K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 2 2023

- Văn Miếu - Quốc Tử Giám hiện nay thuộc địa bàn quận Đống Đa và Ba Đình, thành phố Hà Nội.

- Theo tư liệu lịch sử, năm 1070, Lý Thánh Tông cho dựng Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, tứ phối, vẽ tượng thất thập nhị hiền, bốn mùa tế tự và cho Hoàng thái tử đến học. Năm 1076, triều đình lại cho lập Quốc Tử Giám. Năm 1253 (đời Trần), đổi tên Quốc Tử Giám thành Quốc Tử viện. Đến đời Lê (năm 1483), đổi tên Quốc Tử viện thành Thái Học đường. Thời Nguyễn, khu vực này được đổi thành Văn Miếu Hà Nội.

- Trải qua thời gian gần 1000 năm, các công trình kiến trúc của di tích có sự thay đổi nhất định. Hiện nay, di tích còn bảo tồn được một số hạng mục kiến trúc thời Lê và thời Nguyễn. Khu nhà Thái Học mới được Nhà nước phục dựng năm 1999 - 2000.

- Dựa vào công năng kiến trúc, có thể chia di tích thành hai khu vực chính: Văn Miếu (nơi thờ tự tiên Nho) và Quốc Tử Giám (trường đào tạo trí thức Nho học).

- Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học tiêu biểu của di tích, năm 1962, Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã xếp hạng Văn Miếu- Quốc Tử Giám là Di tích quốc gia; ngày 10/5/2012, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Văn Miếu - Quốc Tử Giám là di tích quốc gia đặc biệt.

 

 

14 tháng 1 2023

Sưu tầm tư liệu,hình ảnh:

Thông tin tư liệu về C.Cô-lôm-bô

- C. Cô-lôm-bô (1451 – 1506) là nhà hàng hải, nhà thám hiểm nổi tiếng người Italia.

- Trong thời gian từ năm 1492 – 1502, ông đã tiến hành 4 cuộc hành trình sang châu Mỹ. Ông là người phát hiện ra châu Mỹ nhưng cho đến khi qua đời, ông vẫn lầm tưởng đó là Ấn Độ.

 Sưu tầm tư liệu, hình ảnh về C. Cô-lôm-bô và Ph. Ma-gien-lăng để giới thiệu với thầy cô và bạn cùng lớp. (ảnh 1)

(*) Thông tin tư liệu về Ph. Ma-gien-lăng

- Ph. Ma-gien-lăng là một nhà thám hiểm hàng hải người Bồ Đào Nha nhưng sau đó đã sang Tây Ban Nha nhằm tìm kiếm sự hỗ trợ cho chuyến đi đến “quần đảo gia vị” (thuộc In-đô-nê-xi-a ngày nay).

- Tháng 9/1519, Ph, Ma-gien-lăng cùng 270 thủy thủ thực hiện hành trình đi về phía tây để tìm đường sang châu Á. Đoàn tàu của ông đi vòng qua điểm cực nam châu Mĩ, tiến vào đại dương mà ông gọi là Thái Bình Dương.

+ Đến quần đảo Phi-líp-pin, trong một trận giao tranh với thổ dân, Ph. Ma-gien-lăng bị sát hại. Các thủy thủ trong đoàn tiếp tục lên đường trở về Tây Ban Nha vào tháng 6/1522.

14 tháng 1 2023

Cop thêm"Tham khảo" vô ạ

13 tháng 8 2023

#Tham_khảo

- Cho đến thế kỉ XVII, tiếng Việt đã phong phú, có thể diễn đạt mọi mặt của cuộc sống lúc bấy giờ. Khi Thiên Chúa giáo du nhập vào Đại Việt (đầu thế kỉ XVI), các giáo sĩ phương Tây đã học tiếng Việt để truyền đạo. Họ dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt. Kết quả là hình thành nên một loại chữ tiện lợi, khoa học, dễ sử dụng, sau trở thành chữ Quốc ngữ.

- Một trong những người có công hình thành nên phương cách viết tiếng Việt bằng mẫu tự La-tinh là nhà truyền giáo và ngôn ngữ học người Pháp, A-lếch-xăng Đơ-Rốt (Alexandre de Rhodes). Năm 1651, cuốn Từ điển Việt - Bồ - Latinh của ông đã được xuất bản tại Rô-ma (Italia).

13 tháng 8 2023

 Tham khảo:

- Cho đến thế kỉ XVII, tiếng Việt đã phong phú, có thể diễn đạt mọi mặt của cuộc sống lúc bấy giờ. Khi Thiên Chúa giáo du nhập vào Đại Việt (đầu thế kỉ XVI), các giáo sĩ phương Tây đã học tiếng Việt để truyền đạo. Họ dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt. Kết quả là hình thành nên một loại chữ tiện lợi, khoa học, dễ sử dụng, sau trở thành chữ Quốc ngữ.

- Một trong những người có công hình thành nên phương cách viết tiếng Việt bằng mẫu tự La-tinh là nhà truyền giáo và ngôn ngữ học người Pháp, A-lếch-xăng Đơ-Rốt (Alexandre de Rhodes). Năm 1651, cuốn Từ điển Việt - Bồ - Latinh của ông đã được xuất bản tại Rô-ma (Italia).

12 tháng 10 2023

* Giới thiệu về lễ hội Đền Hùng:

- Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng được tổ chức hàng năm từ ngày mồng 6 đến ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.

- Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng đã trở thành lễ hội mang tính văn hoá tâm linh lớn nhất ở Việt Nam; hàng năm đến ngày Giỗ Tổ và tổ chức Lễ Hội, con cháu trên mọi miền Tổ quốc hành hương về với tấm lòng thành kính dâng lên Tổ tiên, tỏ lòng biết ơn công lao dựng nước của các vua Hùng và các bậc tiền nhân của dân tộc.

- Lễ hội Đền Hùng chủ yếu gồm hai phần: Phần Lễ và phần Hội. Phần Lễ được tiến hành với nghi thức trang nghiêm, trọng thể tại đền Thượng; phần Hội được diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa phong phú mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc dưới chân núi Hùng.

+ Trong phần Lễ: từ chiều mồng 9, các làng rước kiệu dâng lễ bánh giày, bánh chưng đã tập trung đông đủ dưới cổng Công Quán. Sáng sớm hôm sau, các đoàn đại biểu xếp hàng chỉnh tề đi sau cỗ kiệu rước lễ vật lần lượt đi lên đền trong tiếng nhạc của phường bát âm và đội múa sinh tiền. Tới trước cửa đền Thượng, đoàn đại biểu dừng lại kính cẩn dâng lễ vào Thượng cung. Đồng chí lãnh đạo Tỉnh Phú Thọ thay mặt cho nhân dân cả nước (năm chẵn là đồng chí nguyên thủ quốc gia hoặc lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) kính cẩn đọc diễn văn Lễ Tổ. Toàn bộ nội dung hành lễ được truyền tải trên hệ thống phát thanh, truyền hình để đồng bào cả nước theo dõi lễ hội. Trong thời gian tiến hành nghi lễ, toàn bộ diễn trường tạm ngừng các hoạt động để đảm bảo tính linh thiêng và nghiêm trang của Lễ Hội.

+ Phần Hội: diễn ra tưng bừng náo nhiệt xung quanh khu vực núi Hùng, như: đấu vật, bắn nỏ, rước kiệu, hội thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy, thi kéo lửa thổi cơm, trò diễn “Bách nghệ khôi hài” và Trò Trám của làng Tứ Xã, rước lúa thần… Ngoài ra còn có các hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp như: Chèo, kịch nói, hát quan họ, hát Xoan….

- Lễ hội Đền Hùng đã hình thành từ rất sớm và sự tồn tại của nó luôn gắn chặt với quá trình phát triển của lịch sử dân tộc. Với truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" và đạo lý "Ăn quả nhớ người trồng cây", các Vua Hùng cùng các nhân vật liên quan thời kỳ Hùng Vương luôn được nhân dân ở các làng, xã trên phạm vi cả nước tôn thờ.

4 tháng 2 2023

Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Lam Kinh nằm trên địa bàn thị trấn Lam Sơn và xã Xuân Lam (huyện Thọ Xuân), xã Kiên Thọ (huyện Ngọc Lặc), với tổng diện tích quy hoạch bảo tồn là 200ha. Năm 1430, Lê Thái Tổ đổi tên vùng đất Lam Sơn thành Lam Kinh. Kể từ đó, các kiến trúc điện, miếu... cũng bắt đầu được xây dựng tại đây, gắn với hai chức năng chính: 

- Điểm nghỉ chân của các vua Lê khi về cúng bái tổ tiên, đồng thời, cũng là nơi ở của quan lại và quân lính thư­ờng trực trông coi Lam Kinh;

-  Khu tập trung lăng mộ của tổ tiên, các vị vua, hoàng thái hậu nhà Lê và một số quan lại trong hoàng tộc.

Tại Khu di tích, vào dịp tháng 8 (Âm lịch) hàng năm, cứ đến ngày 21 (giỗ Lê Lai) và 22 (giỗ Lê Lợi), nhân dân trong vùng lại long trọng tổ chức lễ hội để tưởng nhớ công ơn của các vị anh hùng giải phóng dân tộc, đồng thời thể hiện ước vọng cầu cho mưa thuận gió hòa, đời sống ấm no hạnh phúc...

13 tháng 8 2023

Tham khảo

Tham khảo: Tư liệu về Lũy Thầy

- Để chống lại các cuộc tấn công của họ Trịnh, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã lệnh cho Đào Duy Từ thi công hệ thống phòng thủ, gọi là Lũy Thầy.

- Lũy Thầy được Đào Duy Từ khởi công đắp vào năm Tân Hợi (1631), ở Đồng Hới, Quảng Bình và hoàn thành sau 3 năm. Lũy Thầy có tổng chiều dài khoảng 34 km (trải dài từ núi Đầu Mâu đến cửa sông Nhật Lệ đổ ra biển); chiều cao thành lũy khoảng 12 m (có nơi cao từ 3 - 6 m, tùy theo địa hình và dụng ý sử dụng). Mặt lũy khá rộng, có thể đi lại được.

- Mặc dù Lũy Thầy được đắp bằng đất, nhưng là một công trình phòng thủ khá bề thế, kết hợp với con hào tự nhiên là con sông Gianh, vì thế nơi đây trở thành một phòng tuyến quân sự lợi hại. Ngay từ thời các chúa Nguyễn đã có câu ca về thành cao, hào sâu này: “Khôn ngoan qua được Thanh Hà/ Dẫu rằng có cánh khó qua Lũy Thầy”.

- Lũy Thầy là một hệ thống chiến lũy liên hoàn đắp bằng đất và được chia thành những lũy nhỏ có thể kể ra như: Lũy Trường Dục; lũy Đầu Mâu; lũy Trấn Ninh,…

- Hiện nay, trên đất Quảng Bình, luỹ Đào Duy Từ không còn nguyên vẹn như dáng vẻ ngày xưa, thậm chí có nhiều đoạn đã bị mất hoàn toàn do thời gian bào mòn và chiến tranh tàn phá. Tuy nhiên dấu ấn uy lực và vang dội của Lũy Thầy trong quá khứ vẫn còn: cổng Hạ (Quảng Bình Quan), cổng Thượng (Võ Thắng Quan),…

(*) Tư liệu về sông Gianh

Cùng với đèo Ngang, sông Gianh là biểu trưng địa lý của tỉnh Quảng Bình. Sông dài khoảng 160 km, bắt nguồn từ vùng ven núi Cô Pi thuộc dãy Trường Sơn.

- Sông Gianh chảy qua các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Trạch, Bố Trạch và đổ ra biển Đông ở cửa Giang.

- Trong lịch sử, sông Gianh là ranh giới phân chia Đàng Trong với Đàng Ngoài, thời Trịnh - Nguyễn phân tranh (năm 1570 - 1786). Chiến trường chính của giai đoạn này là miền Bố Chính (Quảng Bình).

5 tháng 8 2023

Theo hồ sơ di tích lịch sử - văn hóa Tây Sơn Thượng Đạo, đây là vùng đất phía trên đèo An Khê, ngày nay phân bố đều cả 4 địa phương: An Khê, Đăk Pơ, Kông Chro và Kbang. Trong đó, An Khê Trường (thị xã An Khê ngày nay) là một trong 17 di tích nằm trong Quần thể di tích lịch sử - văn hóa Tây Sơn Thượng Đạo. An Khê Trường là “Trường giao dịch”, nơi giao tiếp của 3 anh hùng áo vải nhà Tây Sơn gồm Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ. Đây là nơi được chọn làm căn cứ địa buổi đầu của phong trào nông dân Tây Sơn (1771-1773) trong việc tập hợp lực lượng khởi nghĩa của 3 anh em nhà Tây Sơn trước khi tiến quân xuống đồng bằng vào năm 1773.

Theo anh Trần Đình Luân, cán bộ Bảo tàng Tây Sơn Thượng Đạo, An Khê Trường được xây dựng trên một gò đất khá rộng và bằng phẳng, đây là vị trí quan trọng, nơi người Kinh tiếp xúc với người Ba Na để giao thương buôn bán hàng hóa. Trong quá trình này, 3 anh hùng áo vải nhà Tây Sơn đã vận động người dân tham gia nghĩa quân để tập hợp lực lượng khởi nghĩa, trở thành căn cứ xây dựng lực lượng, huấn luyện, tích trữ lương thảo của nghĩa quân Tây Sơn trong những ngày đầu dựng cờ khởi nghĩa phong trào Tây Sơn.


Cổng vào di tích lịch sử - văn hóa An Khê Trường là 2 hàng trụ đá lớn màu xám được đẽo nguyên khối và trang trí thêm những biểu tượng của cồng chiêng Ba Na gợi vẻ trang nghiêm và đậm chất văn hóa Tây Nguyên. 2 cánh cổng vào được đắp phù điêu đắp nổi diễn tả cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Phù điêu tuy không lớn nhưng được làm rất tinh tế, lột tả cảnh người cưỡi voi rất sinh động, cảnh thồ hàng ra trận, cảnh những ngôi nhà rông, dòng suối, đồi núi… Hình ảnh người Ba Na được khắc họa tinh tế, thể hiện được ngoại hình cũng như tính cách đặc trưng của họ. Ngoài ra, vẻ mặt họ còn toát lên niềm vui, sự tin tưởng vào thủ lĩnh Nguyễn Huệ, lòng trung trinh cũng như sự quyết tâm đồng lòng để giành chiến thắng. Bức phù điêu ngắn nhưng khách có thể ngắm và suy tư mãi về ý nghĩa cuộc chiến vĩ đại cũng như khâm phục sự tài hoa của người nghệ sĩ điêu khắc.

(Sưu tầm: Chứng tích lịch sử oai hùng của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn - bienphong.com.vn/)

13 tháng 8 2023

Tham khảo

 Tác động của Cách mạng tháng Mười Nga đối với Cách mạng Việt Nam

- Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga (1917) và sự ra đời của nước Nga Xô viết đã tác động sâu sắc tới sự lựa chọn con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc, mở đầu quá trình giải quyết tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cho cách mạng Việt Nam (Nguyễn Ái Quốc đã từng nhận xét: “trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là thành công và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc, tự do, bình đẳng thật...”)

- Sự bùng nổ, quá trình phát triển và giành thắng lợi của Cách mạng tháng Mười đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng Việt Nam. Ví dụ như:

Bài học về vai trò lãnh đạo cách mạng: cách mạng muốn thành công cần có sự lãnh đạo của một đảng biết vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước mình (Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã khẳng định: “lực lượng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là rất to lớn, là vô cùng, vô tận. Nhưng lực lượng ấy cần có Đảng lãnh đạo mới chắc chắn thắng lợi”).

Bài học về lực lượng cách mạng: trong lực lượng toàn dân tộc, chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định vai trò động lực cách mạng của công nhân và nông dân. Hồ Chí Minh nhấn mạnh “Cách mệnh Nga dạy chúng ta rằng muốn cách mệnh thành công thì phải lấy công nông làm gốc”.

Bài học về phương pháp cách mạng: sử dụng bạo lực cách mạng và chú trọng đến việc tạo thời cơ và chớp thời cơ cách mạng.

13 tháng 8 2023

Tham khảo

Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)

Chiến tranh thế giới thứ nhất (WWI) là một cuộc xung đột quân sự toàn cầu bắt đầu vào ngày 28 tháng 7 năm 1914 và kết thúc vào ngày 11 tháng 11 năm 1918. Cuộc chiến được coi là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử thế giới hiện đại, và có tác động sâu sắc đến sự phát triển của các chính phủ, xã hội và nền kinh tế toàn cầu.

Cuộc chiến bắt đầu khi Áo-Hung tuyên chiến với Serbia sau vụ ám sát Thái tử Franz Ferdinand của Áo-Hung và vợ Sophie. Các cường quốc châu Âu nhanh chóng tham gia chiến tranh, và chỉ trong vòng vài tháng, cuộc xung đột đã lan rộng khắp châu Âu và các lục địa khác.

Cuộc chiến diễn ra trên nhiều mặt trận khác nhau, và là một cuộc chiến tranh quy mô lớn và tàn khốc nhất cho đến thời điểm đó. Hàng triệu người đã chết trong cuộc chiến, và nhiều thành phố và làng mạc đã bị phá hủy.

Cuối cùng, cuộc chiến kết thúc với chiến thắng của các cường quốc Đồng minh, bao gồm Anh, Pháp, Nga và Hoa Kỳ. Cuộc chiến đã dẫn đến sự sụp đổ của Đế chế Đức, Đế chế Áo-Hung và Đế chế Ottoman. Nó cũng dẫn đến sự hình thành của Liên Hợp Quốc, một tổ chức quốc tế được thành lập để ngăn ngừa các cuộc xung đột tương lai.

Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917

Cách mạng tháng Mười Nga là một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa diễn ra ở Nga vào năm 1917. Cuộc cách mạng đã dẫn đến sự sụp đổ của chế độ quân chủ Nga và sự thành lập của Liên Xô, một quốc gia cộng sản.

Cách mạng tháng Mười bắt đầu vào ngày 25 tháng 10 năm 1917, khi những người Bolshevik, một đảng cộng sản do Vladimir Lenin lãnh đạo, chiếm lấy Cung điện Mùa Đông ở Petrograd (nay là Saint Petersburg). Chính phủ lâm thời Nga, được thành lập sau Cách mạng tháng Hai năm 1917, đã bị lật đổ.

Sau Cách mạng tháng Mười, Lenin và những người Bolshevik đã thành lập Liên Xô, một quốc gia cộng sản. Liên Xô trở thành một cường quốc toàn cầu, và có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của lịch sử thế giới trong thế kỷ 20.

13 tháng 8 2023

Tham khảo

Một số tư liệu về quá trình xâm nhập và xâm lược của các nước phương Tây vào Đông Nam Á

- Từ thế kỉ XVI, sau các cuộc phát kiến địa lí, các nước phương Tây lần lượt xâm nhập vào khu vực Đông Nam Á bằng nhiều con đường khác nhau như thương mại, tôn giáo, ngoại giao, quân sự,...

- Các nước Đông Nam Á hải đảo là đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân phương Tây, bởi đây là khu vực giàu tài nguyên, có nguồn hương liệu và hàng hoá phong phú, có nhiều thương cảng sầm uất nằm trên tuyến đường biển huyết mạch nối liền phương Đông và phương Tây.

+ Giữa thế kỉ XVI, Phi-líp-pin chính thức bị thực dân Tây Ban Nha xâm lược và thống trị. Sau cuộc chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha (năm 1898), Phi-líp-pin đã trở thành thuộc địa của Mỹ.

+ Cuối thế kỉ XVI, thực dân Hà Lan bắt đầu quá trình xâm nhập In-đô-nê-xi-a. Nhưng phải đến giữa thế kỉ XIX, trải qua cuộc cạnh tranh quyết liệt với Bồ Đào Nha, Hà Lan mới hoàn thành việc kiểm soát được nước này.

+ Đầu thế kỉ XX, toàn bộ vùng lãnh thổ ngày nay của Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Bru-nây rơi vào tay người Anh dưới những hình thức cai trị khác nhau.

=> Trải qua gần 4 thế kỉ, bằng những thủ đoạn khác nhau, thực dân phương Tây đã hoàn thành quá trình xâm lược các nước Đông Nam Á hải đảo.

- Quá trình xâm lược của thực dân phương Tây đối với các quốc gia Đông Nam Á lục địa bắt đầu vào thế kỉ XIX, muộn hơn so với các nước Đông Nam Á hải đảo:

+ Thực dân Anh sau hơn 60 năm (1824 - 1885), tiến hành ba cuộc chiến tranh mới chiếm được Miến Điện (Mi-an-ma).

+ Thực dân Pháp phải trải qua cuộc chiến tranh xâm lược kéo dài gần nửa thế kỉ (1858 - 1893) mới hoàn thành việc xâm chiếm ba nước Đông Dương.

- Đến đầu thế kỉ XX, các nước thực dân phương Tây đã hoàn thành quá trình thôn tính Đông Nam Á. Hầu hết các nước trong khu vực đều trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.

- Vương quốc Xiêm tuy vẫn giữ được nền độc lập nhưng bị lệ thuộc vào nước ngoài về nhiều mặt và trở thành “vùng đệm” giữa khu vực thuộc địa của Anh và Pháp.

13 tháng 8 2023

Tham khảo: Giới thiệu về tiểu thuyết Những người khốn khổ của Vích-to Huy-gô

Những người khốn khổ là một bộ tiểu thuyết được nhân loại biết đến nhiều nhất trong kho tàng sáng tác “mênh mông" (gồm thơ, kịch, truyện, tiểu luận,... và cả tranh về) của Huy-gô.

- Tiểu thuyết Những người khốn khổ được xuất bản vào năm 1862, chia làm năm phần: phần thứ nhất mang tên: Phăng-tin; phần thứ hai: Cô-dét; phần thứ ba: Ma-ri-uýt; phần thứ tư: Tình ca phố Pơ-luy-mê và anh hùng ca phố Xanh Đơ-ni; phần thứ năm: Giăng Van-giăng.

- Nội dung cơ bản của bộ tiểu thuyết:

+ Nhân vật trung tâm của tác phẩm là Giăng Van-giăng, một người thợ xén cây đã bị tù khổ sai vì ăn cắp một chiếc bánh mì cho bảy đứa cháu nhỏ. Ra tù, anh bị mọi người xua đuổi, trừ đức giám mục Mi-ri-en. Được cảm hoá bằng tình thương Van-giăng coi đó là lẽ sống của mình. Sau đó, ông đổi tên thành Ma-đơ-len, trở thành một thị trưởng và chủ nhà máy giàu có. Ông làm việc thiện và tưởng đã cứu vớt được Phăng-tin, cô thợ nghèo phải bán thân, bán răng, bán tóc để nuôi con.

+ Tuy nhiên, gã thanh tra cảnh sát Gia-ve truy ra gốc tích của ông, ông lại rơi vào cảnh tù tội và Phăng-tin chết mà không được gặp lại đứa con gái Cô-dét. Sau đó, ông vượt ngục và nhiều lần thay họ đổi tên, chỉ có lẽ sống và tình thương là không bao giờ thay đổi cho tới khi nằm dưới nấm mồ.

+ Trong cuộc đời mình, có một thời gian, vào tháng sáu năm 1832, khi nhân dân Pa-ri nổi dậy chống chính quyền của giai cấp đại tư sản, Giăng Van-giăng đã lên chiến lũy. Ông tìm Ma-ri-uýt, người yêu của Cô-dét. Anh chiến đấu và đã bị thương bên cạnh những sinh viên và quần chúng nổi dậy - trong số đó có chú bé Ga-vơ-rốt, một biểu tượng trong sáng, đẹp đẽ của cuộc cách mạng non trẻ. Nơi đây, ông đã gặp lại Gia-ve, hắn bị quân cách mạng kết án tử hình. Ông nhận mang Gia-ve đi xử bắn, song đã lẳng lặng tha cho hắn. Cho tới khi định trở lại bắt Giăng Van-giăng, thấy ông xin đưa Ma-ri-uýt về nhà rồi sẽ nộp mạng. Gia-ve lần đầu tiên cảm thấy bị mất phương hướng, nhảy xuống sông Xen tự tử.

+ Giăng Van-giăng vẫn lẳng lặng vun đắp cho hạnh phúc của Cô-dét. Sau khi lứa đôi đã sum họp, ông lánh mình, sống trong cô đơn. Đến lúc Giăng Van-giăng hấp hối, đôi trẻ mới biết ai là người đã cứu Ma-ri-uýt và chạy tới bên giường, nghe những lời cuối cùng của ông: “Trên đời, chỉ có một điều ấy thôi, đó là thương yêu nhau”.