; Biên Hòa; Thủ Dầu Một; Vũng Tàu; thành phố Cần Thơ và Cà Mau.
• Yêu cầu số 2: Giải thích: Nam Bộ có nguồn nguyên liệu và lao động dồi dào, lại được đầu tư xây dựng nhiều nhà máy nên đã trở thành vùng sản xuất công nghiệp lớn nhất nước ta.
Tham khảo:
- Một số ngành công nghiệp quan trọng của Đông Nam Á: cơ khí, điện tử - tin học, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, khai thác khoáng sản,...
- Nguyên nhân làm cho công nghiệp Đông Nam Á phát triển:
Nguồn nguyên liệu dồi dào
Lao động đông
Thị trường tiêu thụ rộng lớn
Tham khảo
- Phân bố
+ Công nghiệp chế tạo, phân bố chủ yếu ở: Tô-ky-ô, Na-gôi-a, Ô-xa-ca,…
+ Công nghiệp luyện kim, phân bố chủ yếu ở: Tô-ky-ô, I-ô-cô-ha-ma, Na-gôi-a,…
+ Công nghiệp điện tử - tin học, phân bố chủ yếu ở: Tô-ky-ô, Na-ga-xa-ki, Phu-cu-ô-ca,…
+ Công nghiệp hóa chất, phân bố chủ yếu ở: Tô-ky-ô, Na-gôi-a, Cô-chi,…
+ Công nghiệp thực phẩm, phân bố chủ yếu ở: I-ô-cô-ha-ma, Ky-ô-tô, Mu-rô-ran,…
- Phát triển
Công nghiệp là ngành mũi nhọn của nền kinh tế, chiếm 29% GDP và giữ vị trí cao trong nền kinh tế thế giới. Cơ cấu ngành đa dạng, nhiều lĩnh vực công nghiệp có trình độ kĩ thuật và công nghệ cao hàng đầu thế giới.
+ Công nghiệp chế tạo: phát triển mạnh, chiếm 40% giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu, nổi bật với sản xuất ô tô, đóng tàu đứng hàng đầu thế giới. Ngành có khối lượng sản phẩm lớn và đa dạng, áp dụng tối đa các công nghệ tiên tiến và đạt hiệu quả cao.
+ Công nghiệp luyện kim: chủ yếu dựa vào nguyên liệu nhập từ nước ngoài, tốc độ phát triển nhanh, ứng dụng phổ biến kĩ thuật và công nghệ hiện đại. Là nước xuất khẩu thép đứng thứ 2 thế giới.
+ Công nghiệp điện tử - tin học: phát triển với tốc độ nhanh, dẫn đầu thế giới, sản phẩm nổi bật là máy tính và rô bốt.
+ Công nghiệp hóa chất: là một trong những ngành công nghệ cao, các sản phẩm như: nhựa, vật liệu cách nhiệt, cao su tổng hợp,… xuất khẩu sang nhiều nước.
+ Công nghiệp thực phẩm: có sản phẩm đa dạng, trình độ phát triển cao, đầu tư ra nước ngoài lớn.
Tham khảo!
- Yêu cầu số 1: Điểm nổi bật về ngành công nghiệp
+ Cộng hòa Nam Phi là quốc gia có nền công nghiệp phát triển ở châu Phi.
+ Ngành công nghiệp đóng góp khoảng 24,5% GDP và thu hút khoảng 22% lao động (năm 2021).
+ Cộng hòa Nam Phi có hoạt động sản xuất công nghiệp đa dạng, bên cạnh ngành công nghiệp khai thác thì ngành công nghiệp chế biến cũng đang được chú trọng phát triển. Ngoài ra, Cộng hòa Nam Phi còn phát triển một số ngành công nghiệp quan trọng khác như cơ khí, hóa dầu, hóa chất, luyện kim đen, luyện kim màu,...
+ Cộng hòa Nam Phi đã hình thành các trung tâm công nghiệp quan trọng với hoạt động sản xuất đa dạng.
- Yêu cầu số 2:
+ Một số trung tâm công nghiệp lớn của Cộng hòa Nam Phi là: Đuốc-ban; Kếp-tao; Po Ê-li-da-bét; Blô-em-phôn-tên; Xu-ên; Giô-han-ne-xbớc,…
+ Các ngành công nghiệp quan trọng của Cộng hòa Nam Phi là: công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến, cơ khí, hóa dầu, hóa chất, luyện kim đen, luyện kim màu,...
Sự phân hóa tự nhiên của khu vực Trung và Nam Mỹ theo chiều bắc - nam thể hiện rõ nét về khí hậu và cảnh quan:
- Đới khí hậu xích đạo cận xích đạo:
+ Phân bố: quần đảo Ăng-ti, sơn nguyên Guy-a-na, đồng bằng La-nốt và đồng bằng A-ma-dôn.
+ Nóng ẩm quanh năm, lượng mưa tăng dần từ tây sang đông; cảnh quan phổ biến là rừng nhiệt đới ẩm và xa van.
- Đới khí hậu nhiệt đới:
+ Phần lớn: Phần lớn eo đất Trung Mỹ và khu vực chí tuyến Nam ở lục địa Nam Mỹ.
+ Nóng quanh năm, lượng mưa tăng dần từ tây sang đông; cảnh quan cũng thay đổi từ hoang mạc, cây bụi đến xavan và rừng nhiệt đới ẩm.
- Đới khí hậu cận nhiệt:
+ Chiếm diện tích nhỏ phía Nam lục địa Nam Mỹ.
+ Mùa hạ nóng, mùa đông ấm; ven biển phía đông có mưa nhiều hơn, thảm thực vật điển hình là rừng cận nhiệt và thảo nguyên rừng, ven biển phía tây mưa rất ít, cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc
- Đới khí hậu ôn đới:
+ Phân bố: phần cực Nam lục địa Nam Mỹ.
+ Mùa hạ mát, mùa đông không quá lạnh. Cảnh quan điển hình là rừng hỗn hợp và bán hoang mạc.
Tham khảo
- ngô, khoai tây, củ cải đường, thuốc lá, bông, lúa gạo, lúa mì, đậu tương, mía, chè, bò, cừu, dê, lợn, gia cầm, trâu.
- Tình hình
- Nông nghiệp:
+ Ngành trồng trọt:
▪ Là ngành chủ yếu, chiếm khoảng 60 % giá trị sản xuất nông nghiệp. Các cây trồng chủ yếu là lúa gạo, lúa mì, ngô, khoai tây, mía, bông, đậu tương, cao su, chè, thuốc lá...
▪ Ngành trồng trọt phát triển mạnh ở các đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam. Do có những khó khăn về đất, thuỷ lợi, nguồn nước,... nên trồng trọt kém phát triển ở miền Tây,
+ Ngành chăn nuôi:
▪ Ngày càng được hiện đại hoá và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế để đảm bảo nguồn cung thịt, trứng, sữa,... Các vật nuôi chủ yếu là: lợn, bò, gà,...
▪ Chăn nuôi phân bố tập trung ở các đồng bằng phía đông và vùng Đông Bắc, Hoa Bắc; ngoài ra còn có trên các cao nguyên và bồn địa ở phía tây.
- Lâm nghiệp được chú trọng phát triển do có nhiều tiềm năng.
+ Sản lượng gỗ tròn khai thác hằng năm đạt khoảng 350,6 triệu m3 (năm 2020), đứng thứ ba thế giới, sau Hoa Kỳ và Ấn Độ. Xuất khẩu gỗ tròn chiếm một tỉ lệ lớn trong tổng lượng sản phẩm gỗ xuất khẩu của Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ việc khai thác rừng tự nhiên, tăng khai thác gỗ ở rừng trồng; tăng cường bảo vệ rừng và trồng rừng.
+ Ngành lâm nghiệp phát triển chủ yếu ở vùng phía bắc, đông bắc, vùng Hoa Trung, Hoa Nam, phía nam bồn địa Tứ Xuyên.
- Thuỷ sản: Trung Quốc là nước sản xuất thuỷ sản lớn, tổng sản lượng thuỷ sản đứng hàng đầu thế giới.
+ Nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, nước mặn và khai thác hải sản được chú trọng đầu tư phát triển mạnh.
+ Ngành thủy sản phát triển ở các vùng biển Hoàng Hải, Hoa Đông, Biển Đông.
- Các trung tâm kinh tế quan trọng của Bắc Mỹ tập trung ở 3 khu vực chính:
+ Đông Bắc Hoa Kỳ và Đông Nam Ca-na-đa: Môn-trê-an, Tô-rôn-tô, Niu Y-oóc, Phi-la-đen-phi-a.
+ Đông Nam và ven vịnh Mê-hi-cô của Hoa Kỳ: Hiu-xtơn, Niu Oóc-lin, Át-lan-ta.
+ Tây Nam Hoa Kỳ: Xan Phran-xi-xcô, Lốt An-giơ-lét.
- Những ngành công nghiệp quan trọng của các trung tâm này:
+ Môn-trê-an: luyện kim màu, cơ khí, điện tử, dệt may.
+ Tô-rôn-tô: luyện kim đen, sản xuất ô tô, điện tử, dệt may.
+ Niu Y-oóc: chế biến nông sản, hóa chất, điện tử, luyện kim đen.
+ Phi-la-đen-phi-a: hóa chất, chế biến nông sản, dệt may, điện tử.
+ Hiu-xtơn: luyện kim đen, đóng tàu, chế tạo máy bay, điện tử, hóa chất.
+ Niu Oóc-lin: đóng tàu, chế tạo máy bay, luyện kim màu, hóa chất,
+ Át-lan-ta: dệt may, chế tạo máy bay, luyện kim màu, chế biến nông sản.
+ Xan Phran-xi-xcô: chế biến nông sản, hóa chất, điện tử, cơ khí.
+ Lốt An-giơ-lét: đóng tàu, chế tạo máy bay, chế biến nông sản, dệt may.