Cho tam giác ABC vuông tại A,M là trung điểm BC,vẽ MH vuông tại AB. trên tia đối của MH lấy điểm K sao cho MK = MH
a. c/m tam giác MHB = tam giác MKC
b. c/m AC = HK
c. CH cắt AM tại G,tia BG cắt AC tại I. c/m I là trug điểm AC
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Xét tam giác MHB và tam giác MKC có:
MH=HK(gt)
góc CMK= góc HMB( đối đỉnh)
BM=MC(M là trung điểm của MC)(gt)
=> tam giác MHB= tam giác MKC(c.g.c)
=> góc MHB=góc CKM
=> MK vuông góc với CK
b) Kẻ CH
Ta có: MH vuông góc với AB(gt)=> KH vuông góc với AB(1)
AC vuông góc với AB(tam giác ABC vuông tại A)(2)
Từ (1) và (2) => AC // HK(cùng vuông góc với AB)
=> góc ACH= góc CHK( so le trong)
Xét tam giác ACH vuông tại A và tam giác KHC vuông tại K có:
CH là cạnh chung
góc ACH= góc CHK(chứng minh trên)
=> Tam giác ACH= tam giác KHC( cạnh huyền góc nhọn)
Còn câu c mình chịu
a) sai đề rồi phải là tam giác MHB=tam giác MKC chứ!!! happy new year ^_^
Mình chỉ biết làm phần a, và b, thôi. Mong bạn thông cảm
\(a,\text{Ta có: M là trung điểm của BC}\Rightarrow BM=CM\)
\(\text{Xét }\Delta MHB\text{ và }\Delta MKCcó:\)
\(MH=MK\left(gt\right)\left(1\right)\)
\(\widehat{HMB}=\widehat{KMC}\left(\text{đối đỉnh}\right)\left(2\right)\)
\(BM=CM\left(cmt\right)\left(3\right)\)
\(\text{Từ (1), (2) và (3)}\Rightarrow\Delta MHB=\Delta MKC\left(c.g.c\right)\left(đpcm\right)\)
\(b,\text{Do }MH\perp AB\left(gt\right)\Rightarrow\widehat{BHM}=\widehat{AHM}=90^o\)
\(\text{Do }\Delta MHB=\Delta MKC\left(\text{câu a}\right)\)
\(\Rightarrow\widehat{BHM}=\widehat{CKM}\left(\text{2 góc tương ứng}\right)\left(4\right)\)
\(\text{Mà }\widehat{BHM}=90^o\left(5\right)\)
\(\text{Từ (4) và (5)}\Rightarrow\widehat{BHM}=\widehat{CKM}=90^o\left(6\right)\)
\(\text{Mà 2 góc này ở vị trí so le trong của 2 đường thẳng BH và CK}\left(7\right)\)
\(\text{Từ (6) và (7)}\Rightarrow BH\text{//}CK\left(\text{dấu hiệu nhận biết}\right)\)
\(\text{Hay }AH\text{//}CK\)
\(\Rightarrow\widehat{HAK}=\widehat{CKA}\left(\text{2 góc so le trong}\right)\)
\(\text{Ta có: }\widehat{AHM}+\widehat{IAH}=90^o+90^o=180^o\left(do\widehat{AHM}=\widehat{IAH}=90^o\right)\)
\(\text{Hay }\widehat{KHA}+\widehat{CAH}=180^o\left(8\right)\)
\(\text{2 góc này ở vị trí trong cùng phía của 2 đường thẳng CA và HK}\left(9\right)\)
\(\text{Từ (8) và (9)}\Rightarrow CA\text{//}HK\left(\text{dấu hiệu nhận biết}\right)\)
\(\Rightarrow\widehat{HKA}=\widehat{CAK}\left(\text{2 góc so le trong}\right)\)
\(\text{Xét }\Delta AHK\text{ và }\Delta KCAcó:\)
\(\widehat{HAK}=\widehat{CKA}\left(cmt\right)\left(10\right)\)
\(AK\text{ chung}\left(11\right)\)
\(\widehat{HKA}=\widehat{CAK}\left(cmt\right)\left(12\right)\)
\(\text{Từ (10), (11) và (12)}\Rightarrow\Delta AHK=\Delta KCA\left(g.c.g\right)\)
\(\Rightarrow HK=AC\left(\text{2 cạnh tương ứng}\right)\)
Chú ý: Do hoc24 không có cái dấu ngoặc cả 3 vào để suy ra 2 tam giác bằng nhau nên mình đánh dấu (1),(2),(3),... để suy ra nha, nếu bạn ghi vào vở thì chỉ cần ngoặc cả 3 cái vào rồi suy ra thôi
Để gõ hệ (hoặc các trường hợp dạng "hoặc"), ở dạng công thức trực quan em làm theo thứ tự khoanh đỏ:
Sau đó:
Sau đó chọn loại hệ cần:
Nếu latex thì nhập vào hộp lệnh công thức:
\begin{cases} (các trường hợp cách nhau bằng \\) \end{cases}
Ví dụ: như em muốn để hệ 3 dạng tam giác bằng nhau thì nhập lệnh vào hộp TEX:
\begin{cases} \widehat{HAK}=\widehat{CKA}\\ AK \text{ chung} \\ \widehat{HKA}=\widehat{CAK} (\text{cmt}) \end{cases}
Nó sẽ hiển thị như sau:
\(\begin{cases} \widehat{HAK}=\widehat{CKA}\\ AK \text{ chung} \\ \widehat{HKA}=\widehat{CAK} (\text{cmt}) \end{cases}\)
Cần thêm các dòng lệnh nữa thì cứ thêm "\\ + lệnh" thôi
a ) Xét tam giác MHB và tam giác MKC có :
BM = MC (gt)
Góc HMB = Góc CMK ( đối đỉnh )
MK = MH (gt)
=> tam giác MHB = tam giác MKC (c - g - c)
b ) Theo a ) tam giác MHB = tam giác MKC (c - g - c) => Góc BHM = Góc MKC ( Góc tương ứng )
Mà Góc BHM = 90 độ => Góc MKC = 90 độ
Tứ giác AHKC có Góc A + Góc H + Góc C + Góc K = 360 độ
<=> 3.90 + Góc C = 360 => Góc C = 90 độ
=> Tứ giác AHKC là hình chữ nhật => AC = HK
c ) đang nghĩ
C) theo kết quả câu a và b của đinh đức hùng ta được. AH=HB=KC. Từ đó suy ra H là trung điểm AB. CH là trung tuyến. AM cũng là trung tuyến => G là trọng tâm => BG là trung tuyến từ đỉnh B => I là trung điểm AC