K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 5 2021

Đọc xong văn bản “Ca Huế trên sông Hương” của Hà Anh Minh, mỗi người đã hiểu hơn về loại hình nghệ thuật này. Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò: “hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăn tằm”. Ca Huế được hình thành từ sự kết hợp giữa ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình. Sự kết hợp giữa ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình đem lại cho ca Huế nét đặc sắc riêng thể. Thú nghe ca Huế đầy tao nhã. Từ lâu, ca Huế đã trở thành một hình thức sinh hoạt văn hóa âm nhạc thanh lịch, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần gìn giữ và phát huy.

2 tháng 5 2021

hey

2 tháng 5 2021

ĐM m

5 tháng 5 2022

TK:Tác phẩm “Ca huế trên sông Hương” của Hà Ánh Minh đã giúp người đọc hiểu hơn về một nét văn hóa độc đáo. Xứ Huế nổi tiếng không phải chỉ có các danh lam thắng cảnh mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình rất đa dạng. Dù ngắn hay dài nhưng cũng gửi gắm được một ít ý tình trọn vẹn. Nguồn gốc của ca Huế được hình thành từ nhạc dân ca và nhạc cung đình, nhã nhạc, trang trọng uy nghi nên có thần thái của nhạc thính phòng. Thú nghe ca Huế thể hiện nét tao nhã, đầy sức quyến rũ của con người nơi đây. Có thể khẳng định rằng, ca Huế chính là một hình thức sinh hoạt văn hóa âm nhạc thanh lịch, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần gìn giữ và phát huy.

29 tháng 8 2021

TK

Trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên, hẳn người đọc thấy day dứt mãi bởi một tấm lòng sứ điệp.

Ông đồ, chính là cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn. Cả bài thơ khắc họa hình ảnh ông đồ, như một nghệ sĩ trong bức tranh xuân sắc màu tươi thắm, nhịp sống rộn rã đang Hoa tay thảo những nét như phượng múa rồng bay, nhưng đến khổ thơ thứ ba, ông đồ xuất hiện trong bức tranh thật buồn thảm:

Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu…

Vẫn là bức tranh xuân, những cảnh tượng sao vắng vẻ:

Âm điệu như trùng xuống, lắng đọng nỗi niềm. Chữ sầu đứng cuối câu như hòn đá rơi xuống, đè nặng tâm hồn. Cùng với công cuộc đô thị hóa dữ dằn của xã hội Việt Nam dưới ách thực dân phong kiến, chữ Nho trở thành món hàng không ai chuộng nữa, trong xu thế không thể cưỡng lại ấy tình cảnh ông đồ trở nên ngao ngán, đáng thương: Nào có ra gì cái chữ Nho. Không có người thuê viết, tức là không có người thích thú thưởng thức văn hay, chữ tốt, giấy mực của ông đồ trở nên bẽ bàng, buồn tủi, giấy buồn mực sầu.

Giấy, mực là những hình ảnh quen thuộc gắn liền với kẻ sĩ ngày xưa, giấy đỏ, là phông nền rực rỡ, nơi sinh hạ nét chữ vuông vắn, cùng với nghiên mực và bàn tay tài hoa của người viết, làm nên nghệ thuật thư pháp, một nét đẹp văn hóa đã có từ bao đời.

Thế mà nay Giấy đỏ buồn không thắm, còn Mực đọng trong nghiên sầu. Buồn sầu, vốn là tâm trạng của con người, nhưng ở đây với thủ pháp nhân hóa, Vũ Đình Liên đã thổi hồn cho những vật vô tri ấy để giấy mực cũng mang nỗi buồn sầu của tâm trạng con người.

Vì không có người thuế viết, những tờ giấy đỏ cứ phơi ra đấy chẳng ai thèm để ý nên cũng ủ ê, màu đỏ của nó trở thành vô duyên nhạt nhòa không thắm lên được. Đã từng có sắc thắm làm day dứt lòng người trong thơ, sắc thắm trong mơ ước của Hồ Xuân Hương Có phải duyên nhau thì thắm lại, sác thắm lắm lại càng chóng phai trong ca dao, còn sắc thắm ở đây lại khác. Giấy vốn là đỏ rồi, nhưng vì ủ ê, tủi hổ không thắm lên được. Giấy cũng mang nỗi buồn trĩu nặng lòng người.

Nghiên mực cũng vậy, không được chiếc bút lông chấm vào, nên mực lặng lẽ, nỗi buồn không nói, cũng đọng lại như giọt lệ khóc với nỗi sầu khôn tả.

Nỗi buồn từ lòng người đã thấm cả vào những vật vô tri. Hai thanh nặng ở chữ đọng chữ mực kết hợp với thanh bằng ở cuối câu khiến câu thơ trĩu xuống, nỗi buồn như chồng chất, dày thêm.

Với hình ảnh nhân hóa gợi cảm, cách phối thanh tài tình, khiến hai câu thơ như tiếng nấc thầm của nhà thơ, được thăng hoa từ lòng thương người và tình hoài cổ.

Đây có thế coi là hai câu tả cảnh ngụ tình tuyệt bút của Vũ Đình Liên. Thơ muốn làm cho người ta phải khóc, mình phải khóc. Phải chăng đây chính là tiếng khóc của Vũ Đình Liên về một thời đã xa nay chỉ còn vang bóng.

29 tháng 8 2021

Gạch chân đi ạ , Với lại đề bài bảo vt 8 câu thôi mà sao dài thế

5 tháng 5 2022

refer

Ca Huế chính là một hình thức sinh hoạt độc đáo của mảnh đất Huế đầy mộng mơ. Một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về ca Huế là “Ca Huế trên sông Hương” của Hà Anh Minh đã đem đến cho người đọc nhiều cảm nhận sâu sắc, tinh tế. Nhà văn đã cung cấp cho người đọc toàn bộ những hiểu biết về ca Huế. Mà đầu tiên là nguồn gốc: “Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò, hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăm tằm”. Có thể thấy, không biết từ khi nào, những điệu hò đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân trở thành một nét đặc sắc của xứ Huế thơ mộng. Đọc đến những trang văn tiếp theo, người đọc tiếp tục được khám phá nhiều hơn về ca Huế. Ca Huế là sự kết hợp hài hòa của nhạc dân gian với nhạc cung đình. Chính vì vậy, nó vừa mang âm hưởng sôi nổi, lạc quan vừa có sự tôn nghiêm, trang trọng và uy nghi. Sự kết hợp của hai âm hưởng mang tố chất đối lập đã tạo ra sự độc đáo nổi bật của Ca Huế, cả về hình thức biểu đạt lẫn sắc thái tình cảm.Bài văn trở nên chân thực hơn khi khung cảnh thiên nhiên xứ Huế mộng mơ được khắc họa: “Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục”. Trong không gian đó, người lữ khách bước xuống thuyền rồng, vừa tận hưởng những cơn gió trong lành mát rượi, vừa tắm mình dưới ánh trăng, vừa thưởng thức các làn điệu dân ca - cái tinh hoa bậc nhất của xứ Huế. Tóm lại, qua “Ca Huế trên sông Hương”, Hà Ánh Minh đã cho thấy ca Huế là một nét đẹp trong bản sắc xứ Huế, là điệu tâm hồn của người Huế. Tác phẩm đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho người đọc.

5 tháng 5 2022

ca huế trên sông hương là một hoạt động âm nhạc đa có từ lâu và trở thành 1 nét đặc trưng của văn hóa xứ huế .Để thưởng thức 1 văn bản ca huế đúng chất huế , người nghe sẽ ngồi trên thuyền rồng , lênh đênh trên dòng sông hương thơ mộng trong không gian yên tĩnh của màn đêm .Trên khoang thuyền đàn nhạc gồm đàn tránh ,đàn nguyệt ,....Khi trang đã lên cao gió mơn man nhẹ nhẹ , con thuyền trôi trên dòng sông hương thơ mộng với ca huế ngọt ngào vang lên trong không gian bốn bề . Có lẽ những điều đó làm nên sức hút riêng của ca huế mà không vùng đất nào có được .

21 tháng 4 2022

bạn tham khảo nha

Ca Huế trên sông Hương là một hình thức sinh họat văn hóa âm nhạc thanh lịch và tao nhã,mang đậm nét đặc sắc dân tộc;nhưng ko phải mấy ai cũng từng đc thưởng thức nó một lần.Qua vbản ''Ca Huế trên sông Hương'',chúng ta đã phần nào cảm nhận đc vẻ đẹp ấy.Ca Huế phong phú vs nhiều các điệu hò:hò đưa linh,hò giã gạo,...;các điệu lí:lí con sáo ,lí hoài xuận,lí hoài nam;các điệu nam:nam ai,nam bình,nam xuận;....Một nét đặc trưng riêng mà ko ở đâu có đc nữa là ca Huế đc tổ chức vào buổi tối,trên dòng sông Hương êm đềm.Trong thuyền có đủ loại nhạc cụ:đàn tranh,đàn nguyệt,đàn tì bà,....Các ca công thìăn vẩntang phục truền thống.Âm thanh ca huế bừng lên lúc thì du dg,lúc lại trầm bổng réo rắtthật xao động lòng người.Đến với ca Huế là đến với một nét vhóa đặc trưng của riêng Huế .Vì vậy ca Huế cần đc giữ gìn và phát huy.

chúc bạn học tốt nha.

https://hoc24.vn/cau-hoi/tu-12-hinh-lap-phuong-co-do-dai-moi-canh-la-1-cm-ta-co-bao-nhieu-cach-xep-thanh-hinh-hop-chu-nhat-co-chieu-cao-2-cmhay-neu-nhung-cach-ay-ra-nhanh-e.5903381840886