K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 3 2022

Tham khảo:

Lần 1:

- Ngày 20 - 11 - 1873, quân Pháp nổ súng đánh và chiếm thành Hà Nội. Từ đó, chúng nhanh chóng đánh chiếm các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Nam Định.
Lần 2:

- Ngày 3-4-1882, quân Pháp do viên đại tá Ri-vi-e chỉ huy, đã đổ bộ lên Hà Nội.

- Ngày 25-4-1882, Ri-vi-e gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Hoàng Diệu, đòi nộp khí giới và giao thành không điều kiện.

- Không đợi trả lời, quân Pháp nổ súng tấn công. Quân ta anh dũng chống trả nhưng vẫn thất bại, Tổng đốc Hoàng Diệu thắt cổ tự tử.

- Sau đó, quân Pháp nhanh chóng tỏa đi chiếm Hòn Gai, Nam Định và các tỉnh khác thuộc đồng bằng Bắc Kì.

28 tháng 3 2022

refer

. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873)

* Âm mưu của Pháp đánh ra Bắc Kì:

- Lợi dụng việc triều đình nhờ Pháp đem tàu ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp “hải phỉ”, chúng cho tên lái buôn Đuy-puy vào gây rối ở Hà Nội.

- Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy, Pháp cử Gác-ni-ê chỉ huy 200 quân kéo ra Bắc.

* Diễn biến:

- Ngày 20 - 11 - 1873, quân Pháp nổ súng đánh và chiếm thành Hà Nội. Từ đó, chúng nhanh chóng đánh chiếm các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Nam Định.

* Kết quả:

- Thực dân Pháp chiếm thành công thành Hà Nội và một số tỉnh lân cận.

 

1. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882)

a) Tình hình Việt Nam sau Hiệp ước Giáp Tuất (1874)

- Làn sóng phản đối Hiệp ước diễn ra mạnh mẽ trong quần chúng.

- Nền kinh tế kiệt quệ, nhân dân đói khổ, giặc cướp nổi lên khắp nơi.

=> Triều đình cầu cứu quân Pháp và quân Thanh đánh dẹp.

b) Âm mưu của Pháp:

- Tư bản Pháp phát triển mạnh, cần nguồn tài nguyên khoáng sản ở Bắc Kì.

- Sau Hiệp ước 1874, Pháp quyết tâm chiếm bằng được Bắc Kì, biến nước ta thành thuộc địa.

- Lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước năm 1874, tiếp tục giao thiệp với nhà Thanh, Pháp đem quân xâm lược Bắc Kì lần thứ hai.

Mục c

c) Diễn biến:

- Ngày 3 - 4 - 1882, quân Pháp do Ri-vi-e chỉ huy đã kéo ra Hà Nội khiêu khích.

- Ngày 25 - 4 - 1882, Ri-vi-e gửi tối hậu thư cho Tổng đốc thành Hà Nội là Hoàng Diệu buộc phải nộp thành. Không đợi trả lời, Pháp mở cuộc tiến công và chiếm thành Hà Nội, cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt từ sáng đến trưa, Hoàng Diệu thắt cổ tự vẫn.

- Triều đình Huế vội cầu cứu nhà Thanh, cử người ta Hà Nội thương thuyết với Pháp; ra lệnh quân ta phải rút lên mạn ngược => quân Thanh ồ ạt kéo sang nước ta, đóng ở nhiều nơi.

- Pháp nhanh chóng chiếm một số nơi khác như Hòn Gai, Nam Định và các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Kì.



 

6 tháng 4 2021

Năm 1424

Nghĩa quân rời miền núi Thanh hóa tiến vào Nghệ an

Năm 1425

Giải phóng Tân Bình- Thuận Hóa

Tháng 9.1426

Nghĩa quân chia quân làm ba đạo tiến ra Bắc

Tháng 11.1426  

Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động

10.1427

Chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang, chiến tranh kết thúc

6 tháng 4 2021

1.

Năm 1424

Nghĩa quân rời miền núi Thanh hóa tiến vào Nghệ an

Năm 1425

Giải phóng Tân Bình- Thuận Hóa

Tháng 9.1426

Nghĩa quân chia quân làm ba đạo tiến ra Bắc

Tháng 11.1426  

Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động

10.1427

Chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang, chiến tranh kết  thúc

 

2.

1. Tổ chức bộ máy chính quyền

- Sau khi đánh đuổi quân Minh ra khỏi đất nước, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, khôi phục lại quốc hiệu Đại Việt.

- Tổ chức bộ máy chính quyền: đứng đầu triều đình là vua. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức tổng chỉ huy quân đội.

- Giúp việc cho vua có các quan đại thần. Ở triều đình có sáu bộ : Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công. Ngoài ra, còn có một số cơ quan chuyên môn như Hàn lâm viện (soạn thảo công văn), Quốc sử viện (viết sử), Ngự sử đài (can gián vua và các triều thần).

- Thời Lê Thái Tổ, Thái Tông, cả nước chia làm 5 đạo; từ thời Thánh Tông, được chia lại thành 13 đạo thừa tuyên. Đứng đầu mỗi đạo  thừa tuyên là ba ti phụ trách ba mặt hoạt động khác nhau của mỗi đạo. Dưới đạo có phủ, châu, huyện và xã.

2. Tổ chức quân đội

- Quân đội được tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông”.

- Quân đội có hai bộ phận chính: quân triều đình và quân địa phương; bao gồm bộ binh, thuỷ binh, tượng binh và kị binh.

- Vũ khí có đao, kiếm, cung tên, hoả đồng, hoả pháo.

- Quân đội được luyện tập thường xuyên và bố trí canh phòng khắp nơi, nhất là những nơi hiểm yếu.

3. Luật pháp

- Vua Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành một bộ luật mới  mang tên là Quốc triều hình luật (thường gọi là  luật Hồng Đức).

- Nội dung chính của bộ luật là bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc ; bảo vệ quyền lợi của quan lại và giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến. Đặc biệt bộ luật có những điều luật bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ một số quyền của phụ nữ.

8 tháng 1
Hiện tại, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đều là những quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh. Dưới đây là một số hiểu biết về tình hình phát triển kinh tế của từng quốc gia:
1. Trung Quốc:
- Trung Quốc là quốc gia có dân số đông nhất thế giới và là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới.
- Trung Quốc đã trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới trong những năm gần đây. Đất nước này đã chuyển từ một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp sang một nền kinh tế công nghiệp hóa và dịch vụ.
- Trung Quốc có một ngành công nghiệp mạnh mẽ, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất điện tử, ô tô, hàng tiêu dùng và dệt may.
- Trung Quốc cũng là một trong những quốc gia xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới, với các thị trường xuất khẩu chính là Hoa Kỳ, Châu Âu và Châu Á.
- Về mối quan hệ với Việt Nam, Trung Quốc là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam. Hai quốc gia có một quan hệ thương mại mạnh mẽ, với việc trao đổi hàng hóa và đầu tư.
2. Nhật Bản:
- Nhật Bản là một trong những nền kinh tế phát triển nhất thế giới và là quốc gia có mức sống cao.
- Nhật Bản có một ngành công nghiệp công nghệ cao và là một trong những quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ, ô tô, điện tử và máy móc.
- Nền kinh tế Nhật Bản cũng dựa vào xuất khẩu, với các thị trường chính là Hoa Kỳ, Châu Âu và Châu Á.
- Nhật Bản có một nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn và đã đầu tư vào nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam.
- Về mối quan hệ với Việt Nam, Nhật Bản là một trong những đối tác thương mại và đầu tư quan trọng của Việt Nam. Hai quốc gia có một quan hệ hợp tác mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả kinh tế, công nghệ và văn hóa.
3. Hàn Quốc:
- Hàn Quốc là một quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh và là một trong những nền kinh tế lớn trên thế giới.
- Hàn Quốc có một ngành công nghiệp công nghệ cao, đặc biệt là trong lĩnh vực điện tử, ô tô, hàng tiêu dùng và công nghệ thông tin.
- Hàn Quốc cũng là một quốc gia xuất khẩu hàng hóa lớn, với các thị trường chính là Hoa Kỳ, Châu Âu và Châu Á.
- Hàn Quốc có một nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn và đã đầu tư vào nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam.
- Về mối quan hệ với Việt Nam, Hàn Quốc là một trong những đối tác thương mại và đầu tư quan trọng của Việt Nam. Hai quốc gia có một quan hệ hợp tác mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả kinh tế, văn hóa và giáo dục.
Tổng quan, cả ba quốc gia Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đều có mối quan hệ thương mại và đầu tư quan trọng với Việt Nam. Việt Nam đã hưởng lợi từ việc hợp tác kinh tế với các quốc gia này, đồng thời cũng đã trở thành một thị trường hấp dẫn cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư từ ba quốc gia này. 

Câu 6 

- Là loài động vật mà cơ thể có xương sống.

- Ví dụ: trâu, bò, lợn, gà.

Câu 7

- Là loài động vật mà cơ thể chúng không có xương sống.

- Ví dụ: Trùng roi, trùng giày và các động vật khác.

9 tháng 3 2022

Câu 1: Trình bày hiểu biết của em về bệnh sốt rét. Biện pháp phòng tránh bệnh sốt rét.

- Bệnh sốt rét lak căn bệnh mak có ký sinh trùng sốt rét kí sinh trên hồng cầu hoặc tb gan,... gây nên. Người bệnh sốt rét sẽ thường bị sốt theo chu kì liên tục lặp đi lặp lại. Một số trường hợp ko điều trị kịp sẽ gây tử vong

- Biên pháp : Thông đường cống rãnh, vệ sinh sạch sẽ nhà ở, phát quang bụi cây rậm, đậy kín nắp chum nước, giếng,.... ko để ao tù nước đọng, phun thuốc diệt muỗi định kì, dùng màn tẩm thuốc chống muỗi, khi phát hiện có dấu hiệu bệnh nên đi khám ngay

Câu 2:Trình bày hiểu biết của em về bệnh kiết lị. Biện pháp phòng tránh bệnh kiết lị.

- Bệnh kiết lị là do bị nhiễm trùng ruột già do vi khuẩn gây ra. Vi khuẩn xâm nhập bằng con đường ăn uống, ...... Khi người bị mắc bệnh sẽ có biểu hiện như tiêu chảy nhẹ hoặc nặng, đi vệ sinh ra phân lẫn máu, đau quặn, sốt, nguy hiểm hơn lak áp xe gan gây vỡ phổi, vỡ màng bụng,....

- Biện pháp phòng tránh : Thường xuyên rửa tay sạch trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Không nên ăn đồ của người bị bệnh vik rất dễ lây,....

Câu 3:  Nếu các đại diện thuộc các ngành thực vật: Rêu, dương xỉ, hạt trần, hạt kín.

- Đại diện Rêu : Cây rêu,...

   Đại diện Dương xỉ : Cây dương xỉ ,.....

   Đại diện Hạt trần : Cây thông, câu liễu , .....

   Đại diện Hạt kín : Cây táo, cây xoài,.....

Câu 4:  Phân biệt cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của rêu và dương xỉ.

                     Rêu                   Dương xỉ
- Có rễ giả hút nước- Có rễ thật
- Thân, lá không có mạch dẫn- Thân, lá đã có mạch dẫn
- Cơ quan sinh sản là túi bào tử sẽ phát triển thành cơ quan ss đực cái- Cơ quan sinh sản lak túi bào tử phát triển thành nguyên tản r mới phát triển thành cơ quan ss đực cái

 

19 tháng 10 2021

- Khó khăn :

+ Vũ khí trang bị của quân đội ta còn thua kém địch.

+ Bộ đội chưa có nhiều kinh nghiệm chiến đấu.

+ Lực lượng quân sự ta yếu hơn địch , chưa được nước nào công nhận , giúp đỡ.

- Sáng tạo :

+ Bộ đội ta đã tích cực tăng gia sản xuất và tận dụng nguồn vật chất thu được của địch , từng bước giải quyết khó khăn về hậu cần cho lực lượng vũ trang.

+ Từ những vũ khí thô sơ ban đầu , bộ đội ta vừa chiến đấu , lấy vũ khí của địch đánh địch , vừa tự nghiên cứu cải tiến , chế tạo vũ khí mới.

 

P/s : Có thể ai đó sẽ cần câu trả lời này =))

( Khong cần cảm ơn UvU )